10 câu Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 7 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Quản lí thu, chi trong gia đình

455

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

Phần 1. 10 câu trắc nghiệm KTPL 12 Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

Câu 1. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về sự cần thiết của quản lí thu, chi trong gia đình?

A. Đáp ứng đòi hỏi chất lượng cuộc sống theo yêu cầu của xã hội.

B. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. 

C. Điều chỉnh thói quen chi tiêu chưa hợp lí của cá nhân.

D. Chủ động kiểm soát các khoản thu nhập, chi tiêu của bản thân.

Đáp án đúng là: B

Quản lí thu, chi trong gia đình sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình

Câu 2. Các khoản thu nhập nhận được từ hao phí sức lao động để tạo ra giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ như: tiền lương, tiền thưởng, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, ... được gọi là

A. thu nhập tăng thêm.

B. thu nhập thường niên.

C. thu nhập chủ động. 

D. thu nhập thụ động.

Đáp án đúng là: C

Thu nhập chủ động: Là các khoản thu nhập nhận được từ hao phí sức lao động để tạo ra giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ như: tiền lương, tiền thưởng, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Câu 3. Hành vi nào sau đây là phù hợp khi nói về quản lí thu, chi trong gia đình?

A. Tuyệt đối không tiêu dùng cho hoạt động giải trí. 

B. Ghi chép khoản thu hằng tháng.

C. Lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng.

D. Phân loại các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu.

Đáp án đúng là: A

Quản lí thu, chi trong gia đình là việc quản lí các khoản thu nhập, chi tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình và phù hợp với thu nhập, do đó: việc tuyệt đối không tiêu dùng cho hoạt động giải trí không đúng khi nói về quản lí thu, chi trong gia đình.

Câu 4. Các mục tiêu giúp xác định ngân sách để gia đình thực hiện những dự định cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là

A. kế hoạch thu chi.

B. mục tiêu tài chính.   

C. kế hoạch tài chính.

D. mục tiêu tiết kiệm.

Đáp án đúng là: B

Các mục tiêu giúp xác định ngân sách để gia đình thực hiện những dự định cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là mục tiêu tài chính.

Câu 5. Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây khuyên con người cần tiết kiệm?

A. Ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy/ Ăn cơm với cáy thì ngáy o o.

B. Người giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn.

C. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai. 

D. Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm.

Đáp án đúng là: C

Câu ca dao “Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai” khuyên con người cần tiết kiệm

Câu 6. Mục tiêu tài chính trung hạn là những mục tiêu có thể đạt được trong khoảng thời gian từ

Mục tiêu tài chính trung hạn là những mục tiêu có thể đạt được trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 năm.

A. từ 10 năm trở lên.

B. 6 tháng đến 1 năm.

C. từ 5 năm trở lên.

D. 2 đến 5 năm.  

Đáp án đúng là: D

Mục tiêu tài chính trung hạn là những mục tiêu có thể đạt được trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 năm.

Câu 7. Mặc dù thu nhập gia đình còn thấp nhưng vợ chồng chị B thống nhất duy trì tiết kiệm 20% thu nhập mỗi tháng để bảo đảm quy tắc thu, chi 50/30/20. Việc làm của vợ chồng chị B thực hiện bước nào dưới đây trong lập kế hoạch, thu chi của gia đình?

A. Thống nhất các khoản chi và tiết kiệm.  

B. Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình.

C. Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình.

D. Điều chỉnh kế hoạch thu, chi (nếu có).

Đáp án đúng là: A

Mặc dù thu nhập gia đình còn thấp nhưng vợ chồng chị B thống nhất duy trì tiết kiệm 20% thu nhập mỗi tháng để bảo đảm quy tắc thu, chi 50/30/20. Việc làm của vợ chồng chị B thực hiện bước thống nhất các khoản chi và tiết kiệm.

Câu 8. Do một số khoản chi ngoài kế hoạch của gia đình nên mẹ bạn V đã cắt giảm một số khoản chi không thiết yếu. Việc làm của mẹ bạn V thể hiện bước nào dưới đây trong lập kế hoạch quản lí thu, chi?

A. Thực hiện khoản thu chi, đánh giá điều chỉnh kế hoạch nếu có.   

B. Thực hiện việc xác định mục tiêu tài chính trong gia đình.

C. Thống nhất các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu.

D. Thống nhất tỉ lệ phân chi khoản thu, chi trong gia đình.

Đáp án đúng là: A

Do một số khoản chi ngoài kế hoạch của gia đình nên mẹ bạn V đã cắt giảm một số khoản chi không thiết yếu. Việc làm của mẹ bạn V thể hiện bước đánh giá và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu (nếu có).

Câu 9. Vợ chồng anh K đều 35 tuổi, họ có hai người con là T lên 5 tuổi và Q lên 8 tuổi. Thu nhập của gia đình vợ chồng anh K là 25.000.000 đồng/tháng. Gia đình anh K vẫn đang phải thuê trọ hàng tháng. Để quản lí thu, chi trong gia đình, vợ chồng anh K đã lập kế hoạch thu, chi.

Nội dung nào dưới đây không nên có trong bản kế hoạch của vợ chồng anh K?

A. Ưu tiên cho các kì nghỉ của gia đình trước khoản tiết kiệm.  

B. Lập ngân sách với khoản tiết kiệm dành cho việc mua nhà.

C. Cân đối khoản chi cho bảo hiểm của các thành viên.

D. Lập ngân sách cho các chi phí học tập của hai người con.

Đáp án đúng là: A

Nội dung ưu tiên cho các kì nghỉ của gia đình trước khoản tiết kiệm không nên có trong bản kế hoạch của vợ chồng anh K

Câu 10. Nhân vật nào dưới đây đã chi tiêu, sử dụng tiền chưa hợp lí?

A. Mỗi tháng, chị V tiết kiệm 1 triệu đồng để dự phòng rủi ro phát sinh.

B. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.

C. Anh K dùng 40% số tiền hiện có để chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.

D. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu. 

Đáp án đúng là: D

Hành vi dùng hết số tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu đã cho thấy chị X sử dụng tiền chưa hợp lí (chị đã chi tiêu vượt quá khả năng chi trả của bản thân; mặt khác, chiếc túi xách hàng hiệu cũng không thuộc danh mục đồ dùng thiết yếu)

Phần 2. Lý thuyết KTPL 12 Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

1. Quản lí thu, chi và sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình

- Khái niệm: Quản lí thu, chi là việc quản lí các khoản thu nhập, chi tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình và phù hợp với thu nhập của gia đình.

Lý thuyết KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình | Kinh tế Pháp luật 12

- Mục đích: Việc quản lí thu, chi trong gia đình nhằm:

+ Kiểm soát được các nguồn thu trong gia đình.

+ Theo dõi và điều chỉnh những thói quen chi tiêu không tích cực để đạt được các mục tiêu tài chính trong gia đình.

+ Chủ động thực hiện kế hoạch tài chính của gia đình.

+ Giúp cân bằng tài chính, chủ động ứng phó với các tình huống rủi ro có thể xảy ra trong gia đình.

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.

2. Xây dựng kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình

- Để xây dựng kế hoạch thu, chi hợp lí, mỗi gia đình cần:

+ Bước 1: Thảo luận để xác định mục tiêu tài chính trong gia đình và thời gian thực hiện.

+ Bước 2: Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình.

+ Bước 3: Thống nhất các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu trong gia đình.

+ Bước 4: Thống nhất tỉ lệ phân chia các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu và tiết kiệm trong gia đình.

+ Bước 5: Thực hiện các khoản thu, chi hằng tháng theo kế hoạch thông qua việc ghi chép và điều chỉnh các khoản chi tiêu cho phù hợp.

Lý thuyết KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình | Kinh tế Pháp luật 12

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trắc nghiệm Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

Trắc nghiệm Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

Trắc nghiệm Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác

Trắc nghiệm Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Trắc nghiệm Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập

Đánh giá

0

0 đánh giá