Bài báo cáo của nhóm bạn được chọn để trình bày trong buổi toạ đàm báo cáo kết quả bài tập dự án của trường

102

Trả lời Đề tài trang 55 Ngữ văn 12 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Trình bày báo cáo kết quả bài tập sự án về một vấn đề xã hội giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem: 

Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả bài tập sự án về một vấn đề xã hội

Đề tài (trang 55 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bài báo cáo của nhóm bạn được chọn để trình bày trong buổi toạ đàm báo cáo kết quả bài tập dự án của trường. Bạn hãy chuẩn bị nội dung bài nói để tham gia buổi toạ đàm.

Bước 1: Chuẩn bị nói

• Đề tài của bài nói cùng một đề tài với bài viết. Người nghe có thể là giáo viên bộ môn, các bạn cùng lớp, khách mời,.... Mục đích của bài nói là trình bày kết quả bài tập dự án đã thực hiện để người nghe hiểu được vấn đề và giá trị của dự án học tập mà nhóm bạn đã thực hiện. Vì vậy, bạn cần xác định mình sẽ nói ở đâu, trong thời gian bao lâu để đạt được mục đích nói.

• Đây là giai đoạn thu thập và sắp xếp các thông tin để chuẩn bị cho bài trình bày. Trong trường họp này, bài trình bày đã được chuẩn bị ở phần Viết.

• Khi chuyển hóá nội dung bài viết thành dàn ý bài nói, cần đảm bảo một số ý:

- Giới thiệu khái quát thông tin về dự án.

- Trình bày nội dung nghiên cứu của bài tập dự án kèm theo lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, đáng tin cậy.

- Nêu kết luận rút ra được từ kết quả của dự án và đề xuất giải pháp và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu (nếu cần).

• Để phần trình bày thêm thuyết phục, hấp dẫn, bạn cần chuyển bài báo cáo dạng văn bản viết thành bài trình chiếu đa phương tiện (dùng phần mềm PowerPoint, Canva, Prezi,...). Ngoài ra, bạn nên dự kiến những vấn đề mà người nghe có thể phản biện hoặc muốn tìm hiểu thêm và dự kiến câu trả lời.

Bước 2: Trình bày bài nói

Khi trình bày, nên:

• Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị.

• Kết hợp phù hợp và nhuần nhuyễn bài thuyết trình với phương tiện phi ngôn ngữ.

• Tương tác tích cực với người nghe, trình bày rõ ràng và tự tin.

Bài nói tham khảo

Chào cô và cả lớp, tôi là Nguyễn Văn A, hôm nay tôi sẽ đại diện cho nhóm số 1 trình bày bài Báo cáo tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh.

Tóm tắt:

Hiện nay, mạng xã hội trở thành một phương tiện phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Sư phát triển của mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của toàn xã hội, trong đó bao gồm cả học sinh. Qua mạng xã hội, các em tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, xong chưa có tính chọn lọc. Điều này dẫn đến một bộ phận học sinh hiểu sai, không đúng về một vấn đề nào đó. Việc nghiên cứu đề tài này, giúp chúng em có cái nhìn khách quan, toàn diện về nhiều khía cạnh để từ đó tìm kiếm những giải pháp phù hợp giúp học sinh tránh xa được các tác động xấu của mạng xã hội....

1. Đặt vấn đề

1.1. Mục đích

- Tìm hiểu về lượng thời gian sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.

- Tìm hiểu về mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.

- Tìm hiểu về những tác động tích cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh.

- Tìm hiểu về những tác động tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh.

1.2. Nhiệm vụ

- Mô tả thực trạng sử dụng Facebook của học sinh (mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, thời điểm sử dụng, tần suất sử dụng, phương tiện truy cập,…)

- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập của học sinh.

- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến đời sống của học sinh (các quan hệ xã hội).

1.3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh.

Phạm vi nghiên cứu: 560 học sinh.

Thời gian: Tháng 11 – Tháng 12 năm 2012.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại

Phương pháp đối chiếu so sánh

Phương pháp tổng hợp, hệ thống

2.  Kết quả nghiên cứu

2.1. Vai trò, vị trí của mạng Facebook trong đời sống con người.

- Có thể chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh, tán gẫu cùng bạn bè và tham gia vào các ứng dụng giải trí.

2.2 Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh

Kết quả khảo sát cũng đã phản ánh tỉ lệ cao học sinh tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook và hầu như bất kì một bạn nào cũng có riêng ít nhất 1 tài khoản Facebook để tham gia chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh và giao lưu kết bạn. Về mức độ thời gian tham gia sử dụng Facebook thì đa số các bạn đã sử dụng Facebook trên 1 năm (481/541 bạn, chiếm 88,9%).

2.3 Mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.

2.3.1. Chia sẻ, cập nhật thông tin và hình ảnh:

Đây có thể coi là mục đích chính học sinh khi sử dụng Facebook vì chiếm đến 74,6% kết quả khảo sát. Phần lớn học sinh sử dụng Facebook thay thế cho nhật ký truyền thống, với tính năng lưu trữ trực tuyến.

2.2 Giao lưu, kết nối bạn bè:

Facebook là một không gian giao tiếp công cộng trực tuyến tạo liên kết dễ dàng, thuận tiện, nhanh nhất giữa con người với nhau thông qua nhiều hình thức liên kết rộng rãi chứ không bị giới hạn không gian.

2.3. Giải trí:

Với hơn 500 nghìn ứng dụng giải trí hay, đa dạng và được đánh giá cao dành cho người sử dụng như: Games, Poke, Calendar, Youtube, Free Messenger... Facebook được các bạn học sinh lựa chọn như một nơi để giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi. Họ có thể chơi game, trò chuyện với gia đình, người thân, bạn bè.

2.4 Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh

2.4.1 Những tác động tích cực

Thông qua Facebook, các bạn đã có nơi để thể hiện mình và chia sẻ những điều khó nói cùng bạn bè.

2.4.2 Những tác động tiêu cực

Sử dụng Facebook một cách thường xuyên (bất kì thời gian nào trong ngày, chiếm 34,9%). Tác động tiêu cực lớn nhất mà nhóm đối tượng khảo sát cho thấy đó là việc tốn thời gian (chiếm 52,4%). Khoảng thời gian sử dụng Facebook mỗi ngày từ 1 - 3 giờ đồng hồ và trên 3 tiếng đồng hồ chiếm đa số câu trả lời trong cuộc khảo sát (41,3% và 30,2%). Bên cạnh đó, sinh viên khoa PR nhận thức được những tác động tiêu cực đến tâm lý, sinh lý của bản thân do việc lạm dụng Facebook như: nghiện Facebook dễ gây béo phì, ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, công việc học tập và dễ bị ảnh hưởng bởi những thói hư, tật xấu... Ngoài ra, cũng có một bộ phận nhỏ các sinh viên không biết mục đích sử dụng Facebook là gì?. Tuy nhiên, vì sự rủ rê của bạn bè nên họ cũng tạo tài khoản để bắt kịp xu hướng. Ngoài ra, 15,9% cho là Facebook không có bất kì ảnh hưởng tiêu cực nào đến bản thân đối tượng được khảo sát

2.5 Các biện pháp nâng cao ảnh hưởng tích cực của mạng Facebook đối với học sinh

2.5.1 Biện pháp từ cá nhân

Tự hoạch định cho bản thân khung thời gian hợp lí, cân bằng được giữa công việc, học tập và giải trí. Chỉ dành thời gian cho Facebook khi bạn thật sự rãnh rỗi hay muốn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.

2.5.2 Biện pháp từ cộng đồng

- Nhà trường, gia đình cần có sự hướng dẫn, tư vấn, định hướng cho học sinh về việc sử dụng mạng xã hội Facebook một cách có ích, mang lại hiệu quả tốt và ý thức được những nguy cơ tiềm ẩn của việc chia sẻ thông tin cá nhân lên Facebook.

- Các nhà quản lý các cấp, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nên tạo sân chơi giải trí lành mạnh; giáo dục, tuyên truyền về những tác hại từ việc sự dụng mạng xã hội Facebook không đúng cách.

3. Kết luận

Mạng xã hội Facebook căn bản là một phần của xã hội ngày nay. Nó đã, đang và sẽ mang đến cho cuộc sống của con người ngày càng nhiều những tiện ích thú vị, tương tác cao cũng như sự tối đa hóa các chức năng. Tuy nhiên, mạng xã hội Facebook cũng là nơi dấy lên những tiêu cực khiến nhiều người lo lắng. Và chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho mạng xã hội Facebook. Bởi lẽ, nó đơn giản chỉ là một công cụ, một phương tiện được tạo ra để gắn kết mọi người trên toàn Thế giới. Nhưng chính những người tham gia, sử dụng lại không hiểu đúng mục đích đó nên đã sà đà và lạm dụng quá mức dẫn đến gây ra những sự việc không mong muốn. Tất cả là do hành vi và sự nhận thức ở cá nhân người tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook.

Bước 3: Trao đổi và đánh giá

Khi trao đổi với người nghe, nên:

• Có thái độ cầu thị, nghiêm túc và ghi chép đầy đủ các ý kiến trao đổi.

• Cố gắng trao đổi những ý kiến phản biện quan trọng trong thời gian cho phép.

Trong vai trò người nói, bạn tự đánh giá bài nói của mình. Trong vai trò người nghe, bạn đánh giá bài trình bày của bạn bằng bảng kiểm dưới đây:

Bảng kiểm kĩ năng trình bày báo cáo kết quả bài tập dự án về một vấn đề xã hội

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Nội dung bài thuyết trình

Nêu được các thông tin cơ bản về dự án

 

 

Nệu ngắn gọn khái niệm, lí thuyết cơ sở đã vận dụng để thực hiện dự án

 

 

Trình bày rõ ràng, đầy đủ (các) sản phẩm của bài tập dự án

 

 

Nêu ra được kết luận hợp lí từ kết quả của dự án

 

 

Các kĩ thuật thuyết trình

Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, khách quan, khoa học

 

 

Kết hợp hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

 

 

Trình bày rõ ràng, tự tin, đúng thời gian quy định

 

 

Tương tác hiệu quả với người nghe

 

 

Ghi nhận và phản hồi thoa đáng những câu hỏi, ý kiến phản biện của người nghe

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá