Quan sát trong tự nhiên và lấy ví dụ về quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái lên sinh vật

92

Với giải Câu hỏi 2 trang 126 Sinh học 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 23: Môi trường và các nhân tố sinh thái giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học 12 Bài 23: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Câu hỏi 2 trang 126 Sinh học 12: Quan sát trong tự nhiên và lấy ví dụ về quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái lên sinh vật.

Lời giải:

Ví dụ về quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái lên sinh vật:

- Loài tôm he (Penaeus merguiensis) ở giai đoạn trưởng thành, trứng và ấu trùng mới nở thích nghi với nồng độ muối cao (3,2 – 3,3%) nên giai đoạn này chúng sống ở biển khơi. Sang giai đoạn sau ấu trùng chúng thích nghi với nồng độ muối thấp hơn, chỉ 1,0 – 2,5% (nước lợ) nên chúng di chuyển vào bờ và sống trong rừng ngập mặn cho đến khi đạt kích thước trưởng thành mới di cư ra biển. 

- Ở cây lúa nước, vào giai đoạn đẻ nhánh cần giữ nước trong ruộng ở mức 3 – 5 cm, sau khi lúa đẻ nhánh tối đa, phân hóa đốt thì rút bớt nước để hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu.

- Ở cây Tidestromia oblongifolia (một loài thực vật sống ở sa mạc), khi nhiệt độ môi trường từ 40 – 45oC sẽ thuận lợi cho quá trình quang hợp nhưng đồng thời cũng tăng tốc độ thoát hơi nước dẫn đến sự mất nước của cây.

Đánh giá

0

0 đánh giá