TOP 20 bài Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học lớp 10 SIÊU HAY

1.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học Ngữ văn 10 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học

TOP 20 bài Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học lớp 10 SIÊU HAY (ảnh 2)

Đề bài: Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học

Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học - Mẫu 1

Trong nền thơ ca dân tộc có nhiều bài thơ tuyệt hay nói về mùa thu. Riêng Nguyễn Khuyến đã có chùm thơ ba bài: Thu vịnh, Thu ẩm và Thu điếu. Bài thơ nào cũng hay, cũng đẹp cho thấy một tình quê dào dạt. Riêng bài "Thu điếu", nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định là "điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam". "Thu điếu" là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc: Cảnh đẹp mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết.

"Thu điếu" được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ tinh tế, hình tượng và biểu cảm. Cảnh thu, trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của Nguyễn Khuyến.

Hai câu đầu nói về ao thu và chiếc thuyền câu. Nước ao "trong veo" toả hơi thu "lạnh lẽo". Sương khói mùa thu như bao trùm cảnh vật. Nước ao thu đã trong lại trong thêm, khí thu lành lạnh lại trở nên"lạnh lẽo". Trên mặt nước hiện lên thấp thoáng một chiếc thuyền câu rất bé nhỏ - "bé tẻo teo". Cái ao và chiếc thuyền câu là hình ảnh trung tâm của bài thơ, cũng là hình ảnh bình dị, thân thuộc, đáng yêu của quê nhà. Theo Xuân Diệu cho biết vùng đồng chiêm trũng Bình Lục, Hà Nam có cơ man nào là ao, nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà "bé tẻo teo":

"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo".

Các từ ngữ: "lạnh lẽo", "trong veo", "bé tẻo teo" gợi tả đường nét, dáng hình, màu sắc của cảnh vật, sắc nước mùa thu; âm vang lời thơ như tiếng thu, hồn thu vọng về.

Hai câu thơ tiếp theo trong phần thực là những nét vẽ tài hoạ làm rõ thêm cái hồn của cảnh thu:

"Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo".

Màu "biếc" của sóng hoà hợp với sắc "vàng" của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ mà lộng lẫy. Nghệ thuật đối trong phần thực rất điêu luyện, "lá vàng" với "sóng biếc", tốc độ "vèo" của lá bay tương ứng với mức độ "tí" của sóng gợn. Nhà thơ Tản Đà đã hết lời ca ngợi chữ "vèo" trong thơ của Nguyễn Khuyến. Ông đã nói một đời thơ của mình may ra mới có được một câu thơ vừa ý trong bài "Cảm thu, tiễn thu", "Vèo trông lá rụng đầy sân".

Hai câu luận mở rộng không gian miêu tả. Bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời "xanh ngắt" với những tầng mây "lơ lửng" trôi theo chiều gió nhẹ. Trong chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc trời thu là "xanh ngắt":

-  "Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

(Thu vịnh)

- "Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt".

(Thu ẩm)

- "Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt".

(Thu điếu)

"Xanh ngắt" là xanh mà có chiều sâu. Trời thu không mây (mây xám), mà xanh ngắt một màu thăm thẳm. Xanh ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá. Thế rồi, ông lơ đãng đưa mắt nhìn về bốn phía làng quê. Hình như người dân quê đã ra đồng hết. Xóm thôn vắng lặng, vắng teo. Mọi con đường quanh co, hun hút, không một bóng người qua lại:

"Ngõ trúc quanh co khách vắng teo".

Cảnh vật êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang chìm trong giấc mộng mùa thu. Tất cả cảnh vật từ mặt nước "ao thu lạnh lẽo" đến "chiếc thuyền câu bé tẻo teo", từ "sống biếc" đến "lá vàng", từ"tầng mây lơ lửng đến "ngõ trúc quanh co" hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh,... có khi thoáng chút bâng khuâng, man mác, nhưng rất gần gũi, thân thiết với mỗi con người Việt Nam. Phong cảnh thiên nhiên của mùa thu quê hương sao đáng yêu thế!

Cái ý vị của bài thơ "Thu điếu" là ở hai câu kết:

"Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo".

"Tựa gối ôm cần" là tư thế của người câu cá cũng là một tâm thế nhàn của nhà thơ đã thoát vòng danh lợi. Cái âm thanh"cá đâu đớp động", nhất là từ "đâu" gợi lên sự mơ hồ, xa vắng và chợt tỉnh. Người câu cá ở đây chính là nhà thơ, một ông quan to triều Nguyễn, yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc, không cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp đã cáo bệnh, từ quan. Đằng sau câu chữ hiện lên một nhà nho thanh bạch trốn đời đi ở ẩn. Đang ôm cần đi câu cá nhưng tâm hồn nhà thơ đang đắm chìm trong giấc mộng mùa thu, bỗng chợt tỉnh trở về thực tại khi "Cá đâu đớp động dưới chân bèo". Cho nên cảnh vật ao thu, trời thu êm đềm, vắng lặng như chính nỗi lòng của nhà thơ vậy - buồn cô đơn và trống vắng.

Âm thanh tiếng cá "đớp động dưới chân bèo" đã làm nổi bật khung cảnh tịch mịch của chiếc ao thu. Cảnh vật như luôn luôn quấn quýt với tình người. Thiên nhiên đối với Nguyễn Khuyến như một bầu bạn tri kỉ. Ông đã trang trải tình cảm, gửi gắm tâm hồn, tìm lời an ủi ở thiên nhiên, ở sắc "vàng" của lá thu, ở màu "xanh ngắt" của bầu trời thu, ở làn "sóng biếc" trên mặt ao thu "lạnh lẽo"...

Thật vậy, "Thu điếu" là một bài thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, những nét vẽ xa gần, tinh tế gợi cảm. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa "vèo" trong làn gió thu, tiếng cá "đớp động" chân bèo - đó là tiếng thu dân dã, thân thuộc của đồng quê đã khơi gợi trong lòng chúng ta bao hoài niệm đẹp về quê hương đất nước.

Nghệ thuật gieo vần của Nguyễn Khuyến rất độc đáo. Vần "eo" đi vào bài thơ rất tự nhiên thoải mái, để lại ấn tượng khó quên cho người đọc; âm hưởng của những vần thơ như cuốn hút chúng ta: trong veo - bé tẻo teo - đưa vèo - vắng teo - chân bèo. Thi si Xuân Diệu đã từng viết: "Cái thú vị của bài "Thu điếu" ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi"...

Thơ là sự cách điệu tâm hồn. Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình quê nồng hậu. Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọc "Thu điếu", "Thu vịnh", "Thu ẩm", chúng ta yêu thêm mùa thu quê hương, yêu thêm xóm thôn đồng nội, đất nước. Với Nguyễn Khuyến, tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam.

Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học - Mẫu 2

Thạch Lam cây bút văn xuôi lãng mạn tiêu biểu của văn học 1930 – 1945, các sáng tác của ông tập trung đi sâu khai thác vào cuộc sống đời thường, bình dị. Với những tác phẩm thường “truyện không có truyện” nhưng lại để lại những dư âm sâu sắc trong lòng người đọc về vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn con người. Một trong những tác phẩm được đánh giá “truyện không có truyện” của Thạch Lam, không thể không kể đến truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”.

Câu chuyện kể về Thanh – một chàng trai mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Chàng lên tỉnh đi làm rồi hằng năm có dịp nghỉ phép sẽ về thăm quê. Lần trở về lần này đã cách kỉ nghỉ trước 2 năm, vì vậy Thanh mang trong mình nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết.

Quê hương đối với mỗi con người là mái ấm không bao giờ có thể quên. Và Thanh cũng vậy! Dù xa nhà 2 năm nhưng khi trở về, chàng cảm thấy bình yên và quen thuộc đến lạ. Căn nhà với thửa vườn như một nơi mát mẻ và hiền lành luôn sẵn sàng dang tay đón chờ Thanh. Có thể nói, dù lên tỉnh làm việc nhưng cuộc sống chốn phồn hoa đô thị không khiến chàng trai ấy thay tính đổi nết. Vẫn là một con người hiền lành, trân quý những điều giản dị và yêu thương mái ấm gia đình mình dù còn nghèo khó. Đó chính là phẩm chất cao đẹp của Thanh. Quê hương không chỉ là nơi con người “đi để trở về” mà còn là như một làn suối thanh mát làm thanh sạch tâm hồn.

Hơn hết, vì mồ côi cha mẹ từ bé, Thanh rất yêu và hiếu thảo với bà của mình. Với bà, Thanh vẫn như một chàng trai bé bỏng, để bà săn sóc, vỗ về. Nghe tiếng bà đi vào. Thanh nằm yên giả vờ ngủ. Thanh nằm yên cảm nhận bà ở bên mình quạt nhẹ trên mái tóc, cảm giác như được trở về những ngày thơ ấu. Chàng không dám động đậy, có lẽ để tận hưởng thêm những giây phút hạnh phúc ấy. Được bà yêu thương vỗ về, Thanh cảm động gần ứa nước mắt. Với Thanh, bà là tất cả. Chàng cố gắng học tập, làm việc cũng chỉ mong được báo đáp những tình cảm bag dành cho mình.

Ở quê hương, dưới bóng hoàng lan, không chỉ có bà, Thanh còn có một mối tình trong sáng, đơn sơ, giản dị. Đó là những tình cảm trong sáng đầu đời dành cho Nga – cô gái hàng xóm. Thấy Nga, Thanh vui vẻ gọi. Chàng nhìn cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ. Đối với chàng, Nga như một người thân mật. Thanh rủ Nga đi nhặt hoàng lan rơi, hai người có không gian riêng tư để hoài niệm những kí ức tươi đẹp. Thanh thấy quả tim đập nhẹ nhàng. Trước sự bày tỏ của Nga, Thanh chẳng biết nói gì, chàng vít một cành lan hái cho Nga như thay cho lời muốn nói. Đoá hoa ấy phải chăng như một lời ước hẹn thầm kín giữa hai người? Thế nhưng, cuộc đoàn tự không được bao lâu, Thanh sớm phải quay lại thành phố. Khi rời đi, chàng còn đứng lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn đầy lưu luyến. Chàng không trực tiếp chào Nga, có lẽ vì sợ sự lưu luyến khiến chàng không làm chủ được lòng mình. Chàng bước đi nửa buồn mà nửa vui. Buồn vì phải xa bà, xa quê và xa người con gái ấy. Nhưng cũng vui vì một chút tình cảm đã được nhen nhóm trong lòng. Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Nơi ấy có bà, có Nga và có cây hoàng lan của hai người. Và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Đó là tình yêu và niềm tin mà Thanh dành cho Nga.

Bên cạnh nhân vật chính là Thanh, hình ảnh người bà trong truyện ngắn hiện lên mang theo bóng hình người phụ nữ Việt Nam. Một con người tần tảo, hi sinh, vị tha, hết lòng vì gia đình. Bà không chỉ là bà mà còn là cha, là mẹ, là trụ cột gia đình đối với Thanh. Trong mắt bà, Thanh vẫn luôn bé bỏng như ngày nào. Một mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc nhưng đã nuôi Thanh khôn lớn trưởng thành. Bà săn sóc Thanh từng chút một, thấy chàng ngủ, bà nhẹ buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi. Thanh có lẽ chính là động lực sống của bà.

Còn Thanh – một cô bé hàng xóm hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng là người đã thay Thanh ở bên bà những lúc Thanh vắng nhà. Nga dành cho Thanh một tình yêu chân thành mà kín đáo. Trong bữa cơm cùng bà và Thanh, cô gái ấy chỉ ăn nhỏ nhẹ, cầm chừng và buông đũa luôn để sới cơm cho Thanh. Người con gái ấy hồi hộp, căng thẳng như lần đầu về nhà chồng. Thỉnh thoàng, nàng nhìn Thanh mang theo bao yêu thương, trìu mến. Khi cùng Thanh đi nhặt hoa lan, Nga thẹn thùng nhưng cũng mạnh mẽ mà bày tỏ tình cảm của mình: “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá”. Mỗi lời bày tỏ nỗi nhớ nhưng cũng như một lời tỏ tình đối với Thanh. Nga nâng niu đoá hoa mà Thanh hái cho mình, khoe bà: “Anh con hái đấy ạ” đầy vui sướng, hạnh phúc. Đoá hoa ấy như chan chứa sự kết trái cho mối tình của Nga và Thanh. Để rồi, mỗi mùa hoa hoàng lan, cô lại giắt hoa trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương. Cũng là để nhớ về người mình yêu thương.

Về thành công nghệ thuật của Thạch Lam, có lẽ không thể không nhắc đến cách xây dựng “truyện không có cốt truyện”. Truyện ngắn của ông được nhận xét là đậm chất trữ tình. Ông không đi sâu vào khai thác những mâu thuẫn của hiện thực, không tạo dựng những tình huống kịch tính mà tập trung khám phá tâm hồn con người. “Dưới bóng hoàng lan” là một truyện ngắn như vậy. Câu chuyện diễn ra yên bình, nhẹ nhàng như chính bức tranh thiên nhiên trong sáng được diễn tả trong tác phẩm. Không có sự kiện nổi bật, không có biến cố, các nhân vật xuất hiện một cách tự nhiên, một cuộc sống sinh hoạt đời thường hiện ra không có gì độc đáo. Thế nhưng, nó lại có sức hút đến lạ. Sức hút đến từ dòng cảm xúc của các nhân vật. Thanh – một chàng trai trở về quê sau 2 năm xa với niềm mong nhớ khôn nguôi. Quê hương như dòng nước thanh khiết gột rửa tâm hồn chàng tránh xa khỏi chốn phồn hoa đô thị. Và bà của Thanh mang bóng hình người phụ nữ Việt Nam – một con người tần tảo, hi sinh, chịu thương chịu khó. Nga – một cô bé hàng xóm xinh xắn, hồn nhiên, dễ thương mang trong mình mối tình sâu kín đầu đời với Thanh. Mạch truyện diễn ra chậm rãi, nhẹ nhàng cùng những cảm xúc của nhân vật khiến bạn đọc như được hoà mình trong khung cảnh thanh bình, yên ả ấy.

Như vậy, chúng ta thấy rằng cách xây dựng nhân vật của Thạch Lam không quá nổi bật, nhưng lại mang những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đó là câu chuyện về tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa và tình yêu quê hương đất nước. Bóng hoàng lan là không gian quen thuộc nơi con người bộc lộ tình cảm chân thành cho nhau, là không gian mát mẻ, tĩnh lặng, đối lập với cuộc sống phồn thị ngoài kia và cũng là nơi ươm mầm mối tình trong sáng, đẹp đẽ.

TOP 20 bài Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học lớp 10 SIÊU HAY (ảnh 3)

Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học - Mẫu 3

Chào thầy/ cô và các bạn. Mình là A, hôm nay mình sẽ thuyết trình về vấn đề giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sapa của nhà văn Nguyễn Thành Long. Cả lớp mình cùng lắng nghe nhé!

Sapa dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Thanh Long hiện lên rất mộng mơ, trữ tình; rất khác với khung cảnh mưa phùn rả rích, sự lạnh lẽo với cái lạnh thấm vào cả con người và cảnh vật. Sapa của Nguyễn Thanh Long là những rặng đào, với những chú bò cổ đeo chuông đang thủng thẳng gặm cỏ ở thung lũng hai bên đường. Và cả một thiên đường đã vẽ ra trước mặt tác giả, bằng con mắt tinh tế và vô cùng tài hoa, người nghệ sĩ già đã vẽ ra trước mắt người đọc thật tuyệt mĩ: “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc, dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luôn cả vào gầm xe”. Bằng điểm nhìn từ trên cao hạ thấp dần xuống dưới người họa sĩ đã nắm bắt trọn vẹn cái thần, cái hồn của cảnh vật. Bức tranh thiên thiên Sa Pa tươi sáng, rực rỡ với ánh nắng ngập đầy đã khiến cả không gian trở nên ấm áp, và dường như ánh nắng vàng óng ả kia như những chai mật ong, rót xuống triền thung lũng, cỏ cây khiến chúng ngọt ngào hơn bao giờ hết. Hòa trong khung cảnh ấy là cái bồng bềnh, lãng đãng trôi của những đám mây. Chính trong khung cảnh đó đã tạo nên cuộc gặp đầy chất trữ tình ở phía sau.

Chất trữ tình của tác phẩm không chỉ ở khung cảnh nên thơ, lãng mạn mà còn toát lên từ chính cuộc sống của người thanh niên “cô độc” trên đỉnh Yên Sơn. Anh thanh niên quê ở Lào Cai, anh hai mươi bảy tuổi – cái tuổi đầy hoài bão, mơ ước được bay nhảy, nhưng anh lại lựa chọn cho mình một cuộc sống rất khác đó là làm việc khí tượng một mình tại đỉnh Yên Sơn hoang vu. Bác lái xe vẫn gọi anh là kẻ cô độc nhất thế gian, lần anh thèm người quá phải lấy khúc gỗ chắn ngang đường, lần ấy cũng tạo nên cơ duyên để anh được gặp bác lái xe, sau là ông họa sĩ và cô kĩ sư. Anh thèm được trò chuyện, được quan tâm và yêu thương, chứ không phải sự thèm người và chốn phồn hoa đô hội đơn thuần. Anh thanh niên đã từng quan niệm, bản thân và công việc là một đôi, vậy sao có thể gọi là một mình được, khi trò chuyện cùng bác họa sĩ.

Dưới con mắt của nhà họa sĩ, đầy mộng mơ mà cũng hết sức thực tế, cuộc sống anh thanh niên hiện lên thật giản dị, mộc mạc mà cũng hết sức thơ mộng. Anh thanh niên sống trong một ngôi nhà ba gian nhỏ, bàn ghế được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ cùng những phương tiện, công cụ làm việc của anh: biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Và nơi nhỏ góc phòng chính là chiếc giường đơn và cái giá sách. Sống một mình nhưng cuộc sống của anh hết sức gọn gàng ngăn nắp. Anh làm việc đúng giờ, dù giờ ốp có vào một giờ đêm giá rét anh vẫn dạy thực hiện nhiệm vụ của mình. Để làm cho đời sống thêm phong phú, sau những giờ làm việc mệt nhọc anh thanh niên còn nuôi gà và có một giá sách hết sức đồ sộ nhờ sự giúp đỡ của bác lái xe. Anh thanh niên biết làm cho cuộc sống của mình thêm phong phú, ý nghĩa, biết liên tục trau dồi tri thức cho bản thân.

Cuộc sống của anh đâu chỉ có ngăn nắp, gọn gàng mà ta còn thấy một nét vẽ rất khác trong cung cách sinh hoạt ấy, đó là cuộc sống đầy mộng mơ, lãng mạn với vườn hoa vô vàn màu sắc trước cửa nhà. Những bông hoa dơn, hoa thược dược rực rỡ,… không khỏi làm cho cô kĩ sư xúc động, tự nhiên nhận lấy bó hoa người con trai trao tặng cho cô. Quả là dưới con mắt của người nghệ sĩ, mọi sự vật đều trở nên nên thơ hơn, trữ tình hơn. Và chính trong khung cảnh đầy lãng mạn ấy đã bồi đắp, khiến cho cô kĩ sư vững tâm hơn với lựa chọn của mình, bỏ lại sau lưng mối tình nhạt nhẽo, đem thanh xuân của mình cống hiến cho đất nước.

Không chỉ lãng mạn, thơ mộng, chất trữ tình còn toát lên từ chính tính cách của anh thanh niên. Anh là người chu đáo, hết sức quan tâm đến mọi người, nào củ tam thất dành cho vợ bác lái xe tẩm bổ, nào là giỏ trứng cho bố con cô họa sĩ ăn dọc đường và bó hoa to anh dành tặng cho cô kĩ sư, đã đem đến cho cô biết bao niềm tin và động lực về quyết định của mình. Không chỉ vậy anh còn là người có trách nhiệm với công việc. Mưa gió, cái lạnh thấu da cũng không thể cản bước chân anh, anh vẫn hoàn thành các giờ ốp, báo đều đặn về cho “nhà” hoàn thành nhiệm vụ được giao. Niềm hạnh phúc của anh thật giản dị và chân thành, đó là khi báo được đám mây khô, giúp ta tiêu diệt lực lượng địch. Và anh còn là một con người hết sức khiêm tốn. Khi nhận thấy bác họa sĩ vẽ mình anh đã vội vàng xua tay và giới thiệu những người đáng để vẽ hơn. Những nét tính cách đẹp đẽ đó đã góp phần làm nên chất trữ tình đậm nét cho tác phẩm.

Cả tác phẩm bàng bạc chất thơ, thẫm đẫm tình người từ khung cảnh cho đến con người lao động. Bằng những cảm nhận tinh tế và hết sức tài hoa, Nguyễn Thành Long đã đem đến một cái nhìn mới về thiên nhiên Sa Pa, một cái nhìn đúng về thế hệ trẻ trong thời kì xây dựng đất nước. Anh thanh niên chính là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam, cống hiến tuổi xuân, sức lực vì quê hương, tổ quốc. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe bài nói của tôi!

Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học - Mẫu 4

Chào các bạn thân mến, sau đây tôi xin giới thiệu với các bạn một tác phẩm văn học mà tôi rất ấn tượng. Đó chính là tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa - một trong những tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm được sáng tác trong một lần tác giả đi công tác tại Lào Cai. Tác phẩm là lời ca ngợi cuộc sống và con người lao động bình dị, lặng lẽ cống hiến tuổi xuân cho đất nước. Bằng một giọng văn tình cảm, nhẹ nhàng Nguyễn Thành Long đã tạo nên một thiên truyện thấm đẫm chất thơ từ khung cảnh thiên nhiên đến con người.

Chất thơ trong tác phẩm trước hết là ở bức tranh thiên nhiên thẫm đẫm chất thơ, mơ mộng và đầy lãng mạn. Mỗi khi nhắc đến Sa Pa có lẽ người ta chỉ nghĩ đến những khung cảnh lạnh lẽo, với mưa phùn rả rích, cái lạnh thấm vào da thịt và cảnh vật. Nhưng Sa Pa dưới ngòi bút Nguyễn Thành Long lại hiện lên rất khác, rất mộng mơ, trữ tình. Đó là những rặng đào, với những chú bò cổ đeo chuông đang thủng thẳng gặm cỏ ở thung lũng hai bên đường. Và cả một thiên đường đã vẽ ra trước mặt tác giả, bằng con mắt tinh tế và vô cùng tài hoa, người nghệ sĩ già đã vẽ ra trước mắt người đọc thật tuyệt mĩ: “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc, dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luôn cả vào gầm xe”. Bằng điểm nhìn từ trên cao hạ thấp dần xuống dưới người họa sĩ đã nắm bắt trọn vẹn cái thần, cái hồn của cảnh vật. Bức tranh thiên thiên Sa Pa tươi sáng, rực rỡ với ánh nắng ngập đầy đã khiến cả không gian trở nên ấm áp, và dường như ánh nắng vàng óng ả kia như những chai mật ong, rót xuống triền thung lũng, cỏ cây khiến chúng ngọt ngào hơn bao giờ hết. Hòa trong khung cảnh ấy là cái bồng bềnh, lãng đãng trôi của những đám mây. Chính trong khung cảnh đó đã tạo nên cuộc gặp đầy chất trữ tình ở phía sau.

Chất trữ tình của tác phẩm không chỉ ở khung cảnh nên thơ, lãng mạn mà còn toát lên từ chính cuộc sống của người thanh niên “cô độc” trên đỉnh Yên Sơn. Anh thanh niên quê ở Lào Cai, anh hai mươi bảy tuổi – cái tuổi đầy hoài bão, mơ ước được bay nhảy, nhưng anh lại lựa chọn cho mình một cuộc sống rất khác đó là làm việc khí tượng một mình tại đỉnh Yên Sơn hoang vu. Bác lái xe vẫn gọi anh là kẻ cô độc nhất thế gian, lần anh thèm người quá phải lấy khúc gỗ chắn ngang đường, lần ấy cũng tạo nên cơ duyên để anh được gặp bác lái xe, sau là ông họa sĩ và cô kĩ sư. Anh thèm được trò chuyện, được quan tâm và yêu thương, chứ không phải sự thèm người và chốn phồn hoa đô hội đơn thuần. Anh thanh niên đã từng quan niệm, bản thân và công việc là một đôi, vậy sao có thể gọi là một mình được, khi trò chuyện cùng bác họa sĩ.

