Lý thuyết KHTN 9 Bài 2 (Cánh diều 2024): Cơ năng

737

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 2: Cơ năng sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Khoa học tự nhiên 9 Bài 2: Cơ năng

A. Lý thuyết KHTN 9 Bài 2: Cơ năng

I. Động năng

- Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì khả năng sinh công càng lớn, tức là động năng của vật càng lớn.

- Động năng của vật được xác định bằng biểu thức

Wd=12mv2

Trong đó:

Wđ là động năng của vật (J)

m là khối lượng của vật (kg)

v là tốc độ của vật (m/s)

II. Thế năng trọng trường

- Vật ở độ cao nào đó đều có năng lượng được gọi là thế năng trọng trường

- Vật có trọng lượng càng lớn và ở càng cao thì khả năng sinh công càng lớn, tức là thế năng trọng trường của vật càng lớn. Thế năng trọng trường được xác định bằng biểu thức:

Wt = Ph

Trong đó:

Wt là thế năng trọng trường (J)

h là độ cao của vật so với vị trí O nào đó (m)

P là trọng trường của vật (N)

- Nếu vật ở vị trí O (h = 0) thì thế năng trọng trường của vật bằng không. Khi đó vị trí O được gọi là gốc thế năng

III. Cơ năng

Lý thuyết KHTN 9 Bài 2 (Cánh diều 2024): Cơ năng (ảnh 1) 

- Trong quá trình chuyển động, động năng và thế năng của vật có thể chuyển hóa qua lại cho nhau

- Tổng động năng và thế năng của vật được gọi là cơ năng, kí hiệu là W

W = Wđ + Wt

- Nếu lực cản nhỏ, ta có thể bỏ qua phần cơ năng chuyển hóa thành năng lượng nhiệt truyền vào môi trường. Cơ năng được bảo toàn

Sơ đồ tư duy Cơ năng

B. Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 2: Cơ năng

Đang cập nhật …

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Công và công suất

Lý thuyết Bài 2: Cơ năng

Lý thuyết Bài 3: Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần

Lý thuyết Bài 4: Hiện tượng tán sắc ánh sáng. Màu sắc ánh sáng

Lý thuyết Bài 5: Sự khúc xạ ánh sáng qua thấu kính

Lý thuyết Bài 6: Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp

Đánh giá

0

0 đánh giá