10 câu Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 48 (Kết nối tri thức) có đáp án 2024: Sự chuyển hóa năng lượng

3.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng

Phần 1: Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng vê sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau?

A. Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

B. Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng.

C. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng

D. Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng

Lời giải

A – sai vì, Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành động năng, nhiệt năng và quang năng.

B – đúng

C – sai, vì Đèn LED: điện năng được biến đổi thành quang năng, nhiệt năng.

D – sai, vì Máy bơm nước: điện năng biến đổi thành động năng và nhiệt năng

Đáp án: B

Câu 2: Bỏ một cục đá vào ly nước nóng, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nhiệt độ của ly nước nóng sẽ tăng dần

B. Nhiệt truyền từ cục đá sang nước nóng

C. Nước nóng và cục đá truyền nhiệt qua lại lẫn nhau

D. Nhiệt truyền từ nước nóng sang cục đá. 

Lời giải

Nguyên lý truyền nhiệt: truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp

=> Khi bỏ một cục đá vào ly nước nóng thì nhiệt truyền từ nước nóng sang cục đá vì nhiệt độ của nước nóng lớn hơn nhiệt độ của cục đá, sự truyền nhiệt này sẽ dừng khi nhiệt độ của nước nóng và nhiệt độ của cục đá cân bằng nhau.

Đáp án: D

Câu 3: Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào biến đổi điện năng chủ yếu thành nhiệt năng?

A. Quạt điện

B. Máy bơm nước

C. Máy khoan

D. Bếp điện

Lời giải

A – Điện năng biến đổi chủ yếu thành động năng (cơ năng).

B – Điện năng biến đổi chủ yếu thành động năng (cơ năng).

C – Điện năng biến đổi chủ yếu thành động năng (cơ năng).

D – Điện năng biến đổi chủ yếu thành nhiệt năng.

Đáp án: D

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng?

A. Năng lượng tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

B. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi và truyền từ vật này sang vật khác.

C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác 

D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Lời giải Định luật bảo toàn năng lượng: “Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác”.

Đáp án: D

Câu 5: Năng lượng trong pin Mặt Trời được chuyển hóa như thế nào?

A. Cơ năng thành điện năng

B. Nhiệt năng thành điện năng

C. Hóa năng thành điện năng

D. Quang năng thành điện năng

Lời giải Năng lượng trong pin Mặt Trời được chuyển hóa từ việc hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) chuyển hóa thành điện năng cung cấp cho thiết bị điện cần sử dụng.

Đáp án: D

Câu 6: Dụng cụ nào sau đây biến đổi điện năng chủ yếu thành động năng?

A. Nồi cơm điện

B. Máy sấy tóc

C. Bếp điện

D. Bàn ủi điện

Lời giải

A - biến đổi điện năng chủ yếu thành nhiệt năng

B - biến đổi điện năng chủ yếu thành động năng động năng của cánh quạt quay tạo ra gió

C - biến đổi điện năng chủ yếu thành nhiệt năng

D - biến đổi điện năng chủ yếu thành nhiệt năng

Đáp án: B

Câu 7: Trong quá trình chuyển hóa lẫn nhau của năng lượng từ dạng này sang dạng khác, tổng năng lượng tại bất kỳ thời điểm nào cũng:

A. không thay đổi

B. bằng không

C. tăng dần

D. giảm dần

Lời giải Trong quá trình chuyển hóa lẫn nhau của năng lượng từ dạng này sang dạng khác, tổng năng lượng tại bất kỳ thời điểm nào cũng không thay đổi tuần theo đúng định luật bảo toàn năng lượng.

Đáp án: A

Câu 8: Trong quá trình thắp sáng một que diêm đã có sự chuyển hóa năng lượng nào?

A. Hóa năng chuyển hóa thành nhiệt năng

B. Hóa năng chuyển hóa thành quang năng

C. Hóa năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng

D. Hóa năng chuyển hóa thành nhiệt năng và cơ năng.

Lời giải Trong quá trình thắp sáng một que diêm đã có sự chuyển hóa năng lượng: Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng.

Đáp án: C

Câu 9: Một người đàn ông đứng trên đỉnh núi thả rơi một viên đá xuống chân núi, lấy mốc thế năng ở chân núi. Trong quá trình rơi của viên đá đã có sự chuyển hóa năng lượng là:

A. thế năng chuyển hóa thành động năng.

B. hóa năng chuyển hóa thành thế năng.

C. thế năng chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng.

D. thế năng chuyển hóa thành cơ năng.

Lời giải Khi viên đá được thả rơi (tốc độ ban đầu bằng 0) => viên đá chỉ có thế năng. Trong quá trình rơi thế năng của viên đá giảm dần, động năng của viên đá tăng dần và một phần năng lượng được chuyển hóa thành nhiệt năng tỏa ra môi trường do cọ xát với không khí.

Đáp án: C

Câu 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

“ Hóa năng trong nhiên liệu (xăng, dầu) khi đốt cháy, chúng giải phóng … (1)… được chuyển hóa thành …(2)… và …(3)….” .

A. (1) năng lượng, (2) hóa năng, (3) nhiệt năng

B. (1) hóa năng, (2) năng lượng, (3) nhiệt năng

C. (1) năng lượng, (2) nhiệt năng, (3) quang năng

D. (1) quang năng,  (2) nhiệt năng, (3) hóa năng, 

Lời giải Hóa năng trong nhiên liệu (xăng, dầu) khi đốt cháy, chúng giải phóng năng lượng được chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng.

Đáp án: C

Phần 2: Lý thuyết KHTN 6 Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng

I. Chuyển hóa năng lượng

Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Ví dụ: 

Sự chuyển hóa năng lượng | Kết nối tri thức

II. Định luật bảo toàn năng lượng

- Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.

Sự chuyển hóa năng lượng | Kết nối tri thức

Rót nước vào cốc nước đá. Nước đã truyền nhiệt năng cho đá làm đá tan.

- Định luật bảo toàn năng lượng: “Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác”.

Ví dụ: 

                                 Sự chuyển hóa năng lượng | Kết nối tri thức

Xem thêm các bài trắc nghiệm KHTN lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 47: Một số dạng năng lượng

Trắc nghiệm Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng

Trắc nghiệm Bài 49: Năng lượng hao phí

Trắc nghiệm Bài 50: Năng lượng tái tạo

Trắc nghiệm Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Đánh giá

0

0 đánh giá