Dưới con mắt của nhà họa sĩ, đầy mộng mơ mà cũng hết sức thực tế, cuộc sống anh thanh niên hiện lên thật giản dị, mộc mạc mà cũng hết sức thơ mộng. Anh thanh niên sống trong một ngôi nhà ba gian nhỏ, bàn ghế được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ cùng những phương tiện, công cụ làm việc của anh: biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Và nơi nhỏ góc phòng chính là chiếc giường đơn và cái giá sách. Sống một mình nhưng cuộc sống của anh hết sức gọn gàng ngăn nắp. Anh làm việc đúng giờ, dù giờ ốp có vào một giờ đêm giá rét anh vẫn dạy thực hiện nhiệm vụ của mình. Để làm cho đời sống thêm phong phú, sau những giờ làm việc mệt nhọc anh thanh niên còn nuôi gà và có một giá sách hết sức đồ sộ nhờ sự giúp đỡ của bác lái xe. Anh thanh niên biết làm cho cuộc sống của mình thêm phong phú, ý nghĩa, biết liên tục trau dồi tri thức cho bản thân.

Cuộc sống của anh đâu chỉ có ngăn nắp, gọn gàng mà ta còn thấy một nét vẽ rất khác trong cung cách sinh hoạt ấy, đó là cuộc sống đầy mộng mơ, lãng mạn với vườn hoa vô vàn màu sắc trước cửa nhà. Những bông hoa dơn, hoa thược dược rực rỡ,… không khỏi làm cho cô kĩ sư xúc động, tự nhiên nhận lấy bó hoa người con trai trao tặng cho cô. Quả là dưới con mắt của người nghệ sĩ, mọi sự vật đều trở nên nên thơ hơn, trữ tình hơn. Và chính trong khung cảnh đầy lãng mạn ấy đã bồi đắp, khiến cho cô kĩ sư vững tâm hơn với lựa chọn của mình, bỏ lại sau lưng mối tình nhạt nhẽo, đem thanh xuân của mình cống hiến cho đất nước.

Không chỉ lãng mạn, thơ mộng, chất trữ tình còn toát lên từ chính tính cách của anh thanh niên. Anh là người chu đáo, hết sức quan tâm đến mọi người, nào củ tam thất dành cho vợ bác lái xe tẩm bổ, nào là giỏ trứng cho bố con cô họa sĩ ăn dọc đường và bó hoa to anh dành tặng cho cô kĩ sư, đã đem đến cho cô biết bao niềm tin và động lực về quyết định của mình. Không chỉ vậy anh còn là người có trách nhiệm với công việc. Mưa gió, cái lạnh thấu da cũng không thể cản bước chân anh, anh vẫn hoàn thành các giờ ốp, báo đều đặn về cho “nhà” hoàn thành nhiệm vụ được giao. Niềm hạnh phúc của anh thật giản dị và chân thành, đó là khi báo được đám mây khô, giúp ta tiêu diệt lực lượng địch. Và anh còn là một con người hết sức khiêm tốn. Khi nhận thấy bác họa sĩ vẽ mình anh đã vội vàng xua tay và giới thiệu những người đáng để vẽ hơn. Những nét tính cách đẹp đẽ đó đã góp phần làm nên chất trữ tình đậm nét cho tác phẩm.

Cả tác phẩm bàng bạc chất thơ, thẫm đẫm tình người từ khung cảnh cho đến con người lao động. Bằng những cảm nhận tinh tế và hết sức tài hoa, Nguyễn Thành Long đã đem đến một cái nhìn mới về thiên nhiên Sa Pa, một cái nhìn đúng về thế hệ trẻ trong thời kì xây dựng đất nước. Anh thanh niên chính là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam, cống hiến tuổi xuân, sức lực vì quê hương, tổ quốc. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe bài nói của tôi!

Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học - Mẫu 5

Chào thầy/ cô và các bạn. Mình là A, hôm nay mình sẽ thuyết trình về vấn đề giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sapa của nhà văn Nguyễn Thành Long. Cả lớp mình cùng lắng nghe nhé!

Sapa dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Thanh Long hiện lên rất mộng mơ, trữ tình; rất khác với khung cảnh mưa phùn rả rích, sự lạnh lẽo với cái lạnh thấm vào cả con người và cảnh vật. Sapa của Nguyễn Thanh Long là những rặng đào, với những chú bò cổ đeo chuông đang thủng thẳng gặm cỏ ở thung lũng hai bên đường. Và cả một thiên đường đã vẽ ra trước mặt tác giả, bằng con mắt tinh tế và vô cùng tài hoa, người nghệ sĩ già đã vẽ ra trước mắt người đọc thật tuyệt mĩ: “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc, dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luôn cả vào gầm xe”. Bằng điểm nhìn từ trên cao hạ thấp dần xuống dưới người họa sĩ đã nắm bắt trọn vẹn cái thần, cái hồn của cảnh vật. Bức tranh thiên thiên Sa Pa tươi sáng, rực rỡ với ánh nắng ngập đầy đã khiến cả không gian trở nên ấm áp, và dường như ánh nắng vàng óng ả kia như những chai mật ong, rót xuống triền thung lũng, cỏ cây khiến chúng ngọt ngào hơn bao giờ hết. Hòa trong khung cảnh ấy là cái bồng bềnh, lãng đãng trôi của những đám mây. Chính trong khung cảnh đó đã tạo nên cuộc gặp đầy chất trữ tình ở phía sau.

Chất trữ tình của tác phẩm không chỉ ở khung cảnh nên thơ, lãng mạn mà còn toát lên từ chính cuộc sống của người thanh niên “cô độc” trên đỉnh Yên Sơn. Anh thanh niên quê ở Lào Cai, anh hai mươi bảy tuổi – cái tuổi đầy hoài bão, mơ ước được bay nhảy, nhưng anh lại lựa chọn cho mình một cuộc sống rất khác đó là làm việc khí tượng một mình tại đỉnh Yên Sơn hoang vu. Bác lái xe vẫn gọi anh là kẻ cô độc nhất thế gian, lần anh thèm người quá phải lấy khúc gỗ chắn ngang đường, lần ấy cũng tạo nên cơ duyên để anh được gặp bác lái xe, sau là ông họa sĩ và cô kĩ sư. Anh thèm được trò chuyện, được quan tâm và yêu thương, chứ không phải sự thèm người và chốn phồn hoa đô hội đơn thuần. Anh thanh niên đã từng quan niệm, bản thân và công việc là một đôi, vậy sao có thể gọi là một mình được, khi trò chuyện cùng bác họa sĩ.

Dưới con mắt của nhà họa sĩ, đầy mộng mơ mà cũng hết sức thực tế, cuộc sống anh thanh niên hiện lên thật giản dị, mộc mạc mà cũng hết sức thơ mộng. Anh thanh niên sống trong một ngôi nhà ba gian nhỏ, bàn ghế được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ cùng những phương tiện, công cụ làm việc của anh: biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Và nơi nhỏ góc phòng chính là chiếc giường đơn và cái giá sách. Sống một mình nhưng cuộc sống của anh hết sức gọn gàng ngăn nắp. Anh làm việc đúng giờ, dù giờ ốp có vào một giờ đêm giá rét anh vẫn dạy thực hiện nhiệm vụ của mình. Để làm cho đời sống thêm phong phú, sau những giờ làm việc mệt nhọc anh thanh niên còn nuôi gà và có một giá sách hết sức đồ sộ nhờ sự giúp đỡ của bác lái xe. Anh thanh niên biết làm cho cuộc sống của mình thêm phong phú, ý nghĩa, biết liên tục trau dồi tri thức cho bản thân.

Cuộc sống của anh đâu chỉ có ngăn nắp, gọn gàng mà ta còn thấy một nét vẽ rất khác trong cung cách sinh hoạt ấy, đó là cuộc sống đầy mộng mơ, lãng mạn với vườn hoa vô vàn màu sắc trước cửa nhà. Những bông hoa dơn, hoa thược dược rực rỡ,… không khỏi làm cho cô kĩ sư xúc động, tự nhiên nhận lấy bó hoa người con trai trao tặng cho cô. Quả là dưới con mắt của người nghệ sĩ, mọi sự vật đều trở nên nên thơ hơn, trữ tình hơn. Và chính trong khung cảnh đầy lãng mạn ấy đã bồi đắp, khiến cho cô kĩ sư vững tâm hơn với lựa chọn của mình, bỏ lại sau lưng mối tình nhạt nhẽo, đem thanh xuân của mình cống hiến cho đất nước.

Không chỉ lãng mạn, thơ mộng, chất trữ tình còn toát lên từ chính tính cách của anh thanh niên. Anh là người chu đáo, hết sức quan tâm đến mọi người, nào củ tam thất dành cho vợ bác lái xe tẩm bổ, nào là giỏ trứng cho bố con cô họa sĩ ăn dọc đường và bó hoa to anh dành tặng cho cô kĩ sư, đã đem đến cho cô biết bao niềm tin và động lực về quyết định của mình. Không chỉ vậy anh còn là người có trách nhiệm với công việc. Mưa gió, cái lạnh thấu da cũng không thể cản bước chân anh, anh vẫn hoàn thành các giờ ốp, báo đều đặn về cho “nhà” hoàn thành nhiệm vụ được giao. Niềm hạnh phúc của anh thật giản dị và chân thành, đó là khi báo được đám mây khô, giúp ta tiêu diệt lực lượng địch. Và anh còn là một con người hết sức khiêm tốn. Khi nhận thấy bác họa sĩ vẽ mình anh đã vội vàng xua tay và giới thiệu những người đáng để vẽ hơn. Những nét tính cách đẹp đẽ đó đã góp phần làm nên chất trữ tình đậm nét cho tác phẩm.

Cả tác phẩm bàng bạc chất thơ, thẫm đẫm tình người từ khung cảnh cho đến con người lao động. Bằng những cảm nhận tinh tế và hết sức tài hoa, Nguyễn Thành Long đã đem đến một cái nhìn mới về thiên nhiên Sa Pa, một cái nhìn đúng về thế hệ trẻ trong thời kì xây dựng đất nước. Anh thanh niên chính là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam, cống hiến tuổi xuân, sức lực vì quê hương, tổ quốc. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe bài nói của tôi!

Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học - Mẫu 6

Chào thầy/ cô và các bạn. Mình là …, hôm nay mình sẽ thuyết trình về vấn đề giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Cả lớp mình cùng lắng nghe nhé!

Tử tù Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi bị xử chém. Trong đêm đó, ông Huấn Cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm đứng bên cạnh. Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc kết tinh được tài năng và tầm vóc tư tưởng của nhà văn của Nguyễn Tuân. Thành công của tác phẩm không chỉ ở việc nhà văn đã xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo mà còn bởi những nét đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật.

Đầu tiên là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo. Huấn Cao - một tử tù và viên quản ngục tình cờ gặp nhau và trở thành tri âm tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao nơi quản ngục làm việc. Tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu cái ác ngay ở nơi bóng tối bao trùm, nơi cái ác ngự trị.

Có thể nói, trong truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Tuân đã rất sáng tạo, không kém phần kì công khi xây dựng thành công khung cảnh cho chữ. Đó là cảnh xưa nay chưa từng thấy, cảnh cho chữ diễn ra trong chính ngục thất, nơi Huấn Cao bị giam giữ nhưng được miêu tả hết sức thiêng liêng, cổ kính làm cho cảnh cho chữ tạo ấn tượng sâu sắc hơn cả. Đoạn văn miêu tả cảnh cho chữ đã thể hiện được tài năng bậc thầy của Nguyễn Tuân không chỉ trong việc xây dựng tình huống mà còn ở việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, bút pháp đối lập trong tạo dựng cảnh. Thủ pháp đối lập cùng ngôn ngữ tinh tế đã làm cho cảnh cho chữ hiện lên đầy đủ với vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ.

Cuối cùng là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Chữ người tử tù xoay quanh hai nhân vật chính là Huấn Cao và viên quản ngục, tuy không miêu tả quá nhiều nhưng nhà văn lại chọn lọc được những khoảnh khắc đắt giá, khi nhân vật bộc lộ được những phẩm chất, vẻ đẹp đặc biệt. Huấn Cao được miêu tả với những nét tính cách ấn tượng, đó là người anh hùng ngang tàng, kiêu bạc có tài năng hơn người nhưng cũng là người nghệ sĩ có tâm trong sáng. Viên quản ngục là đại diện của triều đình phong kiến nhưng ở ông lại có biệt nhỡn liên tài, có thiên lương trong sáng, đáng quý có thể lay động lòng người.

Qua Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân không chỉ tái hiện một câu chuyện đặc sắc mà còn thể hiện được thái độ trân trọng đối với người tài, cái tài, đồng thời thể hiện quan niệm và tư duy nghệ thuật đầy sâu sắc: cái tài phải gắn liền với cái tâm, cái đẹp phải đi đôi với cái thiện và thiên lương cao quý.

Bài nói của mình đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã chú ý lắng nghe và mình rất mong sẽ nhận được lời góp ý, nhận xét của cả lớp để bài nói được hoàn thiện hơn.

Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học - Mẫu 7

Nguyễn Tuân được biết đến là một tác giả vĩ đại của văn học Việt Nam hiện đại, nổi tiếng với tài nghệ xuất sắc. Dưới ngòi bút của ông, các từ ngữ hiện lên như những nét chạm tinh xảo trên bức tranh ngôn ngữ. Truyện ngắn Chữ người tử tù, ban đầu mang tên Dòng chữ cuối cùng, được in năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn. Nhân vật chính, Huấn Cao, là một biểu tượng trong văn học của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Đoạn trích Chữ người tử tù kể về một câu chuyện đầy cảm xúc về sự trân trọng đối với cái đẹp và cái tài, đồng thời là sự nhận biết về tình người trong cuộc sống. Tình huống trong truyện tạo ra một diễn biến kịch tính, làm nổi bật nét đẹp của con người và tài năng của Huấn Cao. Bằng ngòi bút lãng mạn, Nguyễn Tuân đã tái hiện hình ảnh tuyệt vời của nhân vật Huấn Cao, người được ngưỡng mộ vì tài năng viết chữ đẹp. Ngoài tài năng, Huấn Cao còn được tôn trọng vì tấm lòng cao quý và khát khao trân trọng cái Thiện và cái Mỹ trong cuộc sống. Tính cách của Huấn Cao khiến cho việc quản ngục xin chữ trở nên phức tạp. Tuy quản ngục có ý định tốt đẹp, nhưng Huấn Cao luôn thái độ lạnh lùng và bất cần. Dù ở trong hoàn cảnh khó khăn, việc cho chữ của Huấn Cao vẫn là một hình ảnh đẹp và ý nghĩa. Tác phẩm của Huấn Cao khẳng định sức mạnh của cái đẹp và lòng nhân ái, mang lại giá trị nhân văn sâu sắc.

Đánh giá

0

0 đánh giá