Giải SGK Lịch sử 9 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay

339

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Bài 20: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 20: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay

Mở đầu trang 111 Bài 20 Lịch Sử 9: Ngày 3-12-1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Man-ta, Tổng Bí thư Liên Xô M. Goóc-ba-chấp và Tổng thống Mỹ G. H. U. Bu-sơ (George H. W. Bush) đã tuyên bố sự hận thù lâu dài là nguyên nhân cốt lõi của Chiến tranh lạnh đã đi đến hồi kết. Phản ảnh sự kiện này, trang bìa Tạp chi Time, trong số ra vào tháng 12-1959, đăng hình ảnh hai lãnh đạo Xô-Mỹ và dòng chữ “Xây dựng thế giới mới”. Vậy, trong sự thay đổi đó của lịch sử, trật tự thế giới mới đã được hình thành như thế nào?

Trả lời:

- Trật tự thế giới cuối thế kỉ XX:

+ Sau khi trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ (1991), trong những năm cuối thế kỉ XX, trật tự thế giới dẫn được định hình theo xu hướng đơn cực, trong đó, Mỹ là siêu cường duy nhất.

+ Tuy nhiên, xu hướng hình thành trật tự đơn cực chi tồn tại trong thời gian ngắn. Trật tự thế giới dân chuyển sang xu hướng mới vào đầu thế kỉ XXI, theo hướng “đa cực”, với nhiều trung tâm cạnh tranh với nhau.

1. Trật tự thế giới cuối thế kỉ XX

Câu hỏi trang 111 Lịch Sử 9: Sau khi Liên Xô tan rã (1991), trật tự thế giới cuối thế thế kỉ XX được định hình theo xu hướng nào?

Trả lời:

- Những năm cuối thế kỉ XX, trật tự thế giới dẫn được định hình theo xu hướng đơn cực, trong đó, Mỹ là siêu cường duy nhất. Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga có vai trò, ảnh hưởng nhất định trong phạm vi khu vực.

- Trong khoảng 10 năm cuối thế kỉ XX, trong quan hệ giữa các cường quốc không xuất hiện những bất đồng gay gắt đến mức gây tổn hại cho thế giới và trật tự đơn cực.

- Tuy nhiên, xu hướng hình thành trật tự đơn cực chi tồn tại trong thời gian ngắn. Trật tự thế giới dân chuyển sang xu hướng mới vào đầu thế kỉ XXI.

2. Xu hướng hình thành trật tự thế giới mới vào đầu thế kỉ XXI

Câu hỏi trang 112 Lịch Sử 9: Hãy trình bày xu hướng hình thành trật tự thế giới mới vào đầu thế kỉ XXI. Tại sao Mỹ không thể tiếp tục duy trì trật tự thế giới đơn cực?

Trả lời:

- Từ thập niên thứ hai của thế kỉ XXI đến nay, xu hướng hình thành trật tự thế giới đa cực dẫn được thể hiện rõ với nhiều trung tâm cạnh tranh với nhau.

- Mỹ không thể tiếp tục duy trì trật tự thế giới đơn cực, do: tình hình thế giới có những biến động phức tạp. Cụ thể là:

+ Nền an ninh – quốc phòng của Mỹ bị đe dọa bởi lực lượng khủng bố; tác động từ các cuộc chiến tranh cục bộ và khủng hoảng kinh tế - tài chính đã làm suy giảm sức mạnh của Mỹ.

+ Sự vươn lên mạnh mẽ của: Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, các nước Tây Âu, cùng các nước công nghiệp mới,… cũng đe dọa tới vị thế của Mỹ.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 113 Lịch Sử 9: Hoàn thành bàng thông tin theo gợi ý dưới đây:

Xu hướng hình thành trật tự thế giới

Cuối thế kỉ XX

Đầu thế kỉ XXI

 

 

Trả lời:

Xu hướng hình thành trật tự thế giới

Cuối thế kỉ XX

Đầu thế kỉ XXI

Xu hướng đơn cực, trong đó, Mỹ là siêu cường duy nhất.

Xu hướng đa cực với nhiều trung tâm cạnh tranh với nhau.

 

Vận dụng trang 113 Lịch Sử 9: Theo em, tuyên bố “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” phản ảnh Việt Nam hướng đến xu hướng nào của trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh (1991)?

Trả lời:

- Tuyên bố “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” phản ảnh Việt Nam hướng đến xu hướng: mở rộng quan hệ bình đẳng, có trách nhiệm với tất cả các nước (thế giới đa cực) của trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh (1991).

Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 20: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay

1. Trật tự thế giới cuối thế kỉ XX

- Trật tự hai cực I-an-ta chịu sự chi phối của hai và Mỹ siêu cường Liên Xô sụp đổ cùng với sự tan rã của Liên bang Xô viết.

- Những năm cuối thế kỉ XX, trật tự thế giới dẫn được định hình theo xu hướng đơn cực, trong đó, Mỹ là siêu cường duy nhất. Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga có vai trò, ảnh hưởng nhất định trong phạm vi khu vực.

- Trong khoảng 10 năm cuối thế kỉ XX, trong quan hệ giữa các cường quốc không xuất hiện những bất đồng gay gắt đến mức gây tổn hại cho thế giới và trật tự đơn cực.

- Tuy nhiên, xu hướng hình thành trật tự đơn cực chi tồn tại trong thời gian ngắn. Trật tự thế giới dân chuyển sang xu hướng mới vào đầu thế kỉ XXI.

2. Xu hướng hình thành trật tự thế giới mới vào đầu thế kỉ XXI

- Bước sang thế kỉ XXI, tình hình thế giới có những biến động phức tạp, ảnh hưởng đến xu hướng hình thành trật tự thế giới.

+ Sáng ngày 11-9-2001, tổ chức khủng bố An Kê-đa đã tấn công vào toà tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới và trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ gây ra thiệt hại nặng nề về người và của. Cho rằng chính quyền Áp-ga-ni-xtan (Afghanistan) và I-rắc (Iraq) dung dưỡng các thế lực khủng bố, từ năm 2001, Mỹ đã trực tiếp tiến hành chiến tranh can thiệp vào hai nước này. Hành động của Mỹ đã phản ánh tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực.

+ Chiến tranh và khủng hoảng tài chính 2008-2009 làm suy giảm sức mạnh kinh tế-quân sự của Mỹ.

- Từ thập niên thứ hai của thế kỉ XXI đến nay, xu hướng hình thành trật tự thế giới đa cực dẫn được thể hiện rõ với nhiều trung tâm cạnh tranh với nhau.

+ Trung Quốc “trỗi dậy” mạnh mẽ về kinh tế, quân sự, thực hiện chiến lược “Vành đai, con đường” nhằm tạo ra hệ thống kinh tế mới lấy Trung Quốc làm trung tâm.

+ Nga cố gắng khôi phục vị thế cường quốc hàng đầu thế giới, thực hiện các động thái nhằm chống lại xu hướng mở rộng về phía đông của NATO.

+ Liên minh châu Âu trở thành một lực lượng đủ sức cạnh tranh với các cường quốc.

+ Ấn Độ, Nhật Bản cũng tham gia vào quá trình cạnh tranh quyền lực.

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 19. Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

Bài 20. Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay

Bài 21. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay

Bài 22. Châu Á từ năm 1991 đến nay.

Bài 23. Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay

Bài 24. Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá

Đánh giá

0

0 đánh giá