Với giải Câu hỏi 2 trang 149 Sinh học 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 26: Quần xã sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Sinh học 12 Bài 26: Quần xã sinh vật
Câu hỏi 2 trang 149 Sinh học 12: Lấy ví dụ về sự tuyệt chủng của một loài sinh vật do hoạt động khai thác quá mức của con người.
Lời giải:
Ví dụ về sự tuyệt chủng của một loài sinh vật do hoạt động khai thác quá mức của con người:
- Bồ cầu viễn khách: Số lượng bồ câu viễn khách giảm mạnh sau khi người châu Âu đặt chân đến Bắc Mỹ, bắt đầu hoạt động săn bắt phục vụ ngành công nghiệp thịt giá rẻ, với số lượng bị giết hại lên đến hàng chục triệu con mỗi năm. Năm 1901 là lần cuối cùng bồ câu viễn khách được phát hiện trong môi trường tự nhiên. Martha, cá thể cuối cùng của loài này được nuôi dưỡng tại sở thú Cincinnati (bang Ohio, Mỹ), đã chết hồi tháng 9/1914.
- Tê giác đen Tây Phi: Tê giác đen Tây Phi là loài phụ của tê giác đen từng tung hoành khắp vùng Châu phi hạ Sahara nhưng số lượng giảm mạnh do nạn săn bắn trộm. Năm 1980 còn hàng trăm cá thể, giảm xuống 10 vào năm 2000 và chỉ còn 5 con 1 năm sau đó. Các khảo sát năm 2006 thất bại trong phát hiện thêm bất kỳ cá thể nào và tê giác đen Tây Phi được tuyên bố tuyệt chủng năm 2011.
- Chim Anka lớn: Chim Anka lớn thuộc chi Pinguinus sinh sống tại Đại Tây Dương, không có khả năng bay, di chuyển khó khăn trên mặt đất nhưng giỏi bơi lặn. Sự tuyệt chủng của loài chim này từ năm 1852 là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho hành động tận diệt của loài người để phục vụ nhu cầu cá nhân.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 145 Sinh học 12: Nêu các đặc trưng cơ bản của quần xã....
Câu hỏi 2 trang 147 Sinh học 12: Phân biệt mối quan hệ cộng sinh với quan hệ hợp tác...
Xem thêm các bài giải bài tập Sinh học 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 25. Thực hành: Xác định một số đặc trưng của quần thể
Bài 27. Thực hành: Tìm hiểu cấu trúc dinh dưỡng của quần xã trong tự nhiên
Bài 29. Trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái