Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 sách Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THTP dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng đón xem:
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn lớp 12
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
I. ĐỌC HIỂU (6đ)
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi kế tiếp
TÌNH ĐÃ CHẾT
(Thomas Moore)
Thôi vĩnh biệt! Cho dù em vẫn đẹp
Nhưng tình yêu không trở lại bao giờ
Hồn hoang vu, lòng chân thành đã khép
Có nghĩa là tình đã chết trong ta.
Dù lời em ngọt ngào như đường mật
Đâu dễ gì quyến rũ được lòng anh
Nhưng đôi mắt vẫn nhìn anh chân thật
Biết làm sao không tin được cho đành!
Nhưng mà thôi, bây giờ, xin vĩnh biệt!
Em dù xinh nhưng chẳng của ngày xưa
Hồn hoang vu lòng chân thành đã khép
Tình ngọt ngào, tình đã chết trong ta.
Đôi mắt em như ngôi sao không đổi
Giữa trời xanh vẫn nhấp nháy gọi mời
Đôi má hồng kia dường như vẫn đợi
Chuyển màu hồng thành trắng, bạc như vôi.
Chỉ con tim em bây giờ phụ bạc
Cứ nói những lời gian dối không thôi
Tình vẫn sống ở một nơi nào khác
Nhưng trong tim, than ôi, đã chết rồi!
Thế mà Nên em ạ, bây giờ, xin vĩnh biệt!
Em dù xinh nhưng chẳng của ngày xưa
Hồn hoang vu, lòng chân thành đã khép
Tình ngọt ngào giờ đã chết trong ta.
* Thomas Moore (1779 – 1852) là nhà thơ, nhạc sĩ, nhà kinh tế Ireland, sinh ở Dublin, Ireland trong một gia đình buôn bán nhỏ theo đạo Tin lành. Ông tốt nghiệp trường Trinity College năm 1798 ở Dublin. Năm 1799, ông sang London. Năm 1800, ông in bản dịch thơ Anacreon, tập thơ Poems by the late Thomas Little (Thơ của Thomas Little đã quá cố) và trở thành một người nổi tiếng.
Câu 1. Xác định đề tài và cảm xúc chủ đạo, chủ thể trữ tình của bài thơ (0,5đ)
Câu 2. Xác định trạng thái cảm xúc của nhân vật “ta” trong bài thơ. Phân tích cách diễn tả/ thể hiện những trạng thái cảm xúc đó (0,5đ)
Câu 3. Vì sao hồn “ta” hoang vu, tình đã chết? Phân tích nhân vật “em” để làm rõ điều đó (1,5đ)
Câu 4. Những dòng thơ nào, từ ngữ nào cho thấy mâu thuẫn đang diễn ra trong lòng nhân vật “ta”? Đó là mâu thuẫn gì? Chúng giúp độc giả hiểu thêm điều gì về nhân vật “ta”? (1,5đ)
II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. Nêu chủ đề của bài thơ. Chia sẻ suy nghĩ của em về quan điểm tình yêu thể hiện trong bài thơ (trả lời bằng đoạn văn 200 chữ) (2đ)
Câu 2. Từ văn bản đọc hiểu Tình đã chết (Thomas Moore) ở phần Đọc hiểu, em hãy viết văn bản (600 chữ) bàn luận và thể hiện quan điểm của mình về lòng chung thủy trong tình yêu đôi lứa của thanh niên ngày nay. (4đ)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (0,5 điểm)
- Đề tài: Tình yêu
- Cảm xúc bao trùm: buồn, đau và thất vọng
- Chủ thể trữ tình là người đang suy tư về tình yêu
+ Niềm tin, lòng thủy chung trong tình yêu
+ Nỗi đau khổ, thất vọng khi tình yêu không còn niềm tin
Câu 2 (0,5 điểm)
- Những dòng thơ diễn tả trạng thái cảm xúc:
Hồn hoang vu, lòng chân thành đã khép
Có nghĩa là tình đã chết trong ta
Hồn hoang vu lòng chân thành đã khép
Tình ngọt ngào, tình đã chết trong ta
Nhưng trong tim, than ôi, đã chết rồi!
Hồn hoang vu, lòng chân thành đã khép
Tình ngọt ngào giờ đã chết trong ta
→ Tâm hồn trống trải, hoang vắng với trạng thái cảm xúc đau đớn tột độ
→ Trái tim đau đớn đang rỉ máu đã đóng khép với tình yêu, một trái tim đã chết.
- Cách diễn tả/ thể hiện những trạng thái cảm xúc
+ Bộc bạch trực tiếp tới 3 lần: lòng chân thành đã khép – Tình đã chết trong ta
- Hồn hoang vu.
