Hãy nêu và đánh giá những tác động của xu thế toàn cầu hoá đối với thế giới

83

Với giải Câu hỏi 1 trang 114 Bài 22 Lịch Sử 9 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 22: Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 22: Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá

Câu hỏi 1 trang 114 Lịch Sử 9: Hãy nêu và đánh giá những tác động của xu thế toàn cầu hoá đối với thế giới.

Trả lời:

- Tác động tích cực:

+ Toàn cầu hoá thúc đẩy nhanh sự hình thành thị trường kinh tế toàn cầu, xã hội hoá lực lượng sản xuất, đem lại sự tăng trưởng cao về kinh tế;

+ Tạo nên sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các lực lượng, các quốc gia, khu vực trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu vì mục tiêu phát triển chung của nhân loại;

+ Làm gia tăng giao lưu, trao đổi văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc và định hình xu hướng văn hoá toàn cầu.

- Tác động tiêu cực:

+ Làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, kéo dài khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong mỗi quốc gia, giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới;

+ Làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh;

+ Làm xói mòn và đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Lý thuyết Xu thế toàn cầu hoá và tác động đối với thế giới và Việt Nam

a) Xu thế toàn cầu hoá

- Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật đã thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hoá từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hoá, chính trị.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 22: Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá

Minh họa về xu thế Toàn cầu hóa

- Biểu hiện:

+ Kinh tế: Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế gắn với các tập đoàn xuyên quốc gia hoặc tổ chức phi chính phủ, sự mở rộng hệ thống tài chính toàn cầu với các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, quốc tế.

+ Văn hóa: Sự chia sẻ, tăng cường giao lưu, trao đổi, thâm nhập lẫn nhau của các nền văn hoá.

+ Chính trị: Sự phát triển và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các tổ chức khu vực và các tổ chức quốc tế…

b) Tác động của toàn cầu hoá đối với thế giới và Việt Nam

♦ Đối với thế giới:

- Cơ hội:

+ Toàn cầu hoá thúc đẩy nhanh sự hình thành thị trường kinh tế toàn cầu, xã hội hoá lực lượng sản xuất, đem lại sự tăng trưởng cao về kinh tế;

+ Tạo nên sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các lực lượng, các quốc gia, khu vực trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu vì mục tiêu phát triển chung của nhân loại;

+ Làm gia tăng giao lưu, trao đổi văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc và định hình xu hướng văn hoá toàn cầu.

- Thách thức:

+ Làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, kéo dài khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong mỗi quốc gia, giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới;

+ Làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh;

+ Làm xói mòn và đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

♦ Đối với Việt Nam: toàn cầu hóa tạo điều kiện cho quá trình hội nhập khu vực và thế giới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, vừa đem lại cơ hội, vừa tạo ra thách thức.

- Về kinh tế:

+ Toàn cầu hoá tạo ra cho nước ta cơ hội tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài, trình độ khoa học-kĩ thuật tiên tiến của thế giới; mở rộng hoạt động thương mại, xuất khẩu lao động; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống người dân…

+ Tuy nhiên toàn cầu hóa cùng làm gia tăng sự cạnh tranh.

- Về chính trị, toàn cầu hoá mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia và thể hiện vai trò tích cực trong các tổ chức khu vực (như ASEAN), quốc tế (như Liên hợp quốc), góp phần nâng ASEAN, quốc tế (như Liên họ cao uy tin, địa vị quốc gia.

- Về văn hoá:

+ Toàn cầu hoá cho phép mở rộng giao lưu, tiếp xúc và tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại, làm giàu cho nền văn hoá Việt Nam.

+ Dẫn đến nguy cơ bị hoà tan, làm xói mòn bản sắc văn hoá truyền thống.

Đánh giá

0

0 đánh giá