Các thuyền được phải đi Hoàng Sa, mỗi thuyền mang 10 cọc gỗ [mỗi cọc dài 4 đến 5 thước, dày 1 tấc]

45

Với giải Câu 9 trang 100 SBT Địa lí lớp 9 Cánh diều chi tiết trong Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí 9 Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Câu 9 trang 100 SBT Lịch Sử & Địa Lí 9: Đọc đoạn tư liệu sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D.

“Các thuyền được phải đi Hoàng Sa, mỗi thuyền mang 10 cọc gỗ [mỗi cọc dài 4 đến 5 thước, dày 1 tấc] khắc sâu dòng chữ to: Minh Mệnh [Minh Mạng] thập thất niên. Năm Binh Thân, các viên Cai đội thuỷ quân vâng mệnh đi Hoàng Sa khảo sát, đến đó thì cắm mốc đánh dấu. Hãy tuân mệnh”.

(Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Mục lục châu bản triều Nguyễn, Tập 2, NXB Văn hoa - Thông tin, Hà Nội, 2010, tr. 127)

A. Nhiệm vụ của đội Hoàng Sa là cắm mốc, đánh dấu chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.

B. Đoạn tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa từ thế kỉ XIV - XV.

C. Nội dung tư liệu khẳng định, việc quản lí và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam diễn ra từ sớm, liên tục và bằng phương pháp hoà bình.

D. Đoạn tư liệu phản ánh về quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của nhà Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, D

Nhận định B chưa đúng. Vì, đoạn tư liệu chỉ đề cập đến hoạt động cắm mốc, đánh dấu chủ quyền vào thời vua Minh Mạng (1835), thuộc thế kỉ XIX. Do đó, không thể khẳng định chủ quyền từ thế kỉ XIV - XV dựa trên thông tin này.

Đánh giá

0

0 đánh giá