+ Câu cảm thán: “Nhưng trong tim, than ôi, đã chết rồi!”.
+ Khẳng định hai lần: “Tình ngọt ngào, tình đã chết trong ta/ Tình ngọt ngào giờ đã chết trong ta.
→ Nỗi đau của trái tim đang yêu được thể hiện qua những cung bậc cụ thể: lòng chân thành đã khép → tình đã chết.
→ Các điệp ngữ (“hồn hoang vu", “đã chết”), điệp cấu trúc câu; hàng loạt điệp
khúc trở đi trở lại, trải dọc bài thơ khiến tác phẩm ngập tràn nỗi đau đớn của của trái tim đang yêu, yêu say đắm nay khô cằn, hoang vắng và chết khi không còn tình yêu, không còn niềm tin vào người mình yêu.
Câu 3 (1,5 điểm)
– Em rất xinh đẹp, quyến rũ: Đôi mắt em như ngôi sao nhấp nháy; Đôi má hồng; lời em ngọt ngào như đường mật,...
– Em của hiện tại đã thay đổi, em không chung thuỷ.
+ Đôi má hồng kia dường như vẫn đợi
Chuyển màu hồng thành trắng, bạc như vôi.
+ Chỉ con tim em bây giờ phụ bạc
Cứ nói những lời gian dối không thôi
→ Em xuất hiện trong sự tương phản gay gắt giữa nhan sắc với tâm hồn: nhan sắc tuyệt đẹp vô cùng quyến rũ >< con tim phụ bạc, gian dối.
→ Sự gian dối, phụ bạc đã giết chết vẻ đẹp của em trong ta: Em nay là kẻ bạc như vôi, là màu trắng (chuyển màu hồng thành trắng) tang thương, đau đớn, vô nghĩa trong “ta.
→ Nhân vật “em” xuất hiện trong cảm xúc, trong nỗi đau của “ta” thật sinh động rõ nét: có vẻ ngoài tươi tắn rạng ngời, nói năng ngọt ngào nhưng là kẻ giả dối, phụ bạc. Em càng xinh đẹp, quyển rũ, sự giả dối trong em càng rõ nét hơn. Điều đó làm hồn “ta” hoang vu, tình đã chết.
Câu 4 (1,5 điểm)
* Những dòng thơ, từ ngữ cho thấy mâu thuẫn:
- “Em dù xinh nhưng chẳng của ngày xưa xuất hiện hai lần trong tác phẩm, ở dòng thơ thứ của khổ thơ thứ, thứ 6 của bài thơ.
- Từ “những”, “cho dừ”, “nhưng”, vẫn xuất hiện nhiều lần diễn tả những sự đối lập mâu thuẫn trong tâm hồn nhà thơ: em đẹp – em đã thay đổi, em không còn là em của ngày xưa; em không chung thuỷ; anh vẫn ngắm nhìn em nhưng không thể yêu em nữa, phải dằn lòng quên em.
*Hiểu thêm nhân vật “ta”
- Đã từng yêu say đắm một cô gái xinh đẹp kiều diễm và quyến rũ.
- Đang phải dằn lòng để chối từ tình yêu không chung thuỷ.
- Là người có quan niệm đúng đắn về tình yêu: tình yêu phải chân thành, không giả dối; mất niềm tin là mất tình yêu; giá trị đáng quý nhất ở cô gái chính là tình yêu Thuỷ chung, chân thành.
II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
– Chủ đề: Sự giả dối, phản bội sẽ giết chết tình yêu/ Chỉ có tình yêu khi có niềm
tin, sự chung thuỷ và tình cảm chân thành.
– Xác định quan điểm tình yêu trong bài thơ. (Học sinh tự suy luận, đúc rút.)
– Triển khai đoạn văn bản:
+ Rõ cấu trúc (mở, thân, kết)
+ Thể hiện mạch lạc suy nghĩ, quan điểm của cá nhân về tình yêu (sự chung
thuỷ, nỗi đau của con người khi tình yêu chết).
