Mô tả những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận chính trị trong kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1951- 1954

82

Với giải Câu hỏi trang 74 Bài 15 Lịch Sử 9 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 15: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1951 – 1954 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 15: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1951 – 1954

Câu hỏi trang 74 Lịch Sử 9: Mô tả những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận chính trị trong kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1951- 1954.

Trả lời:

- Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) họp, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. Đây là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, là Đại hội kháng chiến thắng lợi.

- Tháng 3/1951, Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt) được thành lập trên cơ sở hợp nhất được Việt Minh và Hội Liên Việt.

- Năm 1952, Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức để tổng kết, biểu dương thành tích trong sản xuất và chiến đấu.

Lý thuyết Những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hoá

a) Chính trị

- Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) họp, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. Đây là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, là Đại hội kháng chiến thắng lợi.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 15: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1951 – 1954

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951)

- Tháng 3/1951, Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt) được thành lập trên cơ sở hợp nhất được Việt Minh và Hội Liên Việt.

- Năm 1952, Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức để tổng kết, biểu dương thành tích trong sản xuất và chiến đấu.

b) Kinh tế

- Phong trào thi đua sản xuất lập công, vận động sản xuất và thực hành tiết kiệm được triển khai rộng khắp góp phần tăng cường tiềm lực vật chất cho cuộc kháng chiến.

- Ngoài ra, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam còn nhận được nguồn viện trợ vật chất từ nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Liên Xô,...

c) Văn hoá

- Cải cách giáo dục tiếp tục được triển khai với phương châm “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất”. Nhiều trường chuyên nghiệp, trường sư phạm, trường đại học được thành lập nhằm đào tạo cán bộ kháng chiến, kiến quốc.

- Nền văn học, nghệ thuật cách mạng đạt được nhiều thành tựu với nhiều tác phẩm phản ánh về cuộc kháng chiến của dân tộc.

Đánh giá

0

0 đánh giá