Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Các phép liên kết trong văn bản: Định nghĩa, ví dụ minh họa giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Các phép liên kết trong văn bản: Định nghĩa, ví dụ minh họa
1. Định nghĩa phép liên kết là gì?
Phép liên kết là dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau nhưng cùng chỉ một đối tượng người, vật, hiện tượng....để thay thế cho nhau ở những câu khác nhau, từ đó tạo ra sự liên kết câu giữa chúng.
Liên kết chính là sự kết nối các câu, các đoạn trong đoạn văn một cách tự nhiên hợp lý, llàmcho văn bản trở nên có nghĩa và dễ hiểu hơn. Lien kết có vai trò vô cùng quan trọng, nếu muốn có một đoạn văn hay mà mạch lạc thì người viết phải thể hiện được sự thống nhất của từng câu từng đoạn trong bài văn đó, khi đó mới có thể tạo ra cảm xúc cho bài viết. Phép liên kết giúp cho chúng ta có thể dẫn dắc người đọc đi từ nội dung này sang nội dung khác một cách hợp lý.
2. Các phép liên kết
a. Liên kết nội dung
– Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề).
– Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lôgic).
b. Liên kết hình thức
Các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:
– Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ);
Ví dụ: Trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu. Ông để râu cho khác hẳn với tụi huyện bọn trẻ nhãi. Nguyên là cái mặt ông nhỏ, mà có lẽ vì ông béo quá, nên lỗ chân lông căng ra, căng thẳng quá, đến nỗi râu không có chỗ nào lách ra ngoài được.
– Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng);
– Sử dụng ở các câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế);
Ví dụ: Lan là cô hàng xóm nhà tôi. Nhà cô ấy có một vườn hoa rất đẹp.
– Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối).
Ví dụ 1:
Một ông bố đang đọc tạp chí và cô con gái nhỏ của ông cứ làm ông phân tâm mãi.
Để làm cho cô bé bận rộn, ông xé một trang in bản đồ thế giới ra. Ông ta xé nó ra từng mảnh và yêu cầu cô con gái đi vào phòng và xếp chúng lại thành một bản đồ hoàn chỉnh.
Ông chắc mẩm rằng cô bé sẽ mất cả ngày để hoàn tất nó. Nhưng chỉ sau vài phút cô bé đã quay trở lại với tấm bản đồ hoàn hảo ……
Khi ông bố ngạc nhiên hỏi tại sao cô bé có thể xếp nhanh như vậy, cô bé đáp, “Oh …. Cha, có một khuôn mặt của một người đàn ông ở phía bên kia của tờ giấy ….con chỉ việc xếp theo gương mặt đó và sau đó con có được bản đồ hoàn chỉnh!”
(Hành trang cuộc sống – Quà tặng cuộc sống)
Ví dụ 2: Hôm sau, vua ra cửa Đông chờ đợi, chợt thấy một con rùa vàng từ phương đông lại, nổi lên mặt nước, nói sõi tiếng người, tự xưng là sứ Thanh Giang, thông tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần. Vua mừng rỡ nói: “Điều đó chính cụ già đã báo cho ta biết trước”. Bèn dùng xe bằng vàng ruớc vào trong thành.
(Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ)
Ví dụ 3: Một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Họ chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. Rồi hai anh em lấy vợ. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em.
Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. Thấy thế người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho em ở riêng.
Người anh chỉ chia cho em một gian nhà lụp xụp ở trước cửa có cây khế ngọt. Còn người anh có bao nhiêu ruộng đều cho làm rẽ, ngồi hưởng sung sướng với vợ. Thấy em không ca thán, lại cho là đần độn, không đi lại với em nữa.
(Cây khế – Truyện cổ tích).