Giải SBT Địa Lí 9 Bài 18 (Cánh diều): Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

109

Với giải sách bài tập Địa Lí 9 Bài 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa Lí 9. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Địa Lí 9 Bài 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 1 trang 86 SBT Địa Lí 9: Điểm khác biệt về vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với các vùng khác trong cả nước là

A. có ba mặt giáp biển.

B. có vị trí trung tâm.

C. tiếp giáp với nhiều vùng kinh tế.

D. có biên giới kéo dài với Cam-pu-chia.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Điểm khác biệt về vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với các vùng khác trong cả nước là có ba mặt giáp biển.

Câu 2 trang 86 SBT Địa Lí 9: Đặc điểm nào sau đây đúng với phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Gồm 13 tỉnh, thành phố và có nhiều huyện đảo nhất nước ta.

B. Gồm 12 tỉnh, 1 thành phố trực thuộc Trung ương và 1 thành phố đảo.

C. Gồm 13 tỉnh, 1 thành phố trực thuộc Trung ương và 1 thành phố đảo.

D. Gồm 12 tỉnh, 2 thành phố trực thuộc Trung ương và 1 thành phố đảo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Đồng bằng sông Cửu Long gồm 12 tỉnh, 1 thành phố trực thuộc Trung ương và 1 thành phố đảo.

Câu 3 trang 86 SBT Địa Lí 9: Thế mạnh tự nhiên để phát triển nông nghiệp nào sau đây đúng với vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Có tài nguyên đất đa dạng.

B. Có diện tích đất phù sa ngọt lớn.

C. Đất phèn chiếm diện tích rất lớn.

D. Đất mặn chiếm diện tích rất lớn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phù sa ngọt lớn được bồi tụ bởi phù sa của hệ thống sông Mê Công và phù sa biển nên thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

Câu 4 trang 87 SBT Địa Lí 9: Thế mạnh tự nhiên để phát triển thuỷ sản nào sau đây đúng với vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Nhiều kênh rạch chằng chịt, nhiều ao hồ, gần biển.

B. Nhiều vùng đất thấp ngập nước vào mùa mưa.

C. Diện tích rừng ngập mặn lớn, nhiều ao hồ.

D. Đường bờ biển dài, gần các ngư trường, nhiều sông ngòi, kênh rạch.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Đồng bằng sông Cửu Long có đường bờ biển dài, gần các ngư trường, nhiều sông ngòi, kênh rạch thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản.

Câu 5 trang 87 SBT Địa Lí 9: Khoáng sản có giá trị nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. sắt và a-pa-tit.

B. dầu mỏ và than bùn.

C. ti-tan và cát trắng.

D. khí tự nhiên và than đá.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Khoáng sản có giá trị lớn của Đồng bằng sông Cửu Long là dầu mỏ ở thềm lục địa (tập trung ở các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lai - Thổ Chu) và than bùn (ở Tứ giác Long Xuyên, Kiên Giang, Hậu Giang).

Câu 6 trang 87 SBT Địa Lí 9: Thế mạnh tự nhiên để phát triển du lịch nào sau đây không đúng với vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Có hệ sinh thái rất đa dạng.

B. Nhiều bãi biển đẹp, nhiều đảo.

C. Cảnh quan sông nước.

D. Nhiều núi cao, hang động đẹp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Nhiều núi cao, hang động đẹp không phải là thế mạnh tự nhiên để phát triển du lịch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 7 trang 87 SBT Địa Lí 9: Khó khăn lớn về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là

A. tình trạng lũ lụt và sạt lở đất.

B. tình trạng sạt lở đất và bão.

C. xâm nhập mặn và triều cường.

D. nhiều bão và áp thấp nhiệt đới.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Khó khăn lớn về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là xâm nhập mặn và triều cường.

Câu 8 trang 87 SBT Địa Lí 9: Đặc điểm dân cư nào sau đây đúng với vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất cả nước.

B. Có tỉ lệ gia tăng dân số thấp hơn mức trung bình của cả nước.

C. Có số dân đông nhất cả nước.

D. Có mật độ dân số cao nhất cả nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ gia tăng dân số thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Câu 9 trang 88 SBT Địa Lí 9: Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời các câu hỏi

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi. Từ năm 2010 đến năm 2021, thu nhập bình quân đầu người/tháng

Từ năm 2010 đến năm 2021, thu nhập bình quân đầu người/tháng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng lên bao nhiêu triệu đồng?

A. 2,3 triệu đồng.

B. 2,5 triệu đồng.

C. 2,6 triệu đồng.

D. 2,7 triệu đồng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Từ năm 2010 đến năm 2021, thu nhập bình quân đầu người/tháng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng: (3713 – 1247) : 1000 = 2,5 triệu đồng.

Câu 10 trang 88 SBT Địa Lí 9: Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời các câu hỏi

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi. Chọn đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D

Chọn đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D sau đây.

A. Chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng đã được nâng lên.

B. Phần lớn lao động trong vùng vẫn còn hạn chế về trình độ.

C. Để phát triển kinh tế, cần phải tăng thu nhập bình quân đầu người cho vùng.

D. Để phát triển kinh tế, cần có giải pháp nhằm nâng cao trình độ cho người lao động trong vùng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, B, D

Nhận định C chưa đúng. Vì, tăng thu nhập bình quân đầu người không phải giải páp để phát triển kinh tế của vùng.

Câu 11 trang 88 SBT Địa Lí 9: Cho bảng số liệu sau:

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi. Chọn đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D

a) Tính tỉ lệ diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2021.

b) Diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long gấp bao nhiêu lần của Đồng bằng sông Hồng năm 2021.

c) Nhân tố nào đã giúp cho Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta?

Lời giải:

a) Tính:

Tỉ lệ diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2021.

(Đơn vị: %)

Tiêu chí

Cả nước

Đồng bằng sông Cửu Long

Diện tích

100

53,9

Sản lượng

100

55,4

b) Năm 2021, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích và sản lượng lúa đều gấp hơn 4 lần Đồng bằng sông Hồng.

c) Do có diện tích đất trồng lúa lớn, khí hậu nóng ẩm có thể sản xuất được 3 vụ lúa/năm.

Câu 12 trang 88 SBT Địa Lí 9: Quan sát biểu đồ sau:

Quan sát biểu đồ sau: Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản lượng thuỷ sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản lượng thuỷ sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2010 - 2021.

Lời giải:

Trong giai đoạn 2010 – 2021, cơ cấu sản lượng thuỷ sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thay đổi theo hướng: tăng tỉ lệ sản lượng thuỷ sản nuôi trồng (dẫn chứng), giảm tỉ lệ sản lượng thuỷ sản khai thác (dẫn chứng).

Câu 13 trang 88 SBT Địa Lí 9: Trình bày về vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo các gợi ý sau:

- Diện tích, các đơn vị hành chính.

- Thế mạnh về tự nhiên.

- Thế mạnh về kinh tế - xã hội.

Lời giải:

Vùng KTTĐ đồng bằng SCL được thành lập năm 2009, gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Cà Mau. Diện tích vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tính đến năm 2023 là 16,6 nghìn km², chiếm 5,2% diện tích cả nước.

Vùng có vị trí địa kinh tế quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giao thương với khu vực. Nằm ở cực của Tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia thông qua vịnh Thái Lan; giáp với biển Đông với bờ biển dài. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển giao lưu thương mại và du lịch với khu vực. Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng KTTĐ nói riêng, là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới rộng lớn. Điều kiện thuận lợi để sản xuất gạo, thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nhân văn của vùng khá phong phú, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế và du lịch. Nhờ có tài nguyên về dầu khí, vùng đã và sẽ là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực: Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000 - 9.400 MW và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam. Ngoài ra, còn có đá vôi ở khu vực: Hà Tiên, Kiên Lương (Kiên Giang); đá Andezit, granit (An Giang),... Những di tích lịch sử, văn hóa, phong cảnh đẹp phân bố đều trên toàn địa bàn, tạo cho vùng tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế du lịch.

Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm dẫn đầu cả nước về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản nên đóng góp lớn vào tỷ trọng xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước. Bên cạnh đó, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá