Với giải Luyện tập 3 trang 104 KTPL 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL 12 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Luyện tập 3 trang 104 KTPL 12: Cạnh gia đình nơi ông S đang sinh sống có xưởng sản xuất gỗ do ông T làm chủ đang hoạt động. Gần đây tiếng ồn lớn từ máy cưa, máy dục và máy bào của xưởng gỗ đã ảnh hưởng đến giấc ngủ của người dân. Dù ông T đã sử dụng một số phương tiện phục vụ việc che chắn nhưng mùi sơn và bụi gỗ của xưởng vẫn phát tán ra không khí xung quanh. Mặc dù, ông S và các hộ gia đình đã có ý kiến phản hồi nhưng ông T vẫn tiếp tục để xưởng gỗ hoạt động bình thường.
Em hãy nhận xét về hành vi, việc làm của ông S, các hộ gia đình và ông T.
Lời giải:
- Ông S và các hộ gia đình đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường bằng cách phản hồi về tình trạng ô nhiễm môi trường từ xưởng gỗ của ông T. Đây là một hành động tích cực và cần thiết.
- Trong khi đó, ông T đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ môi trường. Mặc dù ông đã sử dụng một số biện pháp để giảm tiếng ồn và bụi từ xưởng gỗ, nhưng việc tiếp tục hoạt động khi còn gây ra ô nhiễm môi trường là vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 12. Quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội
Bài 13. Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá
Bài 14. Quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài 15. Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế
Bài 16. Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế
Bài 17. Các nguyên tác cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế