Giải SBT Hóa 12 Bài 1 (Kết nối tri thức): Ester - Lipid

0.9 K

Với giải sách bài tập Hóa học 12 Bài 1: Ester - Lipid sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 12 Bài 1: Ester - Lipid

Câu 1.1 trang 5 SBT Hóa học 12: Ester đơn chức có công thức chung là

A. RCOOR'.

B. RCOOH.

C. (RCOO)2R'.

D. RCOR'.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ester đơn chức có công thức chung là RCOOR'.

Loại B vì là công thức chung của acid đơn chức.

Loại C vì là công thức chung của ester hai chức.

Loại D vì là công thức chung của ether.

Câu 1.2 trang 5 SBT Hóa học 12: Số ester có cùng công thức phân tử C3H6O2 

A. 2.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Số ester có cùng công thức phân tử C3H6O2 là 2.

Gồm: HCOOC2H5 và CH3COOCH3.

Câu 1.3 trang 5 SBT Hóa học 12: Ester được tạo bởi methanol và acetic acid có công thức cấu tạo là

A. HCOOCH3.

B. HCOOC2H5.

C. CH3COOC2H5.

D. CH3COOCH3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Phương trình hoá học:

CH3COOH + CH3OH to,xt CH3COOCH3 + H2O

Câu 1.4 trang 5 SBT Hóa học 12: Ester được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp mĩ phẩm, thực phẩm. Ester thường có mùi đặc trưng là

A. mùi hoa, quả chín.

B. mùi tanh của cá.

C. mùi tinh dầu sả, chanh.

D. mùi cồn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ester thường có mùi đặc trưng là mùi hoa, quả chín.

Câu 1.5 trang 5 SBT Hóa học 12: Thuỷ phân ester nào sau đây trong dung dịch NaOH dư thu được sodium formate?

A. CH3COOCH3.

B. CH3COOC2H5.

C. HCOOC2H5.

D. CH3COOC3H7.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Sodium formate: HCOONa.

Phương trình hoá học:

HCOOC2H5 + NaOH to HCOONa + C2H5OH

Câu 1.6 trang 5 SBT Hóa học 12: Xà phòng hoá hoàn toàn ester có công thức hoá học CH3COOC2H5 trong dung dịch KOH dư đun nóng, thu được sản phẩm gồm

A. CH3COOH và C2H5OH.

B. CH3COOK và C2H5OH.

C. C2H5COOK và CH3OH.

D. HCOOK và C3H7OH.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Phương trình hoá học:

CH3COOC2H5 + KOH to CH3COOK + C2H5OH

Câu 1.7 trang 6 SBT Hóa học 12: Chất nào sau đây không phải là chất béo?

A. (CH3COO)3C3H5.

B. (C17H35COO)3C3H5.

C. (C17H33COO)3C3H5.

D. (C15H31COO)3C3H5.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

(CH3COO)3C3H5 không phải là chất béo do CH3COO− không phải gốc của acid béo.

Câu 1.8 trang 6 SBT Hóa học 12: Trong các dầu dưới đây, dầu nào không chứa ester của acid béo và glycerol?

A. Dầu lạc (đậu phộng).

B. Dầu đậu nành.

C. Dầu dừa.

D. Dầu mỏ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Dầu mỏ có thành phần chính là hydrocarbon, không chứa ester của acid béo và glycerol.

Câu 1.9 trang 6 SBT Hóa học 12: Tính chất vật lí chung của chất béo là

A. ít tan trong nước và nhẹ hơn nước.

B. dễ tan trong nước và nhẹ hơn nước.

C. ít tan trong nước và nặng hơn nước.

D. dễ tan trong nước và nặng hơn nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Tính chất vật lí chung của chất béo là ít tan trong nước và nhẹ hơn nước.

Câu 1.10 trang 6 SBT Hóa học 12: Acid nào sau đây không thuộc loại acid béo?

A. Oleic acid.

B. Palmitic acid.

C. Stearic acid.

D. Acetic acid.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Acetic acid (CH3COOH) không phải là acid béo.

Câu 1.12 trang 6 SBT Hóa học 12: Khi để lâu trong không khí, chất béo sẽ

A. bị bay hơi.

B. bị nóng chảy.

C. có mùi khó chịu.

D. có mùi thơm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Khi để lâu trong không khí, chất béo sẽ có mùi khó chịu do bị oxi hoá chậm bởi oxygen có trong không khí.