Câu 2. (4đ)
Từ văn bản đọc hiểu Tình đã chết (Thomas Moore) ở phần Đọc hiểu, em hãy viết văn bản (600 chữ) bàn luận và thể hiện quan điểm của mình về lòng chung thủy trong tình yêu đôi lứa của thanh niên ngày nay. |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
0,5 |
- Giới thiệu vấn đề nghị luận và tác phẩm liên quan Tình đã chết (Thomas Moore) - Nêu khái quát: Tính cấp thiết vấn đề đối với tuổi trẻ |
Thân bài |
3,0 |
* Về vấn đề từ văn bản đọc - Về nỗi đau khổ của nhân vật “ta” (vì mất niềm tin, bị phản bội) - Về tình yêu thiếu sự chân thành của nhân vật “em” - Về tình yêu thiếu sự chân thành của nhân vật “em” - Về quan điểm tình yêu của “ta” * Nêu khái niệm và bàn luận về lòng chung thủy trong tình yêu đôi lứa: - Biểu hiện của lòng chung thủy trong tình yêu (lí lẽ, dẫn chứng,…) - Biểu hiện của sự giả dối, không chung thủy và những hệ lụy của nó trong đời sống hiện đại (dẫn chứng từ thực tiễn) *Quan niệm, chính kiến của bản thân: - Về lòng chung thủy trong tình yêu - Ứng xử khi phải đối mặt với sự giả dối, mất niềm tin trong tình yêu |
Kết bài |
0,25 |
- Nhận thức của cá nhân về vấn đề - Hành động của cá nhân (trong tình huống giả định) |
Yêu cầu khác |
0,25 |
- Sử dụng các thao tác phân tích so sánh, chứng minh, bình luận - Dẫn chứng phù hợp với lí lẽ, luận điểm |
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn lớp 12
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 2)
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu:
Mong manh nhất không phải là tơ trời
Không phải nụ hồng
Không phải sương mai
Không phải cơn mơ vừa chập chờn đã thức
Anh đã biết một điều mong manh nhất
Là tình yêu
Là tình yêu đấy em!
Tình yêu
Vừa buổi sáng nắng lên
Đã u ám cơn mưa chiều dữ dội
Ta chạy tìm nhau...
Em vừa ập vào anh...
Như cơn giông ập tới
Đã như sóng xô bờ, sóng lại ngược ra khơi
Không phải đâu em, không phải tơ trời
Không phải mây hoàng hôn
Chợt hồng...chợt tím...
Ta cầm tình yêu như đứa trẻ cầm chiếc cốc pha lê
Khẽ vụng dại...là thế thôi...tan biến
Anh cầu mong không phải bây giờ
Mà khi tóc đã hoa râm
Khi mái đầu đã bạc
Khi ta đi qua những giông-bão-biển-bờ
Còn thấy tựa bên vai mình
Một tình yêu không thất lạc
(Không phải tơ trời, không phải sương mai, Đỗ Trung Quân, NXB Văn hóa, 1988)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình của văn bản trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Liệt kê những hình ảnh hiện thân cho điều mong manh mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích?
Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Ta cầm tình yêu như đứa trẻ cầm chiếc cốc pha lê
Khẽ vụng dại...là thế thôi...tan biến
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị có nhận xét gì về quan niệm của tác giả được thể hiện trong khổ thơ cuối?
Câu 5 (1,0 điểm): Nêu những thông điệp mà anh/chị có thể rút ra được từ văn bản trên.
Phần 2: Viết (5.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích và so sánh hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
Thể thơ: Tự do. Nhân vật trữ tình: Anh. |
1,0 điểm |
2 |
Những hình ảnh hiện thân cho những điều mong manh: tơ trời, nụ hồng, sương mai, cơn mơ, tình yêu. |
1,0 điểm |
3 |
- Có thể hiểu về nội dung của các dòng thơ: +Tình yêu đến trong trẻo tinh khiết nhưng cũng dễ tan vỡ và con người đến với tình yêu bằng trái tim ngây thơ khờ dại. + Ẩn chứa trong dòng thơ là sự trân trọng nâng niu giữ gìn những khoảnh khắc đẹp của tình yêu. |
1,0 điểm |
4 |
- Quan niệm của tác giả: Nhân vật trữ tình mong ước có một tình yêu mãnh mẽ, mạnh liệt: Tình yêu ấy có thể vượt qua sự thử thách của thời gian, có thể đi qua những giông tố của cuộc đời. - Nhận xét: Đây là một quan niệm đúng đắn về một tình yêu chân chính. Quan niệm này chứng tỏ tác giả là người có niềm tin mãnh liệt vào 1 tình yêu bền chặt, có sức sống. |
1,0 điểm |
5 |
Thông điệp từ văn bản: - Cuộc sống sẽ thật sự vô nghĩa nếu không có tình yêu. - Tình yêu thật đẹp nhưng cũng thật mong manh, dễ tan vỡ. - Hãy luôn có niềm tin vào một tình yêu trong sáng, vĩnh cửu. |
1,0 điểm |
Phần 2: Viết (5.0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,5 điểm |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích và so sánh hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính. |
0,5 điểm |
|
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: a. Mở bài - Tổng quan về chủ đề liên quan đến những người lính cách mạng. - Đồng thời, giới thiệu tổng quan về hai bài thơ mang tên "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về Tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. - Mục tiêu của phân tích là so sánh hình ảnh của người lính cách mạng được miêu tả trong hai bài thơ trên. b. Thân bài * Giống nhau - Cả hai bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về Tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật chung điểm tương đồng trong việc miêu tả hình ảnh của người lính cách mạng: + Cả hai bài thơ đều khắc họa những con người mang trong mình vẻ đẹp đáng quý, đáng trân trọng. Những người lính này được tạo dựng như những người có nghị lực và ý chí vững mạnh, luôn sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và thử thách bằng niềm tin và tinh thần lạc quan. + Trong bài thơ "Đồng chí", Chính Hữu đã tái hiện sự gian khổ và thiếu thốn mà những người lính đã phải đối mặt. Nhưng họ đã vượt lên trên tất cả bằng một nụ cười, nét vẽ "miệng cười buốt giá" trở thành biểu tượng cho sức mạnh và sự kiên cường của họ. + Trong bài thơ "Bài thơ về Tiểu đội xe không kính", hình ảnh "bụi" và "mưa" có ý nghĩa tả thực, nhưng nó cũng mang trong mình ý nghĩa biểu tượng của những khó khăn. Tuy nhiên, những người lính đã vượt qua tất cả bằng ý chí và nghị lực, như được thể hiện qua việc sử dụng cấu trúc "không có... ừ thì..." và hàng loạt hình ảnh như "phì phèo châm điếu thuốc", "nhìn nhau mặt lấm cười ha ha". - Cả hai bài thơ "Đồng chí" và "Bài thơ về Tiểu đội xe không kính" đều thể hiện sự gắn bó và bền chặt của tình đồng chí, đồng đội. + Trong bài thơ "Đồng chí", người lính hiểu rõ nhau và chia sẻ mọi niềm đau, suy nghĩ. Hình ảnh "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" tượng trưng cho tình đồng chí sâu sắc và gắn bó của họ. + Trong "Bài thơ về Tiểu đội xe không kính", dù trên chặng đường gian nan và vất vả, những người lính gặp nhau chỉ trong một thoáng chốc, nhưng họ trao nhau những cái bắt tay ấm áp, biểu thị mối quan hệ đồng đội chặt chẽ. Đối với họ, những người cùng chung bát đũa không chỉ là đồng đội mà còn là gia đình. + Cả hai bài thơ đều sự chủ động, ung dung và sẵn sàng chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược. + Trong "Đồng chí", hình ảnh người lính đứng ngay từ đầu, không chờ đợi kẻ thù đến gần, mà tự tin và mạnh mẽ đối mặt với họ, không hề có sự lo lắng hay sợ hãi. + "Bài thơ về Tiểu đội xe không kính" nhấn mạnh tư thế hiên ngang của người lính thông qua việc sử dụng các câu như "nhìn đất", "nhìn trời", "nhìn thẳng",... Điều này cho thấy tính quyết tâm và sẵn sàng chiến đấu của họ trước mặt kẻ thù. Tóm lại, cả hai bài thơ đều thể hiện sự gắn bó đồng đội và tư thế chủ động, ung dung, sẵn sàng chiến đấu của người lính cách mạng. * Khác nhau - Hoàn cảnh xuất thân: Trong bài thơ "Đồng chí", những người lính xuất thân từ những người nông dân, đến từ các vùng quê khác nhau. Trong "Bài thơ về Tiểu đội xe không kính", những người lính có nguồn gốc là những tri thức trẻ. - Hình ảnh của người lính trong "Đồng chí" được miêu tả với sự mộc mạc, chân chất, phản ánh xuất thân từ những người nông dân. Trong khi đó, trong "Bài thơ về Tiểu đội xe không kính", họ hiện lên với vẻ trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch và hài hước. * Lí giải nguyên nhân - Giống nhau: Cả hai bài thơ đều viết về đề tài người lính và tôn vinh những vẻ đẹp vốn có của họ. - Khác nhau: + Đặc trưng văn học: Văn học là lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo và sự độc đáo, không chấp nhận việc sao chép hay lặp lại. + Hoàn cảnh ra đời của hai tác phẩm: Bài thơ "Đồng chí" ra đời vào năm 1948, trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" ra đời vào năm 1969, trong giai đoạn khốc liệt và tàn ác nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. c. Kết bài Khẳng định lại hình tượng người lính trong hai bài thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân. |
3,0 điểm |
|
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 điểm |
|
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 điểm
|