Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975
1. Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1965 - 1973)
Trả lời:
- Những thắng lợi trong chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ”
+ Chiến thắng Vạn Tường (1965)
+ Thắng lợi trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967
+ Thắng lợi trong Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân.
- Những thắng lợi trong chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh”
+ Trên mặt trận chính trị - ngoại giao: Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập (1969); Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương được triệu tập (1970); Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết (1973)
+ Trên mặt trận quân sự: thắng lợi trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
Trả lời:
- Những thắng lợi trong chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ”
+ Chiến thắng Vạn Tường (1965) → cho thấy quân dân miền Nam có khả năng đánh thắng chiến lược chiến tranh cục bộ; đồng thời mở đầu cao trào "Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam.
+ Thắng lợi trong Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân → buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hoá” chiến tranh xâm lược (thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”); chấp nhận đàm phán ở Pa-ri (Pháp) để bàn về chấm dứt chiến tranh.
- Những thắng lợi trong chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh”
+ Thắng lợi trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 → buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược (thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”)
+ Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết → đánh dấu quân dân Việt Nam đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút”; tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965-1973)
Trả lời:
* Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất:
- Sau khi dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ (tháng 8-1964), Mỹ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc. Tháng 2-1965, Mỹ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất bằng không quân và hải quân.
- Ngay từ ngày đầu Mỹ mở rộng chiến tranh, quân dân miền Bắc đã chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và chi viện cho miền Nam.
- Kết quả:
+ Trong hơn 4 năm, miền Bắc bắn rơi, phá huỷ 3.243 máy bay, loại khỏi vòng chiến dấu hàng nghìn phi công, bán cháy và chìm 143 tàu chiến.
+ Giao thông vận tải ở miền Bắc vẫn được đảm bảo thông suốt, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống.
- Bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc, ngày 1-11-1968, Mỹ phải tuyên bố ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
* Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai:
- Tháng 4-1972, Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai bằng không quân và hải quân.
- Quân dân miền Bắc đã chủ động, kịp thời chống trả ngay từ trận đầu, đặc biệt đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và nhiều thành phố khác ở miền Bắc trong 12 ngày đêm (từ 18 đến 29-12-1972).
- Thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải trở lại bàn hội nghị và kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (1973).
Câu hỏi trang 97 Lịch Sử 9: Hãy trình bày vai trò hậu phương lớn của miền Bắc đối với miền Nam.
Trả lời:
Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương
- Nhờ hai tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc-Nam (trên bộ và trên biển), trong giai đoạn 1965-1973, tính chung sức người, sức của từ miền Bắc chi viện cho miền Nam đã tăng gấp nhiều lần so với giai đoạn trước.
- Qua 4 năm (1965-1968), hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội đã được cử vào Nam tham gia và phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hoá tại các vùng giải phóng; hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men,.... cũng được chi viện cho miền Nam.
3. Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973-1975)
Câu hỏi trang 99 Lịch Sử 9: Hãy trình bày nét chính về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Trả lời:
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua ba chiến dịch lớn: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế-Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh.
+ Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4-3 đến ngày 24-3 kết thúc thắng lợi.
+ Chiến dịch Huế-Đà Nẵng bắt đầu từ ngày 21-3, đến ngày 26-3 thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên dược giải phóng, đến chiều 29-3, Đà Nẵng cũng dược hoàn toàn giải phóng.
+ Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu 26/4, đến 30/4/1975, xe tăng Quân Giải phóng tiến vào Độc Lập, bắt toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn. 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay nóc dinh, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
- Sau khi Sài Gòn được giải phóng, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại đã thừa thắng tiến công và nổi dậy. Ngày 2-5, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng.
=> Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 kết thúc thắng lợi. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam toàn thắng.
Trả lời:
- Không đồng tình với nhận định “Sài Gòn đầu hàng với tiếng thở phào nhẹ nhõm”
- Giải thích: thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi này khiến cho thành phố Sài Gòn (nói riêng) và toàn miền vui mừng, phấn khổiNam Việt Nam (nói chung) như được thức tỉnh dậy từ một cơn ác mộng. Người dân vui mừng, phấn khởi, không còn lo lắng, sợ hãi… mọi người đều có thể “thờ phào nhẹ nhõm” và thanh thản vì “chiến tranh đã đi qua”; những người thân thương sẽ trở về; cuộc chiến khốc liệt đẫm máu đã chấm dứt; đất nước không còn bị chiến tuyến ngăn cách…
(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân, bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
Trả lời:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
+ Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa khác.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo.
+ Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.
+ Hậu phương miền Bắc lớn mạnh, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
Trả lời:
- Đối với quốc tế:
+ Tác động lớn đến tình hình nước Mĩ và thế giới.
+ Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân; cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Đối với Việt Nam:
+ Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước.
+ Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc-kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Luyện tập - Vận dụng
Trả lời:
Giai đoạn |
Thắng lợi tiêu biểu của quân dân hai miền Nam – Bắc |
1965-1968 |
- Miền Bắc: đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ - Miền Nam: + Chiến thắng Vạn Tượng (1965) + Đập tan 2 cuộc phản công chiến lược của quân Mĩ trong 2 mùa khô (1965-1966 và 1966-1967) + Thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) |
1969-1973 |
- Miền Bắc: đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ - Miền Nam: + Thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam + Triệu tập Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương + Thắng lợi trong cuộc tiến công chiến lược (1972) + Kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) |
1973-1975 |
- Chiến thắng Đường 14-Phước Long - Thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 |
Trả lời:
Những chi tiết trong bức ảnh tư liệu tương đồng với mô tả của phóng viên nước ngoài về ngày 30- 4-1975 ở Sài Gòn:
+ Người dân tập trung đông đảo trên đường, vui mừng, phấn khởi và vẫy tay chào đoàn quân giải phóng.
+ Từ trên những chiếc xe tăng, quân Giải phóng cười rạng rỡ với người dân.
(*) Đoạn văn tham khảo:
Đã 50 năm trôi qua nhưng âm vang Chiến thắng 30/4 vẫn lay động muôn trái tim người Việt. Trước mắt chúng ta như vẫn hiện lên “những binh đoàn ta sáng nay từ bốn ngả, đang trở về trong biển tay reo”.
Đại thắng mùa xuân 1975 là kết quả tổng hợp của thời cơ cách mạng, sự phát triển có tính chất bước ngoặt về thế và lực của cách mạng Việt Nam, sự hội tụ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Chiến thắng vĩ đại đó thể hiện đỉnh cao của khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh, lấy ít đánh nhiều, biểu thị một tư duy quân sự độc đáo và sáng tạo.
Là một đất nước từng trải qua nhiều năm chiến tranh, chúng ta hiểu hơn ai hết cái giá của hòa bình. Yêu hòa bình, yêu lẽ phải là lương năng của con người. Chiến tranh sẽ chẳng mang lại gì ngoài khả năng kéo lùi lịch sử, gieo tai họa lên cuộc sống của các dân tộc bị xâm lăng.
Ôn lại những bài học từ chiến thắng vang dội mùa xuân 1975 là dịp chúng ta có thêm bản lĩnh, niềm tin để vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Chiến thắng đó còn là động lực để chúng ta hướng ra biển lớn trong hội nhập quốc tế.
Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975
1. Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1965-1973)
a) Miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968)
♦ Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ:
- “Chiến tranh cục bộ” là một chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, chủ yếu được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mỹ, quân một số nước đồng minh và quân đội tay sai Sài Gòn, trong đó quân Mỹ giữ vai trò chủ yếu.
- Dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, Mỹ mở các cuộc hành quân “tìm diệt”, “bình định" ở miền Nam và gây chiến tranh phá hoại miền Bắc.
♦ Nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ
- Năm 1965, đẩy lùi cuộc hành quân của quân Mỹ nhằm “tìm diệt” bộ đội chủ lực của ta ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18-8. Trận Vạn Tường đã mở đầu cao trào "Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam.
- Năm 1965-1967: quân dân Việt Nam lần lượt đánh bại cuộc phản công mùa khô 1965-1966 (nhằm vào các căn cứ ở Đông Nam Bộ, khu V) và cuộc phản công mùa khô 1966-1967 (với ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt”, “bình định") của quân Mỹ và quân đội tay sai Sài Gòn.
- Năm 1968, Tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân vào hầu khắp các đô thị, tiến công các vị trí đầu não của địch (đêm 30, rạng sáng 31-1). Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân đã: buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hoá” chiến tranh xâm lược (thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”); chấp nhận đàm phán ở Pa-ri (Pháp) để bàn về chấm dứt chiến tranh.
b) Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ (1969-1973)
♦ Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ:
- Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ" Mỹ chuyển sang chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh ở miền Nam Việt Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
- Chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh cũng là một chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủyếu (quân Mỹ và quân đóng minh rút dần khỏi chiến tranh), phối hợp với hoả lực, không quân Mỹ và vẫn do có văn Mỹ chỉ huy.
♦ Nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược Việt Nam hóa Chiến tranh
- Đảng chủ trương tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa, đẩy mạnh ba mũi giáp công, kết hợp với đấu tranh ngoại giao để đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ.
- Thắng lợi trên mặt trận chính trị - ngoại giao:
+ Ngày 6/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập.
+ Trong hai ngày 24 và 25 /4/1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp biểu thị quyết tâm chống đế quốc Mĩ.
+ Phong trào phá “ấp chiến lược” ở các vùng nông thôn diễn ra mạnh mẽ.
+ Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động, học sinh, sinh viên,... tại các đô thị diễn ra sôi nổi.
- Thắng lợi trên mặt trận quân sự:
+ Từ 30/4 đến 30/6/1970, liên quân Việt - Campuchia đã đánh bại cuộc hành quân xâm lược Campuchia của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
+ Từ ngày 12/2/1973 đến 23/3/1971, liên quân Việt - Lào đã đánh bại cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 719” của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
+ Năm 1972, quân dân Việt Nam tiến hành cuộc Tiến công chiến lược → buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược.
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965-1973)
♦ Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất:
- Sau khi dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ (tháng 8-1964), Mỹ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc. Tháng 2-1965, Mỹ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất bằng không quân và hải quân.
- Ngay từ ngày đầu Mỹ mở rộng chiến tranh, quân dân miền Bắc đã chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và chi viện cho miền Nam.
- Kết quả:
+ Trong hơn 4 năm, miền Bắc bắn rơi, phá huỷ 3.243 máy bay, loại khỏi vòng chiến dấu hàng nghìn phi công, bán cháy và chìm 143 tàu chiến.
+ Giao thông vận tải ở miền Bắc vẫn được đảm bảo thông suốt, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống.
- Bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc, ngày 1-11-1968, Mỹ phải tuyên bố ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
♦ Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai:
- Tháng 4-1972, Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai bằng không quân và hải quân.
- Quân dân miền Bắc đã chủ động, kịp thời chống trả ngay từ trận đầu, đặc biệt đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và nhiều thành phố khác ở miền Bắc trong 12 ngày đêm (từ 18 đến 29-12-1972).
- Thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải trở lại bàn hội nghị và kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (1973).
♦ Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương
- Nhờ hai tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc-Nam (trên bộ và trên biển), trong giai đoạn 1965-1973, tính chung sức người, sức của từ miền Bắc chi viện cho miền Nam đã tăng gấp nhiều lần so với giai đoạn trước.
- Qua 4 năm (1965-1968), hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội đã được cử vào Nam tham gia và phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hoá tại các vùng giải phóng; hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men,.... cũng được chi viện cho miền Nam.
3. Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973-1975)
- Cuối tháng 3-1973, Mỹ buộc phải rút quân khỏi miền Nam nhưng vẫn giữ lại cố vấn quân sự và tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pa-ri, tiến hành chiến dịch tràn ngập lãnh thổ, liên tiếp mở các cuộc hành quân, bình định, lấn chiếm vùng giải phóng của ta. Quân dân miền Nam vừa kiên quyết đánh trả các cuộc hành quân “bình định-lấn chiếm" của địch để bảo vệ vùng giải phóng, vừa chủ động tiến công, mở rộng vùng giải phóng.
- Đến cuối năm 1974 - đầu năm 1975, tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng, đặc biệt là sau chiến thắng Phước Long (1-1975), Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết tâm hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975-1976 và nhấn mạnh: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua ba chiến dịch lớn: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế-Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh.
+ Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4-3 đến ngày 24-3 kết thúc thắng lợi.
+ Chiến dịch Huế-Đà Nẵng bắt đầu từ ngày 21-3, đến ngày 26-3 thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên dược giải phóng, đến chiều 29-3, Đà Nẵng cũng dược hoàn toàn giải phóng.
+ Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu 26/4, đến 30/4/1975, xe tăng Quân Giải phóng tiến vào Độc Lập, bắt toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn. 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay nóc dinh, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
- Sau khi Sài Gòn được giải phóng, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại đã thừa thắng tiến công và nổi dậy. Ngày 2-5, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng.
=> Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 kết thúc thắng lợi. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam toàn thắng.
4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
a) Nguyên nhân thắng lợi
♦ Nguyên nhân chủ quan:
- Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo.
- Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.
- Hậu phương miền Bắc lớn mạnh, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
♦ Nguyên nhân khách quan:
- Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
- Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa khác.
b) Ý nghĩa lịch sử
♦ Đối với quốc tế:
- Tác động lớn đến tình hình nước Mĩ và thế giới.
- Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân; cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
♦ Đối với Việt Nam:
- Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 17. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965
Bài 18. Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975
Bài 19. Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991
Bài 20. Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay
Bài 21. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay
Bài 22. Châu Á từ năm 1991 đến nay.