Để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, người ta thường trồng các loài cây họ Đậu để cải tạo đất

49

Với giải Câu hỏi 2 trang 164 Sinh học 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 30: Diễn thế sinh thái giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học 12 Bài 30: Diễn thế sinh thái

Câu hỏi 2 trang 164 Sinh học 12: Để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, người ta thường trồng các loài cây họ Đậu để cải tạo đất như cây keo lá chàm, keo tai tượng, lạc dại,...

a) Hãy tìm hiểu và cho biết những loài cây này có các đặc điểm gì giúp chúng sống được trên đất trống, đồi núi trọc.

b) Tại sao việc trồng cây họ Đậu trong giai đoạn đầu tiên của quá trình cải tạo đất là lựa chọn phù hợp với quy luật diễn thế?

Lời giải:

a) Đặc điểm giúp những loài cây trên sống được trên đất trống, đồi núi trọc:

- Thích nghi với cường độ ánh sáng mạnh (cây ưa sáng).

- Nhu cầu nước ít.

- Có vi khuẩn cố định đạm sống cộng sinh trong rễ nên sinh trưởng được trên môi trường đất khô cằn, nghèo dinh dưỡng.

b) Việc trồng cây họ Đậu trong giai đoạn đầu tiên của quá trình cải tạo đất là lựa chọn phù hợp với quy luật diễn thế vì:

- Mỗi loại môi trường phù hợp với từng loại sinh vật. Muốn đẩy nhanh diễn thế theo hướng phục hồi cần tạo lớp thổ nhưỡng để các loài cây khác có thể sống được. Cây họ Đậu có khả năng sống trên đất nghèo dinh dưỡng, hoạt động của hệ rễ và vật chất rơi rụng (lá rụng, cành rụng...) dần hình thành lớp thổ nhưỡng thích hợp cho các nhóm sinh vật khác có thể đến sinh trưởng và phát triển, từ đó giúp tăng đa dạng của quần xã sinh vật.

- So với việc để đất phục hồi tự nhiên bằng cây cỏ ưa sáng thì phục hồi bằng cây họ Đậu có thời gian tạo lớp thổ nhưỡng nhanh hơn.

Đánh giá

0

0 đánh giá