Câu 1.11 trang 6 SBT Hóa học 12: Thuỷ phân hoàn toàn triglyceride X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được C17H35COONa và C3H5(OH)3. Công thức của X là

A. (C17H35COO)3C3H5.

B. (C17H33COO)3C3H5.

C. C17H35COOC3H5.

D. (C15H31COO)3C3H5.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Phương trình hoá học:

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH to 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

Câu 1.12 trang 6 SBT Hóa học 12: Khi để lâu trong không khí, chất béo sẽ

A. bị bay hơi.

B. bị nóng chảy.

C. có mùi khó chịu.

D. có mùi thơm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Khi để lâu trong không khí, chất béo sẽ có mùi khó chịu do bị oxi hoá chậm bởi oxygen có trong không khí.

Câu 1.13 trang 6 SBT Hóa học 12: Ester no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là

A. CnH2nO2 (n  1).

B. CnH2n + 2O2 (n  2).

C. CnH2n - 2O2 (n  2).

D. CnH2nO2 (n  2).

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Ester no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là CnH2nO2 (n  2).

Câu 1.14 trang 6 SBT Hóa học 12: Công thức cấu tạo của tristearin tạo bởi glycerol và stearic acid là

A. (C17H33COO)3C3H5.

B. (C17H35COO)3C3H5.

C. (C17H31COO)3C3H5.

D. (C15H31COO)3C3H5.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Phương trình hoá học:

3C17H35COOH + C3H5(OH)3 xt,to (C17H35COO)3C3H5 + 3H2O

Câu 1.15 trang 7 SBT Hóa học 12: Từ quả đào chín, người ta tách ra được chất A là một ester có công thức phân tử C3H6O2. Khi thuỷ phân A trong dung dịch NaOH dư, thu được sodium formate và một alcohol. Công thức của A là

A. CH3COOCH3.

B. CH3COOC2H5.

C. HCOOC2H5.

D. HCOOCH3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A là một ester có công thức phân tử C3H6Ovậy A là ester no đơn chức mạch hở.

Thuỷ phân A trong dung dịch NaOH dư, thu được sodium formate (HCOONa) vậy A là HCOOC2H5

Phương trình hoá học:

HCOOC2H5 + NaOH to HCOONa + C2H5OH

Câu 1.16 trang 7 SBT Hóa học 12: Thuỷ phân ester no trong dung dịch NaOH thường tạo thành các sản phẩm nào sau đây?

A. Aldehyde và alcohol.

B. Alcohol và sodium carboxylate.

C. Alcohol và carboxylic acid.

D. Sodium carboxylate.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Thuỷ phân ester no trong dung dịch NaOH thường tạo thành: Alcohol và sodium carboxylate.

Câu 1.17 trang 7 SBT Hóa học 12: Sáp ong do ong thợ tiết ra và xây dựng tạo thành tổ ong để lưu trữ mật ong và bảo vệ ấu trùng (nhộng). Trong sáp ong có chứa thành phần chính là triacontanyl palmitate (C15H31COOC30H61). Ester này thuộc loại

A. không no, đơn chức.

B. không no, đa chức.

C. no, đơn chức.

D. no, đa chức.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong sáp ong có chứa thành phần chính là triacontanyl palmitate (C15H31COOC30H61). Ester này thuộc loại no, đơn chức.

Câu 1.18 trang 7 SBT Hóa học 12: Thực hiện phản ứng ester hoá giữa HOOC-COOH với hỗn hợp CH3OH và C2H5OH thu được tối đa bao nhiêu ester hai chức?

A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Gồm các ester: CH3OOC-COOCH3; CH3OOC-COOC2H5; C2H5OOC-COOC2H5

Câu 1.19 trang 7 SBT Hóa học 12: Chất nào sau đây thuộc loại acid béo omega-3?

Chất nào sau đây thuộc loại acid béo omega-3 trang 7 SBT Hóa học 12

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Acid béo omega-3 là các acid béo không no với liên kết đôi đầu tiên ở vị trí số 3 khi đánh số từ nhóm methyl.

Câu 1.20 trang 7 SBT Hóa học 12:

a) Một số ester có mùi thơm, không độc, được dùng làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm,...

b) Ester thường ít tan trong nước và nhẹ hơn nước.

c) Phản ứng xà phòng hoá ethyl acetate là phản ứng thuận nghịch.

d) Trong phản ứng ester hoá giữa carboxylic acid và alcohol, nước tạo thành từ -OH trong nhóm -COOH của acid và H trong nhóm -OH của alcohol.

Lời giải:

a) Đúng.

b) Đúng.

c) Sai vì:Phản ứng xà phòng hoá ethyl acetate là phản ứng 1 chiều.

CH3COOC2H5 + NaOH to CH3COONa + C2H5OH

d) Đúng.

Câu 1.21 trang 7 SBT Hóa học 12:

a) Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

b) Chất béo là triester của glycerol với các acid đơn chức.

c) Cho dầu ăn vào nước, lắc đều, sau đó thu được dung dịch đồng nhất.

d) Phản ứng hydrogen hoá chất béo dùng để chuyển gốc acid béo không no thành gốc acid béo no.

Lời giải:

a) Đúng.

b) Sai vì chất béo là triester của glycerol với các acid béo.

c) Sai vì cho dầu ăn vào nước, lắc đều, sau đó thu được dung dịch tách lớp.

d) Đúng.

Câu 1.22 trang 8 SBT Hóa học 12:

a) Các acid béo là acid hữu cơ, có công thức chung là RCOOH trong đó R là hydrogen hoặc gốc hydrocarbon.

b) Phản ứng thuỷ phân ester trong môi trường acid là, phản ứng thuận nghịch.

c) Bơ nhân tạo được điều chế bằng phản ứng hydrogen hoá chất béo có trong mỡ động vật.

d) Các chất béo dạng rắn ở nhiệt độ phòng chứa chủ yếu các gốc acid béo no.

Lời giải:

a) Sai vì các acid béo là carboxylic acid đơn chức. Hầu hết chúng có mạch carbon dài (thường từ 12 đến 24 nguyên tử carbon), không phân nhánh và có số nguyên tử carbon chẵn.

b) Đúng.

c) Đúng.

d) Đúng.

Câu 1.23 trang 8 SBT Hóa học 12: Xà phòng hoá hoàn toàn 4,4 g ethyl acetate bằng dung dịch NaOH dư, thu được bao nhiêu gam muối sodium acetate?

Lời giải:

nCH3COOC2H5=4,488=0,05mol.

CH3COOC2H5 + NaOH to CH3COONa + C2H5OH

0,05 0,05 (mol)

Vậy mmuối = 0,05.82 = 4,1 gam.

Câu 1.24 trang 8 SBT Hóa học 12: Thực hiện phản ứng ester hoá sau: cho 0,1 mol alcohol tác dụng với 0,1 mol carboxylic acid, có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác.

Đồ thị nào sau đây biểu diễn sự thay đổi số mol (n) alcohol theo thời gian (t)?

Thực hiện phản ứng ester hoá sau: cho 0,1 mol alcohol tác dụng với 0,1 mol carboxylic acid

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Chọn đáp án C số mol của alcohol sẽ giảm dần sau đó sẽ không đổi theo thời gian.

Câu 1.25 trang 8 SBT Hóa học 12: Methyl butanoate là ester có mùi táo, thu được khi cho butanoic acid tác dụng với methyl alcohol có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác.

a) Phản ứng điều chế ester ở trên là phản ứng thuận nghịch.

b) Phản ứng trên có tên gọi là phản ứng xà phòng hoá.

c) Hiệu suất phản ứng có thể đạt tối đa là 100%.

d) Khi hệ đạt tới trạng thái cân bằng, nếu thêm nước thì lượng ester thu được sẽ tăng lên.

Lời giải:

Phương trình hoá học:

CH3CH2CH2COOH+ CH3OH xt,to CH3CH2CH2COOCH3 + H2O

a) Đúng

b) Sai phản ứng trên có tên gọi là phản ứng ester hoá.

c) Sai vì phản ứng thuận nghịch nên hiệu suất phản ứng không thể đạt tối đa là 100%.

d) Sai nếu thêm nước thì lượng ester sẽ giảm đi vì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm nước, tức cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch.

Câu 1.26 trang 8 SBT Hóa học 12: Sử dụng Hình 1.2 SGK (trang 10).

