Giải SGK Công nghệ lớp 12 Bài 7 (Cánh diều): Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng

839

Lời giải bài tập Công nghệ lớp 12 Bài 7: Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 12 Bài 7 từ đó học tốt môn Công nghệ lớp 12.

Giải Công nghệ lớp 12 Bài 7: Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng

Mở đầu trang 34 Công nghệ 12: Rừng trồng tập trung nhiều ở những tỉnh nào của nước ta?

Lời giải:

Rừng trồng tập trung nhiều ở những tỉnh sau:

- Đắk Lắk

- Lâm Đồng

- Đắk Nông

- Gia Lai

- Kon Tum

- Nghệ An

- Sơn La

1. Thực trạng trồng, chăm sóc rừng

Câu hỏi trang 34 Công nghệ 12: Rừng trồng đóng góp như thế nào vào độ che phủ rừng ở nước ta từ 1990 đến 2022?

Lời giải:

Đóng góp của rừng vào độ che phủ rừng ở nước ta từ 1990 đến 2022:

- Tỉ lệ che phủ rừng ngày càng tăng.

- Diện tích rừng trồng của nước ta đã tăng liên tục và phát triển ổn định nhờ các chương trình, chính sách phát triển rừng quốc gia

Luyện tập trang 34 Công nghệ 12: Quan sát Hình 7.1 và đánh giá thực trạng trồng rừng ở nước ta giai đoạn 1990 - 2022.

Quan sát Hình 7.1 và đánh giá thực trạng trồng rừng ở nước ta giai đoạn 1990 - 2022

Lời giải:

Đánh giá thực trạng trồng rừng ở nước ta giai đoạn 1990 – 2022:

- Diện tích trồng rừng của Việt Nam có xu hướng tăng:

+ Năm 1990: 0,74 triệu ha

+ Năm 2022: 4,66 triệu ha

- Chất lượng, năng suất rừng trồng vẫn còn thấp, phần lớn là rừng trồng gỗ nhỏ.

- Trồng rừng sản xuất là chủ yếu, chiếm 84,4% (tính đến năm 2022)

- Công tác trồng và chăm sóc rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chưa được chú trọng.

Vận dụng trang 34 Công nghệ 12: Tìm hiểu thực trạng trồng, chăm sóc rừng ở một địa phương mà em biết.

Lời giải:

Thực trạng trồng chăm sóc rừng ở tỉnh Quảng Nam:

- Ưu điểm:

+ Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc rừng cho người dân.

+ Hỗ trợ người dân kinh phí chăm sóc rừng.

- Hạn chế:

+ Nhận thức của một số người dân về chăm sóc rừng còn hạn chế.

+ Kinh phí hỗ trợ cho công tác chăm sóc rừng còn hạn chế.

- Ví dụ mô hình trồng và chăm sóc rừng hiệu quả:

+ Mô hình trồng rừng gỗ lớn theo hướng tập trung

+ Mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi

2. Thực trạng bảo vệ, khai thác rừng

Câu hỏi trang 35 Công nghệ 12: Đánh giá thực trạng bảo vệ rừng ở nước ta.

Lời giải:

Đánh giá thực trạng bảo vệ rừng ở nước ta:

- Duy trì ổn định diện tích rừng tự nhiên, tăng diện tích rừng trồng và cây xanh. 

- Xác định được trách nhiệm của các ngành, các cấp và người dân đối với công tác bảo vệ rừng được nâng lên rõ rệt.

- Thành công trong chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Thành lập mới các khu bảo tồn góp phần duy trì tính toàn vẹn của hệ sinh thái rừng tự nhiên, tăng tính đa dạng sinh học của tài nguyên sinh vật rừng.

- Ngăn chặn có hiệu quả nạn chặt phá rừng, khai thác tài nguyên rừng trái phép và cháy rừng. 

