Trước ngày 19- 12-1946, thực dân Pháp đã có những hành động gây chiến như thế nào

114

Với giải Câu hỏi trang 75 Bài 15 Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1950) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1950)

Câu hỏi trang 75 Lịch Sử 9: Trước ngày 19- 12-1946, thực dân Pháp đã có những hành động gây chiến như thế nào? Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích như thế nào về lí do nhân dân Việt Nam buộc phải kháng chiến?

Trả lời:

- Trước ngày 19- 12-1946, thực dân Pháp đã có những hành động vi phạm những điều khoản đã kí kết trong Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, ví dụ như:

+ Pháp tiến hành các hoạt động gây chiến ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Hải Phòng và Lạng Sơn.

+ Tháng 12 - 1946, quân Pháp liên tục gây ra những vụ xung đột vũ trang ở Hà Nội.

+ Ngày 18 - 12 - 1946, Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát Thủ đô trong vòng 24 giờ.

- Lí do nhân dân Việt Nam buộc phải kháng chiến:

+ Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, ta đã thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản. Nhưng thực dân Pháp sau khi đạt được mục tiêu kéo quân ra Bắc, lại bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích.

+ Âm mưu tái chiếm Việt Nam của kẻ thù buộc nhân dân ta không còn con đường nào khác là cầm súng chiến đấu để bảo vệ độc lập dân tộc.

=> Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi, nhân dân trong cả nước đã đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lý thuyết Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (năm 1946)

a) Nguyên nhân bùng nổ

- Những hiệp định, hiệp ước đã kí kết trong năm 1946 là nỗ lực “cứu vãn nền hoà bình” của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đồng thời kéo dài thời gian hoà hoàn để xây dựng lực lượng cho cuộc kháng chiến.

- Tuy nhiên, thực dân Pháp đã bội ước, liên tiếp có những hành động gây hấn, khiêu khích và vi phạm các văn bản kí kết. Ngày 17-12-1946, quân Pháp liên tiếp gửi các tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trị an ở Hà Nội và quyền kiểm soát Thủ đô.

Trước tình thế cấp bách, ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp và quyết định phát động cuộc kháng chiến trên toàn quốc.

- Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi, nhân dân trong cả nước đã đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1950)

b) Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp

- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong:

+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng (12-12-1946);

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946);

+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9-1947).

- Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là: “toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”.

Đánh giá

0

0 đánh giá