Với giải Câu hỏi trang 69 Bài 14 Lịch Sử 9 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946-1950 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946-1950
Câu hỏi trang 69 Lịch Sử 9: Trình bày những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận kinh tế trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1950).
Trả lời:
- Những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận kinh tế trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1950):
+ Nền kinh tế kháng chiến được xây dựng để đảm bảo khả năng tự cấp, tự túc. Các hoạt động tăng gia sản xuất, trước hết là sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh.
+ Về công nghiệp: một số xí nghiệp quốc phòng và dân dụng có quy mô thích hợp đã lần lượt được xây dựng ở các vùng tự do, căn cứ kháng chiến; các ngành khai khoáng, cơ khí, hoá chất, diêm, giấy.... từng bước đi vào hoạt động.
Lý thuyết Một số thắng lợi tiêu biểu trong kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946-1950
a) Chính trị, ngoại giao
- Sau khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, việc di chuyển kịp thời và an toàn các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận,... lên căn cứ địa Việt Bắc là thắng lợi quan trọng để xây dựng lực lượng chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.
- Chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở được kiện toàn và củng cố để thực hiện nhiệm vụ vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
- Đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước. Ngay sau đó, Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa khác như Tiệp Khắc, Ru-ma-ni, Ba Lan,... đã lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
b) Kinh tế
- Nền kinh tế kháng chiến được xây dựng để đảm bảo khả năng tự cấp, tự túc. Các hoạt động tăng gia sản xuất, trước hết là sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh. được đã ông nghiệp
- Về công nghiệp:
+ Một số xí nghiệp quốc phòng và dân dụng có quy mô thích hợp đã lần lượt được xây dựng ở các vùng tự do, căn cứ kháng chiến.
+ Các ngành khai khoáng, cơ khí, hoá chất, diêm, giấy.... từng bước đi vào hoạt động.
c) Văn hoá, giáo dục
- Văn hoá, giáo dục được chú trọng nhằm bồi dưỡng sức mạnh tinh thần và trí tuệ của nhân dân để vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
+ Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ hai (1948) đã nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hoá phục vụ cuộc kháng chiến. Phong trào Bình dân học vụ được tiếp tục đẩy mạnh. Đến tháng 6-1950, khoảng 10 triệu người đã được xoá nạn mù chữ.
+ Cũng trong năm 1950, cuộc Cải cách giáo dục phổ thông lần thứ nhất dược triển khai với mục tiêu đưa giáo dục phục vụ tích cực kháng chiến, xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ.
d) Quân sự
♦ Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946-1947)
- Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, quân dân Hà Nội và các đô thị ở phía Bắc vĩ tuyến 16 đã chủ động tiến công quân Pháp, tổ chức các trận đánh làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch,...
- Cuộc chiến đấu đã giam chân quân địch ở Hà Nội và các thành phố, thị xã phía Bắc vĩ tuyến 16. Sau gần ba tháng chiến đấu quyết liệt, lực lượng quân chủ lực của ta đã rút lui an toàn ra vùng hậu phương để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kì.
Chiến sĩ Vệ quốc quân chiến đấu giữ từng căn nhà trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến (tháng 12 - 1946)
♦ Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 (từ tháng 10 đến tháng 12-1947)
- Âm mưu và hành động của Pháp:
+ Đầu năm 1947, thực dân Pháp âm mưu tiến công Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực của Việt Nam, khoá chặt biên giới Việt-Trung, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
+ Tháng 10-1947, thực dân Pháp đã huy động khoảng 12.000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương tiến công lên Việt Bắc.
- Chủ trương của Đảng: ra chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.
- Diễn biến chính:
+ Ở hướng đông, quân ta phục kích, chặn đánh địch trên Đường số 4, giành thắng lợi lớn tại Bản Sao-đèo Bông Lau.
+ Ở hướng tây, quân ta phục kích chặn đánh nhiều trận trên sông Lô, giành thắng lợi quan trọng ở Đoan Hùng, Khe Lau,...
Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông
- Kết quả: Sau hơn hai tháng, đại bộ phận quân Pháp phải rút chạy khỏi Việt Bắc, cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến được bảo vệ an toàn.
- Ý nghĩa:
+ Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp, giúp bộ đội chủ lực trưởng thành và thu được nhiều vũ khí.
+ Làm thất bại hoàn toàn chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.
♦ Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 (từ tháng 9 đến tháng 10-1950)
- Bối cảnh:
+ Bước sang những năm 1949-1950, tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi. Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, sự ra đời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã góp phần mở rộng ảnh hưởng và lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, tạo chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc. Trong khi đó, Mỹ từng bước can thiệp sâu hơn vào tình hình Đông Dương.
+ Với viện trợ của Mỹ, thực dân Pháp thực hiện Kế hoạch Rơ-ve. Pháp cho tăng cường hệ thống phòng thủ trên Đường số 4, lập hành lang Đông-Tây và chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai.
- Chủ trương của Đảng: tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ đã quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm:
+ Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch;
+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc;
+ Mở đường liên lạc quốc tế với các nước xã hội chủ nghĩa;
+ Tạo những thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
- Diễn biến chính:
+ Giữa tháng 9, trận tiến công mở đầu chiến dịch của quân ta vào Đông Khê giành thắng lợi.
+ Sau gần một tháng, quân Pháp bị buộc phải rút khỏi các cử điểm trên Đường số 4 như: Cao Bằng, Thất Khê, Na Sầm, Lạng Sơn...
- Kết quả - Ý nghĩa:
+ Là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam;
+ Giải phóng được vùng biên giới rộng lớn và mở đường liên lạc quốc tế, bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc, chọc thủng hành lang Đông-Tây.
+ Làm phá sản Kế hoạch Rơ-ve của Pháp.
+ Quân đội Việt Nam đã giành được thể chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
Lược đồ chiến dịch biên giới thu - đông
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 13. Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Bài 14. Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946-1950
Bài 15. Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1951 – 1954
Bài 16. Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1954 – 1965
Bài 17. Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1965 – 1975