Luyện tập trang 36 Công nghệ 12: Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ rừng ở nước ta giai đoạn 2006 – 2020 dựa trên thông tin Bảng 7.2

Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ rừng ở nước ta giai đoạn 2006 – 2020

Lời giải:

Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ rừng ở nước ta giai đoạn 2006 – 2020:

- Số vụ vi phạm và diện tích bị hại ở nước ta có xu hướng giảm mạnh.

- Con số vi phạm hiện vẫn đang ở mức cao dẫn đến diện tích bị thiệt hại cũng cao.

- Hiện tượng vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng vẫn diễn ra phức tạp, nạn chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, cháy rừng vẫn xảy ra nghiêm trọng ở một số địa phương.

- Nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ rừng của các ngành, các cấp, của người dân có chuyển biến nhưng chưa đầy đủ và toàn diện.

Câu hỏi trang 36 Công nghệ 12: Đánh giá thực trạng khai thác rừng ở nước ta.

Lời giải:

Đánh giá thực trạng khai thác rừng ở nước ta:

- Khả năng đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu trong nước cho công nghiệp chế biến tăng từ 30% đến trên 70%.

- Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng liên tục tăng qua các năm

- Khai thác gỗ từ rừng tự nhiên được quản lí chặt chẽ, thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên trên phạm vi toàn quốc từ năm 2016.

Luyện tập trang 36 Công nghệ 12: Dựa vào Bảng 7.3 hãy só sánh về sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng, rừng tự nhiên, rừng cao su và cây phân tán ở nước ta từ giai đoạn 2008 – 2020

Dựa vào Bảng 7.3 hãy só sánh về sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng rừng tự nhiên

Lời giải:

So sánh về sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng, rừng tự nhiên, rừng cao su và cây phân tán ở nước ta từ giai  đoạn 2008 – 2020:

- Từ năm 2008 đến năm 2020, tổng sản lượng gỗ khai thác có chiều hướng tăng dần từ 3 742 000 m² lên đến 29 500 000 m².

- Sản lượng gỗ từ rừng tự nhiên chiếm sản lượng thấp nhất và đang có xu hướng giảm dần

- Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung chiếm sản lượng cao nhất và đang có xu hướng tăng dần.

- Sản lượng gỗ khai thác từ cây cao su và cây phân tán giữ ở mức ổn định và có chiều hướng gia tăng nhanh chóng.

Vận dụng trang 37 Công nghệ 12: Tìm hiểu thực trạng bảo vệ, khai thác rừng ở một địa phương mà em biết.

Lời giải:

Thực trạng bảo vệ, khai thác rừng ở địa phương em:

Thực trạng

Đặc điểm

Bảo vệ rừng

- Diện tích và tỷ lệ che phủ rừng:

+ Diện tích: 680.249,67 ha.

+ Tỷ lệ che phủ: 42,1%.

- Thành quả:

+ Diện tích rừng tăng liên tục qua các năm.

+ Chất lượng rừng được cải thiện.

- Vấn đề tồn tại:

+ Vẫn còn tình trạng khai thác rừng trái phép.

+ Ý thức của một số người dân về bảo vệ rừng còn hạn chế.

Khai thác rừng

- Diện tích và sản lượng khai thác:

+ Diện tích khai thác được phép: 23.500 ha (năm 2022).

+ Sản lượng khai thác gỗ: 15 triệu m3 (năm 2022).

- Loại gỗ khai thác: Keo, bạch đàn, thông, dổi,...

- Vấn đề tồn tại:

+ Khai thác rừng trái phép.

+ Chế biến gỗ còn nhiều hạn chế.

 

Xem thêm các bài giải bài tập Công nghệ lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững

Bài 7: Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng

Bài 8: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng

Ôn tập chủ đề 3

Bài 9: Vai trò, triển vọng của thuỷ sản trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bài 10: Các nhóm thuỷ sản và phương thức nuôi phổ biến

 

Đánh giá

0

0 đánh giá