Với giải Câu hỏi trang 104 Bài 19 Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991
Câu hỏi trang 104 Lịch Sử 9: Dựa các tư liệu 19.1, 19.2 và thông tin trong bài, hãy nêu những sự kiện liên đến việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Tại sao việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước lại có ý nghĩa quan trọng?
Trả lời:
♦ Những sự kiện liên quan đến quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước
- Tháng 9/1975, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 24 đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Từ ngày 15 đến ngày 20/ 9/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước họp tại Sài Gòn đã nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Ngày 25/4/1976, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.
- Từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976, Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội. ⇒ Thành công của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI đã hoàn thành quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
♦ Ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
- Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.
- Tạo điều kiện pháp lí để hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tư tưởng...
- Phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Nâng cao vị thế của Việt Nam, mở ra thời kì mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế.
Lý thuyết Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước
♦ Hoàn cảnh, lí do phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước
- Việt Nam đã được thống nhất về lãnh thổ, song ở mỗi miền Nam - Bắc lại tồn tại những hình thức tổ chức Nhà nước khác nhau.
- Nguyện vọng của nhân dân cả nước: mong muốn có một Nhà nước thống nhất.
- Cần tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
- Tình hình an ninh, quốc phòng của đất nước ở biên giới Tây Nam và phía Bắc còn nhiều phức tạp.
♦ Quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước
- Tháng 9/1975, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 24 đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Từ ngày 15 đến ngày 20/ 9/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước họp tại Sài Gòn đã nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Ngày 25/4/1976, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.
- Từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976, Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội. Quốc hội đã:
+ Thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.
+ Quyết định lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thủ đô là Hà Nội; thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh; Quốc kì - Cờ đỏ sao vàng; Quốc ca - Tiến quân ca; Quốc huy mang dòng chữ “Cộng hòa XHCN Việt Nam”;
⇒ Thành công của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI đã hoàn thành quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
♦ Ý nghĩa
- Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.
- Tạo điều kiện pháp lí để hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tư tưởng...
- Phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Nâng cao vị thế của Việt Nam, mở ra thời kì mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 109 Lịch Sử 9: Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh nào?...
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 18. Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975
Bài 19. Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991
Bài 20. Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay
Bài 21. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay