Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 53: Mặt Trăng sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 53: Mặt Trăng. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 53: Mặt Trăng
Phần 1: Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 53: Mặt Trăng
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng và tự quay quanh nó.
B. Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng, có dạng hình cầu.
C. Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng, có dạng hình tròn.
D. Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng và quay quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày.
Lời giải
A – sai vì Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng.
B – đúng
C – sai vì Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng và có dạng hình cầu.
D – sai vì Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng.
Đáp án: B
Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
“ Hình dạng nhìn thấy của (1) …. là phần bề mặt của Mặt Trăng hướng về (2) … được ….. chiếu sáng”.
A. (1) Mặt Trăng, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trời.
B. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trăng, (3) Mặt Trời.
C. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trời, (3) Mặt Trời.
D. (1) Mặt Trời, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trăng.
Lời giải “ Hình dạng nhìn thấy của (1) Mặt Trăng là phần bề mặt của Mặt Trăng hướng về (2) Trái Đất được (3) Mặt Trời chiếu sáng”.
Đáp án: A
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau: “Do Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất nên Mặt Trăng là ……. của Trái Đất”.
A. hành tinh
B. ngôi sao
C. vệ tinh
D. tiểu hành tinh
Lời giải Do Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất nên Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
Đáp án: C
Câu 4: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì
A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.
B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.
C. ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.
Lời giải Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
Đáp án: C
Câu 5: Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?
A. Trăng khuyết đầu tháng
B. Trăng khuyết cuối tháng
C. Trăng bán nguyệt cuối tháng
D. Trăng bán nguyệt đầu tháng
Lời giải Quan sát hình ảnh ta thấy, Mặt Trăng sáng ở phía bên trái, diện tích bề mặt là một nửa Mặt Trăng và có khả năng giảm dần diện tích sáng => đó là Trăng bán nguyệt cuối tháng.
Đáp án: C
Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ "..." trong câu sau:
Mặt Trăng là (1)... tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng không tự (2)... ánh sáng. Ánh sáng giúp người ở Trái Đất nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng (3)... ánh sáng mặt trời.
A. (1) vệ tinh, (2) phát ra, (3) tỏa ra
B. (1) hành tinh, (2) phát ra, (3) tỏa ra
C. (1) vệ tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ
D. (1) tiểu hành tinh, (2) phát ra, (3) phản xạ
Lời giải Mặt Trăng là (1) vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng không tự (2) phát ra ánh sáng. Ánh sáng giúp người ở Trái Đất nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng (3) phản xạ ánh sáng mặt trời.
Đáp án: C
Câu 7: Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất mất bao nhiêu thời gian?
A. 24 giờ
B. 27,32 giờ
C. 27,32 ngày
D. 27,32 năm
Lời giải Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất mất 27,32 ngày.
Đáp án: C
Câu 8: Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì:
A. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta
B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta
C. Mặt Trời chiếu sáng toàn bộ Trái Đất.
D. Cả 3 nguyên nhân trên
Lời giải
Ta nhìn thấy một vật là do ánh sáng từ vật đó chiếu tới mắt ta.
=> Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta.
Đáp án: B
Câu 9: Giữa hai lần không Trăng liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?
A. 2 tuần
B. 3 tuần
C. 4 tuần
D. 1 tuần
Lời giải Giữa hai lần không Trăng liên tiếp cách nhau 4 tuần
Đáp án: C
Câu 10: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:
A. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
B. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Lời giải
A – sai, nếu vậy sẽ nhìn thấy Trăng bán nguyệt
B – đúng
C – sai, Mặt Trăng có hình khối cầu nên Mặt Trời không thế chiếu sáng toàn bộ Mặt Trăng
D – sai, nếu vậy sẽ xảy ra hiện tượng nhật thực.
Đáp án: B
Phần 2: Lý thuyết KHTN 6 Bài 53: Mặt Trăng
I. Mặt Trăng và các hình dạng nhìn thấy
1. Mặt Trăng
- Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất mà chúng ta có thể nhìn thấy trên bầu trời. Đôi khi chúng ta thấy nó rất sáng vào đêm.
- Mặt Trăng là một vật thể không tự phát sáng. Chúng ta thấy Mặt Trăng là do nó phản chiếu ánh sáng mặt trời.
- Mặt Trăng có dạng hình cầu nên lúc nào cũng chỉ có một nửa Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng, nửa còn lại nằm trong bóng tối ta không nhìn thấy được.
2. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
- Hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời thay đổi mỗi ngày. Đó là các pha của Mặt Trăng.
+ Không Trăng (Trăng non): khi nửa tối của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về Trái Đất, ta không nhìn thấy Mặt Trăng.
+ Trăng tròn: khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất thì ta nhìn thấy Mặt Trăng hình tròn.
- Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn khoảng hai tuần. Hai tuần sau đó Trăng tròn sẽ trở lại là không Trăng.
II. Giải thích sự khác nhau về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (các pha của Mặt Trăng)
- Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, mất khoảng một tháng để đi hết một vòng.
- Vị trí Mặt Trăng ở các thời điểm khác nhau trên quỹ đạo của nó. Phía Mặt Trăng hướng về Mặt Trời lúc nào cũng sáng. Ta thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng trong tuần trăng là do ta nhìn Mặt Trăng ở các góc nhìn khác nhau.
Xem thêm các bài trắc nghiệm KHTN lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 51: Tiết kiệm năng lượng
Trắc nghiệm Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể
Trắc nghiệm Bài 54: Hệ Mặt Trời