TOP 30 bài Trình bày suy nghĩ về Lòng biết ơn với những người đang hàng ngày cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng

1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Trình bày suy nghĩ về Lòng biết ơn với những người đang hàng ngày cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Trình bày suy nghĩ về Lòng biết ơn với những người đang hàng ngày cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng

Đề bài: Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống: Lòng biết ơn với những người đang hàng ngày cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng

Trình bày suy nghĩ về Lòng biết ơn với những người đang hàng ngày cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng - Mẫu 1

Không phải tự nhiên mà Amburgh đã phải khẳng định chắc chắn rằng: “Không có kẻ nào bần cùng, thiếu thốn bằng những người không có lòng biết ơn”. Thế mới biết lòng biết ơn trong cuộc sống này có ý nghĩa biết nhường nào đối với mối quan hệ người – người.

Ngay từ khi sinh ra, nếu đã là con người thì ai cũng phải mang trong mình lòng biết ơn cha mẹ - đấng sinh thành đã cưu mang cho ta có mặt trên cuộc sống tươi đẹp này, cất công chăm sóc, nuôi dưỡng ta lớn khôn từng ngày, dạy ta cất tiếng nói đầu tiên, chập chững những bước đầu đời. Lớn lên khi đến trường, ta lại biết ơn thầy cô đã truyền đạt tri thức, dạy cho ta những bài học đạo lý làm người, dìu dắt ta trở thành con người có ích trong cuộc sống. Cuộc sống bình yên ngày hôm nay đánh đổi bằng biết bao xương máu của ông cha, gợi nhắc ta niềm biết ơn. Cuộc sống thú vị với những thành tựu khoa học kĩ thuật, những sáng tạo nghệ thuật, đánh đổi bằng công sức lao động của bao người, gợi nhắc ta niềm biết ơn. Tất cả mọi thành quả trên đời không phải tự nhiên mà có, ta lại đang được thụ hưởng những thành quả ấy, lẽ nào ta không mảy may biết ơn một chút nào?

“Uống nước” phải nhớ về “nguồn”, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay. Thừa hưởng truyền thống đạo lý tốt đẹp đó, chúng ta cũng có những ngày kỉ niệm những công lao của những con người. Là con cháu Lạc Hồng, ai mà không nhớ đến ngày mùng mười tháng ba âm lịch, ngày giỗ tổ Hùng Vương – dịp để con cháu người Việt Nam chúng ta đến thắp những nén hương tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn, thành kính. Ngày 8 tháng 3, ngày Quốc tế Phụ nữ, ta nhớ đến những người bà, người mẹ, người chị, người phụ nữ thầm lặng mà cao đẹp. Tuổi học trò ngây thơ, trao cho cô một cánh hoa hồng nhân 20/11… Trong khi cả thế giới hướng về lòng biết ơn như một điều gì thiêng liêng, lẽ nào bản thân lại đi ngược lại những gì đã trở thành đạo lý, lại không mảy may biết ơn một chút nào?

Biết bao điều để ta đặt vào đó lòng biết ơn, với người đã nhắc mình quên chưa gạt chân chống xe, với người đã mang cho mình một niềm vui, một lời an ủi,… Có khi chỉ đơn giản như thế thôi, lòng biết ơn như một thứ xúc cảm nhẹ nhàng, một mối lâng lâng trong lòng không chỉ là sự cảm kích đơn thuần vì người ta đã giúp đỡ mình mà còn là niềm vui khó tả rằng thì ra trên đời còn biết bao điều tốt, người tốt, là sự thúc giục bản thân cũng hãy giúp đỡ những người xung quanh, hãy làm một điều gì tốt đẹp để lòng thấy thỏa và thấy xứng đáng với niềm biết ơn kia. Sống với tấm lòng và trái tim luôn biết ơn người khác, đó là khởi nguồn nuôi dưỡng của biết bao đức tính tốt đẹp. Và biểu hiện cao nhất của lòng biết ơn là ở chỗ, không phải ngồi nhớ mãi hay tưởng niệm suông về những người đã giúp đỡ mình mà là tạo thêm cơ hội cho lòng biết ơn, nói cách khác là tạo ơn thật nhiều. Tạo ơn cũng chẳng phải để người khác biết ơn mình, để được cảm kích, được biết đến mà cốt để biết ơn cuộc sống đã cho ta cơ hội tạo ơn và biết ơn…

Song nếu như con người không có lòng biết ơn, nếu như phải sống trong xã hội mà không ai mảy may nghĩ đến những điều tốt đã làm thì không chỉ đơn giản là sự bần cùng trong tâm hồn như Amburgh đã nói mà còn là sự lạnh lùng, vô cảm giữa xã hội người, sự kết nối mất chân thành của mối quan hệ người – người. Nhưng thật đáng buồn khi càng ngày, cái “nếu như” ấy càng trở thành sự thật. Những con người “ăn cháo đá bát” không còn chỉ xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích như Lý Thông bội bạc Thạch Sanh nữa mà đã hóa đời thật, khiến ta giật mình trước những bài báo con giết cha để lấy tiền đi chơi, trước những hành động lật lọng vô tình đáng phê phán…

Lòng biết ơn, là câu chuyện của cảm xúc, của tình người hay là câu chuyện của làm người, của tính người?

Trình bày suy nghĩ về Lòng biết ơn với những người đang hàng ngày cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng - Mẫu 2

Xin chào cô và các bạn. Em tên là Hà Ngọc Minh. Em xin chia sẻ cho mọi người suy nghĩ, cảm xúc của mình về lòng biết ơn đối với những người đang cống hiến thầm lặng cho xã hội.

"Uống nước nhớ nguồn" là một truyền thống đạo lí tốt đẹp và quý báu của dân tộc. Khi học bài "Gặp lá cơm nếp" của nhà thơ Thanh Thảo, suy nghĩ về những người đang cống hiến thầm lặng cho xã hội cứ thổn thức trong em. Chắc hẳn khi các bạn học xong bài thơ này cũng có sự suy ngẫm về lòng biết ơn.

Vậy trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem lòng biết ơn là gì? Lòng biết ơn là sự trân trọng tình cảm, công ơn của người khác đối với mình. Lòng biết ơn giúp con người phát triển và hoàn thiện nhân cách, đem lại những điều tốt đẹp trong xã hội.

Hiện nay, chúng ta vẫn luôn biết ơn những con người đã hi sinh thầm lặng cho Tổ quốc. Điều này thể hiện ở việc hằng năm, Nhà nước luôn tổ chức ngày lễ kỉ niệm để tưởng nhớ những người chiến sĩ hi sinh trên chiến trường. Chúng ta trân quý sự cống hiến của họ vì độc lập dân tộc. Không chỉ trong thời chiến mà sự hi sinh thầm lặng còn có ở trong thời bình. Ở nơi biên giới, những người lính vẫn giữ chắc tay súng bảo vệ lãnh thổ đất nước. Vẫn còn đó những cô giáo tình nguyện lên bản làng xa xôi dạy chữ cho trẻ em nghèo. Khi đến thăm một bản làng nghèo khó nào đó, chúng ta có thể vô tình gặp được một đoàn thiện nguyện ủng hộ lương thực cho bà con vùng sâu vùng xa. Các đóng góp trong im lặng đó không khỏi khiến chúng ta xúc động và tự hào. Chúng ta cần phải biết ơn họ - những con người xây dựng đất nước tươi đẹp mà không cần một lời ngợi khen, ca tụng.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, ngoài những con người thầm lặng cống hiến cho nước nhà, vẫn còn những con người vô cảm, đi ngược lại với truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Các bạn ạ, lòng biết ơn vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Đó là truyền thống đạo lí muôn đời, chính vì vậy, là những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần có những hành động cụ thể để gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp này.

Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của em.

Trình bày suy nghĩ về Lòng biết ơn với những người đang hàng ngày cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng - Mẫu 3

Xin chào cô và các bạn. Em tên là Mai Hương. Hôm nay, trong tiết Nói và nghe, em xin chia sẻ suy nghĩ của mình về lòng biết ơn đối với những người đang cống hiến thầm lặng cho xã hội.

Từ xa xưa, ông cha ta đã răn dạy “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Đây là những đạo lí tốt đẹp mà người xưa muốn gửi gắm về lòng biết ơn. Sau tiết học “Đồng dao mùa xuân”, em cũng như tất cả các bạn ngồi dưới đây đều thổn thức trong mình sự biết ơn, tri ân với các cá nhân đang ngày ngày cống hiến cho đất nước.

Trước hết, lòng biết ơn là khắc ghi công lao mà người khác mang đến cho mình. Lòng biết ơn còn là cầu nối gắn kết người với người thêm gần gũi, gắn bó. Có thể nói, lòng biết ơn giúp mỗi chúng ta trở nên hoàn thiện về nhân cách, tư tưởng sống. Từ đây, xã hội sẽ trở nên tươi đẹp, văn minh hơn.

Ngày nay, chúng ta vẫn luôn ghi nhớ công ơn của những người cống hiến thầm lặng cho đất nước. Hàng năm, các địa phương trên cả nước thường tổ chức tu bổ, dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ để bày tỏ tấm lòng biết ơn, tưởng nhớ tới người lính bộ đội cụ Hồ. Không chỉ vậy, hình ảnh những thầy cô giáo vượt khó, bám núi, bám trường, tìm mọi cách đưa trẻ em vùng cao đến lớp làm ta thêm kính phục và yêu mến. Hay chân dung các chiến sĩ hải quân, biên phòng, ngày ngày canh gác biên giới Tổ quốc sẽ luôn in sâu trong tâm trí mỗi con người Việt Nam.

Bên cạnh những người sống biết ơn thì còn đó một vài cá nhân sống lạnh lùng, vô cảm, chỉ biết nhận mà không biết cho đi. Họ sẵn sàng phủi bỏ quan hệ, “đổi trắng thay đen”, coi việc người khác giúp đỡ mình là lẽ đương nhiên. Số khác thì ngoảnh mặt làm ngơ trước khó khăn, vất vả của những số phận bất hạnh. Như vậy, tất cả việc làm trên cần lên án và loại bỏ ngay từ bây giờ.

Để bồi dưỡng cho mình lòng biết ơn, mỗi người cần nhận thức đúng đắn “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”. Hãy học cách bao dung và chia sẻ với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, chúng ta nên yêu thương, vị tha nhiều hơn nữa.
Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi, lắng nghe.

Trình bày suy nghĩ về Lòng biết ơn với những người đang hàng ngày cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng - Mẫu 4

Xin chào cô và các bạn. Em tên là Huỳnh Ngọc Hoa. Sau đây em xin trình bày suy nghĩ của mình về lòng biết ơn đối với những người đang cống hiến thầm lặng cho xã hội.

Các bạn ạ, cuộc sống của chúng ta không thể thiếu đi lòng biết ơn. Lòng biết ơn thể hiện nhân cách tốt đẹp của mỗi con người. Sau khi học bài "Đồng dao mùa xuân" của tác giả Nguyễn Khoa Điềm, suy nghĩ về lòng biết ơn đối với những con người đã và đang cống hiến thầm lặng cho xã hội cứ trào dâng trong bản thân mình.

Vậy lòng biết ơn là gì? Mình nghĩ rằng lòng biết ơn là tình cảm yêu thương, trân trọng công ơn người khác giúp đỡ mình. Đó còn là lòng biết ơn những người thầm lặng cống hiến để dựng xây đất nước của chúng ta.

Chúng ta biết rằng, trong chiến tranh, nhiều người lính tuổi đời còn rất trẻ, họ đến từ những miền quê khác nhau, khi nghe tiếng gọi của Tổ quốc, họ sẵn sàng rời xa quê hương đi chiến đấu bảo vệ bình yên dân tộc. Họ cống hiến một cách thầm lặng cho dân tộc, những nấm mồ chung, nấm mồ không tên là minh chứng cho sự hi sinh đó. Hằng năm, để tưởng niệm các người chiến sĩ đã ra đi để gìn giữ non sông, Nhà nước luôn tổ chức những ngày lễ kỉ niệm để ghi nhớ công ơn những chiến sĩ cách mạng. Chúng ta cũng được xem những chương trình "Uống nước nhớ nguồn", "Hành trình kí ức",... để đắm mình trong những năm tháng hào hùng của dân tộc. Qua đó, ta càng hiểu thêm trân trọng, biết ơn những con người đã cống hiến hết mình "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".

Ngày nay, ở những nơi núi cao, nơi biển đảo xa xôi kia, vẫn có những chiến sĩ ngày đêm canh giữ cho biển trời của quê hương. Trong xã hội, vẫn có những con người từ thiện một cách thầm lặng cho người nghèo, người khuyết tật và những trẻ em bị bỏ rơi. Trong thời kì dịch bệnh Covid 19 diễn ra phức tạp, chúng ta cũng thấy được sự cống hiến của các y bác sĩ trong việc nghiên cứu vắc-xin và thuốc điều trị bệnh.

Tuy nhiên, xã hội hiện nay vẫn có những con người vô ơn, đi ngược lại với truyền thống đạo lí "Uống nước nhớ nguồn". Những con người đó đáng bị phê phán và lên án vì lối sống thờ ơ, vô cảm trước những điều tốt đẹp người khác dành cho mình.

Là một học sinh, chúng ta cần nuôi dưỡng trong mình lòng biết ơn. Hãy trân trọng và yêu thương những con người cống hiến thầm lặng cho đất nước bởi những đóng góp cao đẹp đó góp phần xây dựng một đất nước phát triển giàu đẹp và văn minh.

Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của em. Những ý kiến đóng góp của cô và các bạn em sẽ tiếp thu để hoàn thiện bài nói của mình một cách tốt nhất.

Trình bày suy nghĩ về Lòng biết ơn với những người đang hàng ngày cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng - Mẫu 5

Trong cuộc sống, không phải điều gì ta cũng có thể tự mình làm, tự mình đạt được. Và chắc chắn, ai cũng đã nhận được sự giúp đỡ của mọi người xung quanh để có thể đạt được thành quả nào đó. Vì vậy, lòng biết ơn trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết. 

Lòng biết ơn được hiểu là sự ghi nhớ công lao của người đã giúp đỡ mình. Biết ơn được thể hiện qua sự ghi nhớ công lao, qua sự trân trọng của ta với người đã giúp đỡ mình và hơn hết là có hành động, việc làm cụ thể bày tỏ lòng biết ơn của bản thân mình. Biết ơn chính là sự chân thành, là sự ghi tạc công lao và hơn hết là sự thể hiện thái độ chân thành trong mỗi con người.

Biểu hiện của lòng biết ơn trong cuộc sống vô cùng đa dạng, phong phú. Biết ơn cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Biết ơn cha mẹ, thầy cô, những người đã luôn dìu dắt và chăm sóc ta. Ngay cả một người qua đường, một người không quen biết trong đời ta, ta cũng ghi tạc công lao của họ, nhận lòng tốt của họ và biết ơn một cách chân thành. Những hành động trong các ngày lễ đều là sự thể hiện cụ thể của lòng biêt ơn. Vào ngày nhà giáo, ta có những món quà gửi tặng thầy cô. Vào ngày thương binh liệt sĩ, ta thắp hương các anh hùng liệt sĩ. Lòng biết ơn cua ta còn thể hiện trong cuộc sống thường ngày. Ta biết ơn cha mẹ bằng việc làm giúp đỡ cha mẹ công việc nhà, biết ơn thầy cô bằng cách học tập tốt. Thêm vào đó, biết ơn còn là ở việc ta trao đi giá trị tốt giúp đỡ mọi người xung quanh mình  và đem lòng tốt nhân lên muôn nơi

Chính lòng biết ơn đã và đang làm cuộc sống này trở nên đẹp hơn. Biết ơn giúp ta thấy được giá trị của cuộc đời. Đồng thời, nhờ biết ơn mà con người có sụ gắn kết, gần gũi. Chính ngọn lửa ấm mà lòng biết ơn mang lại đã soi chiếu mỗi cuộc đời và làm cuộc sống của ta thêm ý nghĩa hơn. Cá nhân có lòng biết ơn thì sẽ tạo nên những giá trị phẩm chất tốt đẹp. Xã hội mà con người ai cũng biết ơn, ai cũng chân thành thì sẽ tạo nên sự gắn kết giữa con người với con người. Lòng biết ơn là tiêu chí của đạo đức và là thước đo cho phẩm giá, nhân cách con người. NGay cả những người thành công nhất, tài giỏi nhất họ cũng khoogn cho mình quên đi người đã dìu dắt. Dù Aristot là học trò của Platon, dù hai thầy trò đối nghịch nhưng học trò Aristot thì luôn luon trân quý thầy, biết ơn thầy. 

Tuy vậy, trong cuộc sống, không phải ai cũng có lòng biết ơn. Không ít những con người sống vô ơn, ăn cháo đá bát. Họ đã và đang làm xấu chính họ, phụ lại lòng tốt của mọi người xung quanh họ cũng như làm cái xấu bị lây lan trong xã hội này. Sống vơi sự vô ơn, con người sẽ mãi không thể lớn lên, trưởng thành. Chẳng một ai trên đời mà có thể dùng sự vô ơn của mình để tiến bước tới thành công.

Lòng biết ơn là bài học cho mỗi người. Bản thân em cũng tự rút ra cho mình nhiều bài học về lòng biết ơn, nhiều bài học về lẽ sống ở đời. Mỗi người cũng có thể nhân rộng lòng biết ơn bằng sự chân thành, giúp đỡ người xung quanh, trao gửi điều tốt đẹp, nhận lòng biết ơn và là người đem gắn kết sự biết ơn tới tất cả mọi người quanh ta. 

Đánh giá

0

0 đánh giá