Giải SGK Lịch sử 9 Bài 24 (Chân trời sáng tạo): Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá

301

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá

Mở đầu trang 124 Bài 24 Lịch Sử 9: Năm 1898, Mác Tuên (Mark Twain) đã viết một câu chuyện viễn tường về Luân Đôn năm 1904 (From the London Times of 1904), trong đó ông mô tả về một thiết bị giống như chiếc điện thoại có khả năng kết nối trên toàn thế giới để mọi người có thể chia sẻ thông tin và quan sát nhau từ xa. Những thành tựu diệu kì của khoa học công nghệ đã hiện thực hóa vượt xa câu chuyện viễn tưởng của Mác Tuên, tạo nên một thế giới kết nối toàn cầu như chúng ta biết ngày nay. Những thành tựu đó là gì? Sự liên kết thế giới trong xu thể toàn cầu hóa có những nét cơ bản nào? Đã tác động đến thế giới và Việt Nam ra sao?

Trả lời:

- Trải qua hơn nửa thế kỉ, nhất là từ sau những năm 70, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã thu được những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu trên nhiều lĩnh vực như: khoa học cơ bản; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu; công nghệ năng lượng; công nghệ thông tin,…

- Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hoa từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa, chính trị.

- Cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa đã và đang có ảnh hưởng sâu rộng, mang lại cả những thời cơ và thách thức đối với Việt Nam.

1. Cách mạng khoa học, kĩ thuật

Câu hỏi trang 124 Lịch Sử 9: Dựa vào thông tìn trong bài và tư liệu 24.1, hãy mô tả các thành tựu của cách mạng khoa học, kĩ thuật. Theo em, thành tựu nào có giá trị ứng dụng nhất trong đời sống hiện nay?

Dựa vào thông tìn trong bài và tư liệu 24.1, hãy mô tả các thành tựu của cách mạng khoa học, kĩ thuật

Trả lời:

- Khoa học cơ bản: Đạt được nhiều thành tựu lớn trong các ngành Toán học, Vật lí, Sinh học, Hoá học...

- Công nghệ sinh học: Đạt được những bước tiến dài về công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, thúc đẩy cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, các tiến bộ y dược và công nghệ thực phẩm.

- Công nghệ vật liệu: Tạo ra được những vật liệu mới chuyên dụng với tính năng vượt trội như: pô-li-me siêu dẻo; com-pô-sít siêu bền; na-nô siêu nhỏ;…

- Công nghệ năng lượng: Khám phá và đưa vào ứng dụng các nguồn năng lượng mới, đa dạng như: nguyên tử, gió, mặt trời, sinh học, nhiệt hạch,...

- Công nghệ thông tin: Tiến dài với các thế hệ máy tính điện tử có khả năng lưu trữ, xử lí thông tin, tinh toán vượt trội và mạng internet được ứng dụng rộng rãi.

- Giao thông vận tải: Có những bước tiến vượt trội với sự xuất hiện của các loại máy bay siêu âm khổng lồ, các loại tàu hoả tốc độ cao,…

- Thông tin liên lạc: Có bước tiến “thần kì” với sự xuất hiện của sóng vô tuyến qua hệ thống vệ tinh nhân tạo, điện thoại di động và đặc biệt là điện thoại thông minh,…

- Công nghệ kĩ thuật số: Đạt được các thành tựu quan trọng về dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật... đặt nền móng cho sự ra đời, phát triển của rô bốt thông minh, nền kinh tế số, thành phố thông minh và chính phủ điện từ.

Câu hỏi trang 124 Lịch Sử 9: Cách mạng khoa học, kã thuật mang đến thuận lợi và thách thức gì cho sự phát triển của Việt Nam?

Trả lời:

- Thuận lợi:

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, mở ra cơ hội mới cho các ngành công nghiệp, dịch vụ mới.

+ Nâng cao đời sống người dân: Cải thiện chất lượng giáo dục, y tế, thông tin liên lạc, mở rộng cơ hội tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu.

+ Thúc đẩy hội nhập quốc tế: Tăng cường giao lưu, hợp tác khoa học, công nghệ với các quốc gia khác, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.

- Thách thức: 

+ Gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, gây bất bình đẳng, bất công xã hội

+ Tăng tỉ lệ mất việc làm do có sự thay thế của máy móc 

+ Ô nhiễm môi trường

2. Xu thế toàn cầu hoá

Câu hỏi trang 126 Lịch Sử 9: Hãy nêu các biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa. Dựa vào thông tin trong bài và tư liệu 24.5, hãy đánh giá tác động của toàn cầu hóa đối với tình hình thế giới và Việt Nam.

Trả lời:

* Biểu hiện của toàn cầu hóa:

- Kinh tế: Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế gắn với các tập đoàn xuyên quốc gia hoặc tổ chức phi chính phủ, sự mở rộng hệ thống tài chính toàn cầu với các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, quốc tế.

- Văn hóa: Sự chia sẻ, tăng cường giao lưu, trao đổi, thâm nhập lẫn nhau của các nền văn hoá.

- Khoa học – công nghệ: Tăng cường hợp tác, chuyển giao công nghệ trong nhiều lĩnh vực như: chính phục Vũ Trụ, công nghệ sinh học, khoa học môi trường, khoa học về sự sống....

- Các vấn đề toàn cầu: Các nước cùng hợp tác để giải quyết các vấn đề như: môi trường, đại dịch (AIDS, Covid-19, ... ), nghèo đói, khủng bố, chiến tranh, xung đột,...

* Tác động của toàn cầu hóa với thế giới

- Tác động tích cực:

+ Toàn cầu hoá thúc đẩy nhanh sự hình thành thị trường kinh tế toàn cầu, xã hội hoá lực lượng sản xuất, đem lại sự tăng trưởng cao về kinh tế;

+ Tạo nên sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các lực lượng, các quốc gia, khu vực trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu vì mục tiêu phát triển chung của nhân loại;

+ Làm gia tăng giao lưu, trao đổi văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc và định hình xu hướng văn hoá toàn cầu.

- Tác động tiêu cực:

+ Làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, kéo dài khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong mỗi quốc gia, giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới;

+ Làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh;

+ Làm xói mòn và đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

* Tác động của toàn cầu hóa với Việt Nam: toàn cầu hóa tạo điều kiện cho quá trình hội nhập khu vực và thế giới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, vừa đem lại cơ hội, vừa tạo ra thách thức.

- Về kinh tế:

+ Toàn cầu hoá tạo ra cho nước ta cơ hội tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài, trình độ khoa học-kĩ thuật tiên tiến của thế giới; mở rộng hoạt động thương mại, xuất khẩu lao động; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống người dân…

+ Tuy nhiên toàn cầu hóa cùng làm gia tăng sự cạnh tranh.

- Về chính trị, toàn cầu hoá mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia và thể hiện vai trò tích cực trong các tổ chức khu vực (như ASEAN), quốc tế (như Liên hợp quốc), góp phần nâng ASEAN, quốc tế (như Liên họ cao uy tin, địa vị quốc gia.

- Về văn hoá:

+ Toàn cầu hoá cho phép mở rộng giao lưu, tiếp xúc và tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại, làm giàu cho nền văn hoá Việt Nam.

+ Dẫn đến nguy cơ bị hoà tan, làm xói mòn bản sắc văn hoá truyền thống.

Câu hỏi trang 126 Lịch Sử 9: Dựa vào bảng 24.3, theo em, lĩnh vực nào phản ánh rõ nhất đặc trưng của xu thể toàn cầu hóa? Tại sao?

Dựa vào bảng 24.3, theo em, lĩnh vực nào phản ánh rõ nhất đặc trưng của xu thể toàn cầu hóa? Tại sao?

Trả lời:

Lĩnh vực kinh tế phản ánh rõ nhất đặc trưng của xu thế toàn cầu hóa

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 127 Lịch Sử 9: Theo em, thời cơ và thách thức lớn nhất mà cách mạng khoa công nghệ mang đến cho Việt Nam là gì? Tại sao?

Trả lời:

- Thời cơ:

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, mở ra cơ hội mới cho các ngành công nghiệp, dịch vụ mới.

+ Nâng cao đời sống người dân: Cải thiện chất lượng giáo dục, y tế, thông tin liên lạc, mở rộng cơ hội tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu.

+ Thúc đẩy hội nhập quốc tế: Tăng cường giao lưu, hợp tác khoa học, công nghệ với các quốc gia khác, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.

- Thách thức: 

+ Gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, gây bất bình đẳng, bất công xã hội

+ Tăng tỉ lệ mất việc làm do có sự thay thế của máy móc 

+ Ô nhiễm môi trường

Luyện tập 2 trang 127 Lịch Sử 9: Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện thành tựu tiêu biểu của cách mạng khoa học công nghệ. Trong các vấn đề toàn cầu đòi hỏi các nước cùng hợp tác giải quyết được trình bày tại bảng 24.3, em chú ý đến vấn đề nào nhất? Tại sao?

Trả lời:

- Sơ đồ:

Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện thành tựu tiêu biểu của cách mạng khoa học công nghệ

- Trong các vấn đề toàn cầu đòi hỏi các nước cùng hợp tác giải quyết được trình bày tại bảng 24.3, em đặc biệt chú ý đến vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Vì: tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người ở hiện tại và để lại những hệ quả nghiêm trọng trong tương lai.

Vận dụng trang 127 Lịch Sử 9: Hãy nêu một số biện pháp để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

Trả lời:

- Một số biện pháp để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay:

+ Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác.

+ Phát triển kinh tế và văn hóa phải gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

+ Tôn trọng và có ý thức gìn giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc

+ Sẵn sàng tiếp thu, học hỏi những thành tựu văn minh tiến bộ của nhân loại để bổ sung và làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc

+ Phê phán, đấu tranh chống lại các hành động làm xấu, làm mai một đi bản sắc văn hóa truyền thống. Ví dụ: tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài khi giao tiếp dễ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 19. Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

Bài 20. Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay

Bài 21. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay

Bài 22. Châu Á từ năm 1991 đến nay.

Bài 23. Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay

Bài 24. Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá

Đánh giá

0

0 đánh giá