Sử dụng Hình 1.2 SGK (trang 10) trang 8 SBT Hóa học 12

a) Dầu thực vật thường có hàm lượng gốc acid béo no thấp hơn mỡ động vật.

b) Mỡ lợn có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn mỡ bò.

c) Số liên kết đôi trong gốc acid béo của dầu oliu nhiều hơn dầu hướng dương.

d) Khi thực hiện phản ứng hydrogen hoá dầu đậu nành và dầu oliu để tạo bơ thực vật, dầu oliu cần lượng hydrogen nhiều hơn.

Lời giải:

a) Đúng.

b) Đúng.

c) Sai số liên kết đôi trong gốc acid béo của dầu oliu (chiếm 86%) ít hơn dầu hướng dương (chiếm 89%).

d) Đúng.

Câu 1.27 trang 8 SBT Hóa học 12: Cho 0,1 mol butanoic acid tác dụng với 0,1 mol methyl alcohol có mặt H2SO4 đặc lảm xúc tác. Tính khối lượng ester tạo thành. (Giả thiết 67% alcohol chuyển hoá thành ester).

Lời giải:

CH3CH2CH2COOH+ CH3OH xt,to CH3CH2CH2COOCH3 + H2O

Ban đầu: 0,1 0,1 (mol)

Phản ứng: 0,067 0,067 0,067 (mol)

Kết thúc: 0,033 0,033 0,067 (mol)

Vậy khối lượng ester tạo thành là: mester=0,067.102=6,834g.

Câu 1.28 trang 9 SBT Hóa học 12: Số miligam KOH dùng để xà phòng hoá hết lượng triglyceride có trong 1 g chất béo được gọi là chỉ số ester hoá của loại chất béo đó. Tính chỉ số ester của một loại chất béo chứa 65% tristearin và 23% triolein.

Lời giải:

Giả sử có 100g chất béo vậy mtristearin =65g  ntristearin 6,5890 = 0,073 mol

và mtriolein = 23g  ntriolein = 23884= 0,026 mol

Phương trình hoá học:

(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH to 3C17H35COOK + C3H5(OH)3

0,073 0,219 mol

(C17H33COO)3C3H5 + 3KOH to3C17H33COOK + C3H5(OH)3

0,026 0,078 mol

Chỉ số ester hoá = (0,219+0,078).56.1000100=166,32

Câu 1.29 trang 9 SBT Hóa học 12: Dầu hạt hướng dương có thể được sử dụng đế làm bơ thực vật bằng phản ứng hydrogen hoá. Triacylglycerol trong dầu hạt hướng dương chứa hai gốc linoleate và một gốc oleate.

a) Viết công thức cấu tạo thu gọn của các đồng phân triacylglycerol có trong dầu hạt hướng dương.

b) Chất béo được tiêu hoá trong cơ thể qua phản ứng thuỷ phân với xúc tác enzyme lipase, tạo glycerol và acid béo tương ứng. Sử dụng một trong các đồng phân, viết phương trình hoá học của phản ứng thuỷ phân dầu hướng dương trong quá trình tiêu hoá.

c) Sử dụng một trong các đồng phân, viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi hydrogen hoá hoàn toàn dầu hướng dương để làm bơ thực vật.

Lời giải:

a) Các đồng phân triacylglycerol có trong dầu hạt hướng dương.

Dầu hạt hướng dương có thể được sử dụng đế làm bơ thực vật bằng phản ứng hydrogen hoá

b) Phương trình hoá học:

Dầu hạt hướng dương có thể được sử dụng đế làm bơ thực vật bằng phản ứng hydrogen hoá

c) Phương trình hoá học:

Dầu hạt hướng dương có thể được sử dụng đế làm bơ thực vật bằng phản ứng hydrogen hoá

Lý thuyết Ester - Lipid

I. Ester

1. Khái niệm

- Khái niệm: Khi thay nhóm OH trong nhóm carboxylic của carboxylic acid bằng nhóm OR’ thì được ester. Trong đó, R’ là gốc hydrocarbon.

- Ester đơn chức có công thức chung là R – COO – R’, trong đó R là gốc hydrocarbon hoặc nguyên tử H, R’ là gốc hydrocarbon.

