SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 48 (Kết nối tri thức): Sự chuyển hóa năng lượng

2.4 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng

Bài 48.1 trang 76 sách bài tập KHTN 6: Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành

A. nhiệt năng.                          B. quang năng.

C. điện năng.                          D. nhiệt năng và quang năng.

Lời giải:

Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành nhiệt năng và quang năng.

Chọn đáp án D

Bài 48.2 trang 76 sách bài tập KHTN 6: Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là

A. thế năng.                             B. nhiệt năng.       

C. điện năng.                           D. động năng và thế năng.

Lời giải:

Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là thế năng.

Chọn đáp án A

Bài 48.3 trang 77 sách bài tập KHTN 6: Từ điểm A một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB (Hình 48.1). Chọn phát biểu đúng.

Bài 48. Sự chuyển hóa năng lượng

A. Động năng của vật tại A là lớn nhất.

B. Thế năng của vật tại B là lớn nhất.

C. Động năng của vật tại D là lớn nhất.

D. Thế năng của vật tại C là lớn nhất.

Lời giải:

Trong quá trình chuyển động của vật ta có:

- Động năng của vật lớn nhất và thế năng nhỏ nhất tại C.

- Động năng của vật nhỏ nhất và thế năng lớn nhất tại B.

Vì động năng phụ thuộc vào tốc độ và khối lượng của vật, thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất (hoặc mốc thế năng).

Chọn đáp án B

Bài 48.4 trang 77 sách bài tập KHTN 6: Kéo con lắc lên tới vị trí A rồi buông nhẹ (Hình 48.2). Bỏ qua ma sát của không khí. Tìm phát biểu sai.

Bài 48. Sự chuyển hóa năng lượng

A. Khi chuyển động từ A đến C, động năng của con lắc tăng dần, thế năng giảm dần.

B. Khi chuyển động từ C đến B, thế năng của con lắc tăng dần, động năng giảm dần.

C. Động năng của vật tại C lớn hơn tại A.

D. Thế năng của vật tại C là lớn nhất.

Lời giải:

Trong quá trình dao động của con lắc:

- Khi chuyển động từ A đến C, động năng của con lắc tăng dần, thế năng giảm dần.

- Khi chuyển động từ C đến B, thế năng của con lắc tăng dần, động năng giảm dần.

- Động năng của vật tại C lớn nhất, lớn hơn tại A và B.

- Thế năng của vật tại A và B lớn nhất, lớn hơn tại C.

Vì động năng phụ thuộc vào tốc độ và khối lượng của vật, thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất (hoặc mốc thế năng).

=> Phương án đúng: A, B, C.

=> Phương án sai: D

Chọn đáp án D

Bài 48.5 trang 77 sách bài tập KHTN 6: Một quả bóng cao su rơi từ vị trí A xuống mặt đất, rồi lại nảy lên nhưng chỉ lên tới điểm B (Hình 48.3). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không lên tới điểm A?

Bài 48. Sự chuyển hóa năng lượng

Lời giải:

Quả bóng không lên tới điểm A: vì khi va chạm với mặt đất một phần cơ năng đã bị chuyển hóa thành:

+ năng lượng nhiệt,

+ năng lượng âm.

Bài 48.6 trang 77 sách bài tập KHTN 6: Hãy chỉ ra sự biến đổi từ một dạng năng lượng này sang một dạng năng lượng khác trong các trường hợp sau:

a) khi nước đổ từ thác xuống.

b) khi ném một vật lên theo phương thẳng đứng.

c) khi lên dây cót đồng hồ.

Lời giải:

a) khi nước đổ từ thác xuống: Thế năng hấp dẫn chuyển hóa thành động năng.

b) khi ném một vật lên theo phương thẳng đứng: động năng chuyển hóa thành thế năng hấp dẫn.

c) khi lên dây cót đồng hồ: động năng chuyển hóa thành thế năng đàn hồi.

Lí thuyết Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng

I. Chuyển hóa năng lượng

Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Ví dụ: 

Sự chuyển hóa năng lượng | Kết nối tri thức

II. Định luật bảo toàn năng lượng

- Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.

Sự chuyển hóa năng lượng | Kết nối tri thức

Rót nước vào cốc nước đá. Nước đã truyền nhiệt năng cho đá làm đá tan.

- Định luật bảo toàn năng lượng: “Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác”.

Ví dụ: 

                                 Sự chuyển hóa năng lượng | Kết nối tri thức

Đánh giá

0

0 đánh giá