Hãy trình bày xu hướng hình thành trật tự thế giới mới vào đầu thế kỉ XXI

116

Với giải Câu hỏi trang 112 Bài 20 Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 20: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 20: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay

Câu hỏi trang 112 Lịch Sử 9: Hãy trình bày xu hướng hình thành trật tự thế giới mới vào đầu thế kỉ XXI. Tại sao Mỹ không thể tiếp tục duy trì trật tự thế giới đơn cực?

Trả lời:

- Từ thập niên thứ hai của thế kỉ XXI đến nay, xu hướng hình thành trật tự thế giới đa cực dẫn được thể hiện rõ với nhiều trung tâm cạnh tranh với nhau.

- Mỹ không thể tiếp tục duy trì trật tự thế giới đơn cực, do: tình hình thế giới có những biến động phức tạp. Cụ thể là:

+ Nền an ninh – quốc phòng của Mỹ bị đe dọa bởi lực lượng khủng bố; tác động từ các cuộc chiến tranh cục bộ và khủng hoảng kinh tế - tài chính đã làm suy giảm sức mạnh của Mỹ.

+ Sự vươn lên mạnh mẽ của: Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, các nước Tây Âu, cùng các nước công nghiệp mới,… cũng đe dọa tới vị thế của Mỹ.

Lý thuyết Xu hướng hình thành trật tự thế giới mới vào đầu thế kỉ XXI

- Bước sang thế kỉ XXI, tình hình thế giới có những biến động phức tạp, ảnh hưởng đến xu hướng hình thành trật tự thế giới.

+ Sáng ngày 11-9-2001, tổ chức khủng bố An Kê-đa đã tấn công vào toà tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới và trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ gây ra thiệt hại nặng nề về người và của. Cho rằng chính quyền Áp-ga-ni-xtan (Afghanistan) và I-rắc (Iraq) dung dưỡng các thế lực khủng bố, từ năm 2001, Mỹ đã trực tiếp tiến hành chiến tranh can thiệp vào hai nước này. Hành động của Mỹ đã phản ánh tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực.

+ Chiến tranh và khủng hoảng tài chính 2008-2009 làm suy giảm sức mạnh kinh tế-quân sự của Mỹ.

- Từ thập niên thứ hai của thế kỉ XXI đến nay, xu hướng hình thành trật tự thế giới đa cực dẫn được thể hiện rõ với nhiều trung tâm cạnh tranh với nhau.

+ Trung Quốc “trỗi dậy” mạnh mẽ về kinh tế, quân sự, thực hiện chiến lược “Vành đai, con đường” nhằm tạo ra hệ thống kinh tế mới lấy Trung Quốc làm trung tâm.

+ Nga cố gắng khôi phục vị thế cường quốc hàng đầu thế giới, thực hiện các động thái nhằm chống lại xu hướng mở rộng về phía đông của NATO.

+ Liên minh châu Âu trở thành một lực lượng đủ sức cạnh tranh với các cường quốc.

+ Ấn Độ, Nhật Bản cũng tham gia vào quá trình cạnh tranh quyền lực.

Đánh giá

0

0 đánh giá