Trình bày cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á từ năm 1945

70

Với giải Câu hỏi trang 58 Bài 12 Lịch Sử 9 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Câu hỏi trang 58 Lịch Sử 9: Trình bày cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á từ năm 1945.

Trả lời:

- Chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á nổi dậy và đã giành được độc lập như: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam (đều trong tháng 8-1945), Lào (10-1945).

- Khi các nước thực dân quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân các nước trong khu vực lại phải tiếp tục đấu tranh chống xâm lược và giành được thắng lợi vào những thời điểm khác nhau.

Lý thuyết Các nước Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 1991

a) Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc

- Chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á nổi dậy và đã giành được độc lập như: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam (đều trong tháng 8-1945), Lào (10-1945).

- Khi các nước thực dân quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân các nước trong khu vực lại phải tiếp tục đấu tranh chống xâm lược và giành được thắng lợi vào những thời điểm khác nhau.

b) Công cuộc bảo vệ và xây dựng, phát triển đất nước sau khi giành độc lập

♦ Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN

Những năm 50, 60 của thế kỉ XX:

+ Thực hiện công nghiệp hoá hướng nội, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp tiêu dùng để thay thế nhập khẩu.

+ Đáp ứng được nhu cầu cơ bản của đất nước, giải quyết được thất nghiệp, sản phẩm quốc dân tăng, nhưng còn những bất cập: thiếu vốn, nguyên liệu, kĩ thuật.

- Những năm 70, 80 của thế kỉ XX:

+ Thực hiện công nghiệp hoá hướng ngoại, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp hướng vào xuất khẩu.

+ Tạo ra biến đổi to lớn về kinh tế-xã hội: tăng trưởng kinh tế khá cao, gia tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp và ngoại thương. Nổi trội nhất là Xin-ga-po đã trở thành “con rồng” kinh tế châu Á.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Xin-ga-po vươn lên trở thành một trong 4 con rồng của kinh tế châu Á

♦ Việt Nam, Lào:

- 1945 - 1975: vừa kháng chiến, vừa kiến quốc:

+ Tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi (1954), tiếp tục kháng chiến chống Mỹ và giải phóng hoàn toàn (1975).

+ Việt Nam: xây dựng, phát triển vùng giải phóng (1945-1954), xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954-1975); Lào: xây dựng căn cứ địa cách mạng, mở rộng vùng giải phóng.

- 1975-1986:

+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước: củng cố bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân, xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.

+ Ổn định về chính trị, song còn nghèo nàn, kém phát triển về kinh tế.

- 1986-1991:

+ Tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

+ Kinh tế-xã hội đạt được những thành tựu bước đầu.

♦ Campuchia:

- 1953-1970: Thành lập Chính phủ, thi hành chính sách hoà bình, trung lập.

- 1970-1975: Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ.

- 1975-1979: Rơi vào thảm hoạ diệt chủng dưới sự thống trị của tập đoàn Pôn Pốt.

- 1979-1991:

+ Năm 1979, các lực lượng cách mạng Cam-pu-chia được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã lật đổ tập đoàn phản động Pôn Pốt.

+ Tháng 10/1991, Hiệp định Hoà binh về Cam-pu-chia được kí kết, tạo điều kiện cho quá trình khôi phục và phát triển đất nước.

♦ Bru-nây: Trong những năm 1984-1991, chuyển từ nền kinh tế hoàn toàn dựa vào nguồn dầu mỏ và khi tự nhiên sang nền kinh tế đa dạng hoá, phát triển công nghiệp tiêu dùng và xuất khẩu.

♦ Miến Điện:

- 1948-1988: Thực hiện chính sách tự lực, hướng nội dưới sự lãnh đạo của chính quyền quân sự độc tài. Những năm 80, Miến Điện lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội.

- 1988-1991: Khôi phục trật tự xã hội, cải cách, mở cửa nền kinh tế và đã đạt được thành tựu bước đầu.

c) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước là: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Ngoại trưởng của các nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan kí Tuyên bố ASEAN ngày 8-8-1967

- Mục đích hoạt động: Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng;....

- Quá trình phát triển:

+ Tháng 8/1967 - tháng 2/1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

+ ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).

+ Giai đoạn tháng 2/1976 - tháng 7/1991:

+ Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN dần được cải thiện, tạo điều kiện cho việc mở rộng ASEAN sau này.

+ Năm 1984, Bru-nây ra nhập ASEAN.

Đánh giá

0

0 đánh giá