2. Danh pháp

Tên gọi của ester đơn chức: Tên ester RCOOR’ = Tên gốc R’ + Tên gốc acid RCOO

Ví dụ: HCOOCH2CH2CH3: proyl methanoate hay propyl formate

3. Tính chất vật lí

- Do không có liên kết hydrogen giữa các phân tử, ester có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của carboxylic acid hoặc alcohol có cùng số nguyên tử carbon hoặc có khối lượng phân tử tương đương

- Ester là những chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường, hầu hết nhẹ hơn nước, thường ít tan trong nước. Một số ester có mùi thơm của hoa, quả chín như: ethyl butyrate có mùi dứa chín, isomayl acetate có mùi chuối chín,…

4. Tính chất hóa học

Ester bị thủy phân trong môi trường acid hoặc môi trường base. Sản phẩm thu được khác nhau tùy thuộc vào điều kiện phản ứng

a) Phản ứng thủy phân ester trong môi trường acid như HCl, H2SO4,… thường là phản ứng thuận nghịch

Ví dụ: Lý thuyết Ester - Lipid (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 6)

b) Phản ứng thủy phân trong môi trường base

Ester cũng bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch kiềm như NaOH, KOH,… Phản ứng này được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

Ví dụ: HCOOCH3 + NaOH  HCOONa + CH3OH

5. Điều chế

- Các ester thường được điều chế bằng cách đun hỗn hợp gồm carboxylic acid và alcohol sử dụng H2SO4 đặc làm xúc tác.

 Lý thuyết Ester - Lipid (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 5)

- Một số ester được điều chế bằng phương pháp khác. Chẳng hạn, trong công nghiệp, vinyl acetate được tổng hợp từ ethylene và acetic acid với sự có mặt của oxygen, sử dụng xúc tác palladium:

Lý thuyết Ester - Lipid (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 4)

6. Ứng dụng

 Lý thuyết Ester - Lipid (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 3)

II. Lipid

1. Khái niệm về lipid, chất béo, acid béo

- Lipid là các hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ không phân cực. Dựa trên cấu tạo, lipid được phân loại thành: chất béo, sáp, steroid, phospholipid,…

- Chất béo là triester (ester ba chức) của glycerol với acid béo, goi chung là triglyceride.

- Công thức cấu tạo chung của chất béo:

+ Acid béo là carboxylic acid đơn chức, hầu hết chúng có mạch carbon dài (thường từ 12 đến 24 nguyên tử carbon), không phân nhánh và có số nguyên tử carbon cchẳn.

+ Gốc hydrocarbon trong phân tử acid béo có thể là gốc no (acid béo bão hòa) hoặc không no chứa một hay nhiều liên kết đôi C=C

- Các chất béo hay gặp

 Lý thuyết Ester - Lipid (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 2)

2. Tính chất vật lí của chất béo

- Ở nhiệt độ thường, chất béo ở trạng thái lỏng hoặc rắn. Khi trong phân tử chất béo chứa nhiều gốc aicd béo no thì chất béo thường ở trạng thái rắn như mỡ lợn, mỡ bò, mỡ cừu,… Khi trong phân tử chất béo chứa nhiều gốc acid béo không no thì chúng thường ở trạng thái lỏng như dầu lạc, dầu vừng, dầu cá,…

- Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước, dễ tan trong các dung môi hữu cơ ít phân cực hoặc không phân cực

3. Tính chất hóa học của chất béo

a) Phản ứng hydrogen hóa

các chất béo có gốc acid không no có thể phản ứng với hydrogen (khi có mặt xúc tác ở điều kiện thích hợp), tạo thành chất béo chứa gốc acid no

 Lý thuyết Ester - Lipid (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 1)

b) Phản ứng oxi hóa chất béo bởi oxygen không khí

Khi để lâu trong không khí, các gốc acid béo không no trong chất béo có thể bị oxi hóa chậm bởi oxygen, tạo thành các chất có mùi khó chịu. Đây là nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ bị ôi.

4. Ứng dụng của chất béo và acid béo

Chất béo là thức ăn quan trọng của con người. Trong cơ thể, chất béo bị oxi hóa thành COvà H2O, giải phóng năng lượng cho cơ thể. Chất béo dư thừa được tích lũy vào các mô mỡ.

- Acid béo omega – 3 và omega – 6 đều có lợi cho sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa các bệnh về tim, động mạch vành, trong đó α- linolenic acid và linoleic acid là hai acid béo thiết yếu vì cơ thể không tự tổng hợp được mà phải lấy từ nguồn thực phẩm bên ngoài.

Xem thêm các bài giải SBT Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá