Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Phần 1. 25 câu trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Câu 1. Nhân tố nào sau đây tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu nước trong sản xuất nông nghiệp?
A. Nguồn nước.
B. Sinh vật.
C. Khí hậu.
D. Đất đai.
Chọn A
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, có nhiều hệ thống sông lớn như hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Thái Bình, hệ thống sông Đồng Nai, hệ thống sông Cửu Long,... cung cấp phù sa cho đồng ruộng và nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.
Câu 2. Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn?
A. Nhiều đồng cỏ.
B. Đất màu mỡ.
C. Nguồn vốn lớn.
D. Số dân đông.
Chọn A
Nhiều đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 3. Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất nước ta?
A. Phù sa.
B. Mùn núi cao.
C. Feralit.
D. Đất cát biển.
Chọn C
Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là đất feralit chiếm khoảng 65%.
Câu 4. Khu vực nào sau đây có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta?
A. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.
C. Các vùng trung du và miền núi.
D. Các đồng bằng ở duyên hải Miền Trung.
Chọn A
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích đất phù sa ngọt lớn nhất ở nước ta hiện nay với khoảng 1,2 triệu ha.
Câu 5. Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp nào sau đây đang được khuyến khích phát triển ở nước ta?
A. Hợp tác xã nông - lâm.
B. Kinh tế hộ gia đình.
C. Nông trường quốc doanh.
D. Trang trại, đồn điền.
Chọn B
Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp đang được khuyến khích phát triển là kinh tế hộ gia đình.
Câu 6. Loại rừng nào dưới đây có thể tiến hành khai thác gỗ đi đôi với trồng mới?
A. Rừng đặc dụng.
B. Rừng quốc gia.
C. Rừng sản xuất.
D. Rừng phòng hộ.
Chọn C
Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. Vừa có thể khai thác, vừa trồng mới được.
Câu 7. Hoạt động lâm nghiệp nước ta không bao gồm
A. du lịch sinh thái.
B. khai thác gỗ, lâm sản.
C. khoanh nuôi rừng.
D. trồng và bảo vệ rừng.
Chọn A
Hoạt động lâm nghiệp nước ta bao gồm khai thác, chế biến gỗ và lâm sản; trồng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.
Câu 8. Tỉnh nào dưới đây dẫn đầu cả nước về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản?
A. Quảng Ninh.
B. Bình Thuận.
C. Cà Mau.
D. Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chọn C
Tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản là Cà Mau.
Câu 9. Rừng sản xuất là
A. các cánh rừng chắn cát.
B. các dải rừng ven biển.
C. các khu rừng đầu nguồn.
D. rừng nguyên liệu giấy.
Chọn D
Rừng sản xuất là các khu rừng nguyên liệu giấy, dùng trong công nghiệp chế biến lâm sản, đồ gia dụng, nội thất (bàn, ghế, tủ,…).
Câu 10. Ngư trường vịnh Bắc Bộ là một tên gọi khác của ngư trường nào dưới đây?
A. Cà Mau - Kiên Giang.
B. Ninh Thuận - Bình Thuận.
C. Hải Phòng - Quảng Ninh.
D. Hoàng Sa - Trường Sa.
Chọn C
Ngư trường vịnh Bắc Bộ là một tên gọi khác của ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh.
Câu 11. Vùng nào sau đây là vùng trồng nhiều cây ăn quả nhất cả nước?
A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
B. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
Chọn D
Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ là vùng trồng nhiều cây ăn quả nhất.
Câu 12. Nhân tố nào sau đây tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây trồng và vật nuôi?
A. Địa hình.
B. Khí hậu.
C. Sông ngòi.
D. Sinh vật.
Chọn A
Việt Nam có 3/4 diện tích là đồi núi, phần lớn là đồi núi thấp, một số vùng có các cao nguyên rộng lớn (Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên). Ở các khu vực đồi núi đất chủ yếu là feralit, thuận lợi quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 13. Hạn chế nào sau đây của tài nguyên nước ở nước ta?
A. Có sự phân bố khá đồng đều trên khắp cả nước.
B. Chủ yếu là nước trên mặt, không có nước ngầm.
C. Phân bố không đều theo thời gian trong một năm.
D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp, sinh hoạt.
Chọn C
Nước ta có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, có nhiều giá trị tuy nhiên phân bố không đều trong năm và thường gây lũ lụt, hạn hán gây ra thiệt hại rất lớn về người và của.
Câu 14. Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa trong một năm là nhờ có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Nguồn sinh vật phong phú.
C. Phần lớn là đất phù sa màu mỡ.
D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Chọn D
Nhờ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên ở nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong môt năm, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Hồng.
Câu 15. Tư liệu sản xuất nào sau đây không thể thay thế được của ngành nông nghiệp?
A. Khí hậu.
B. Nước.
C. Đất đai.
D. Sinh vật.
Chọn C
Đất trồng là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp.
Câu 16. Các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay ven biển,… thuộc loại rừng nào dưới đây?
A. Rừng đặc dụng.
B. Rừng nguyên sinh.
C. Rừng sản xuất.
D. Rừng phòng hộ.
Chọn D
Rừng phòng hộ là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc theo dải ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặn ven biển.
Câu 17. Hiện nay, nghề nuôi tôm phát triển mạnh nhất ở vùng nào dưới đây?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Chọn B
Hiện nay, nghề nuôi tôm phát triển mạnh nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam. Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi tôm, bao gồm hệ thống sông ngòi phong phú, đất đai phù sa màu mỡ, và khí hậu nhiệt đới ẩm.
Câu 18. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất là loại rừng nào sau đây?
A. Rừng nguyên sinh.
B. Rừng sản xuất.
C. Rừng đặc dụng.
D. Rừng phòng hộ.
Chọn B
Rừng sản xuất là rừng cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho sản xuất các vật dụng trong nhà như bàn, ghế, giường, tủ,…
Câu 19. Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn do
A. nhiều đảo, vũng, vịnh ven biển.
B. ven biển nhiều cửa sông rộng lớn.
C. có nhiều bãi triều, đầm phá rộng.
D. nhiều sông, hồ, suối, ao dày đặc.
Chọn A
Nguyên nhân chủ yếu nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn là do nước ta có nhiều đảo, vũng, vịnh,… ven biển.
Câu 20. Nghề cá ở nước ta phát triển mạnh ở vùng nào dưới đây?
A. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
B. Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Chọn C
Nghề cá ở nước ta phát triển mạnh ở các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 21. Sản lượng thủy sản nước ta tăng khá mạnh chủ yếu là do
A. đẩy mạnh đánh bắt và thời tiết thuận lợi.
B. lao động có tay nghề và sử dụng tàu lớn.
C. làng nghề đánh bắt tăng, đánh bắt xa bờ.
D. ngư cụ dần hiện đại, đẩy mạnh nuôi trồng.
Chọn D
Sản lượng thủy sản nước ta tăng khá mạnh do tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác như Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận,… Ngoài ra còn do nước ta đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản.
Câu 22. Tỉnh nào dưới đây có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn nhất nước ta?
A. Bình Thuận.
B. Cần Thơ.
C. Kiên Giang.
D. Ninh Thuận.
Chọn C
Tỉnh Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất ở Việt Nam. Kiên Giang có đường bờ biển dài, ngư trường rộng lớn và điều kiện tự nhiên thuận lợi, làm cho nghề khai thác thủy sản phát triển mạnh mẽ. Tỉnh này nổi bật với các cảng cá lớn và ngư trường phong phú, giúp tăng sản lượng khai thác thủy sản hàng năm.
Câu 23. Trong các nhân tố sau, nhân tố nào có tác động tích cực nhất đến sự phát triển ngành thuỷ sản của nước ta?
A. Những đổi mới về chính sách của Nhà nước.
B. Phát triển dịch vụ thuỷ sản, chế biến thuỷ sản.
C. Nhu cầu về mặt hàng thuỷ sản tăng nhiều nơi.
D. Nhiều phương tiện tàu thuyền, ngư cụ hiện đại.
Chọn A
Nhân tố có tác động tích cực nhất đến sự phát triển ngành thuỷ sản của nước ta là những đổi mới về chính sách của Nhà nước. Đó là hội nhập, chính sách khuyến ngư,…
Câu 24. Nền nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ do
A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa.
B. tài nguyên đất nước ta phong phú (phù sa, feralit, mùn).
C. nước ta trồng được các loại cây có nguồn gốc khác nhau.
D. lượng mưa trong năm lớn, phân bố đồng đều trong năm.
Chọn A
Nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì ở nước ta có hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao.
Câu 25. Phát biểu nào sau đây đúng với thuận lợi của khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm nước ta?
A. Lượng mưa phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
B. Tạo ra sự phân hóa đa dạng giữa các vùng miền của đất nước.
C. Tình trạng khô hạn thường xuyên diễn ra vào các mùa khô nóng.
D. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào làm cho sâu, dịch bệnh phát triển.
Chọn B
Mặt thuận lợi của khí hậu nhiệt đới ẩm là tạo ra sự phân hóa sâu sắc giữa các vùng miền của đất nước và làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao.
Phần 2. Lý thuyết Địa lí 9 Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Đang cập nhật .....
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: