Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
Đề bài: Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
Sơn và Lan sinh ra trong một gia đình khá giả. Một hôm, trời bỗng chuyển lạnh, Sơn được mẹ mặc cho chiếc áo ấm. Hai chị em ra chợ chơi thì thấy Hiên - cô bé hàng xóm đang co ro bên cột quán với manh áo mong manh, rách tả tơi. Sơn bàn với chị Lan đem chiếc áo bông cũ. Về đến nhà, người vú già nói với chị em Sơn mẹ đã biết chuyện. Sợ bị mắng, Sơn và Lan đến nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy ai. Đến khi về nhà đã thấy mẹ con Hiên đem áo sang trả. Mẹ Sơn đã cho mẹ Hiên vay tiền để may áo cho con.
Mùa đông đến bất ngờ mà không báo trước. Mẹ và chị Lan đã thức dậy từ sớm, mặc áo ấm cả. Đến khi Sơn tỉnh giấc, cậu được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Xong, chị em Sơn ra ngoài chơi. Những đứa trẻ nghèo sống ở xóm chợ như Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc sán lại gần, giương mắt ngắm và trầm trồ trước quần áo mới của Sơn. Bỗng nhiên, Lan nhìn thấy cô bé Hiên đứng cách đó không xa, chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Biết được sự tình, chị em Sơn động lòng thương. Sơn đã nói với chị Lan đem chiếc áo của em Duyên đến cho Hiên mặc. Đến khi về nhà, Lan và Sơn nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện. Cả hai lo lắng, sợ sệt nên đã chạy sang nhà Hiên đòi lại áo nhưng không có ai ở nhà. Đến khi Sơn và Lan về nhà đã thấy mẹ con Hiên đem áo đến trả. Mẹ Sơn biết rõ mọi chuyện, liền cho mẹ Hiên vay năm hào về may áo cho con. Khi họ ra về, mẹ Sơn nhẹ nhàng, âu yếm ôm hai con vào lòng mà bảo: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”.
Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài - Bức tranh của em gái tôi
Kiều Phương là một cô bé hiếu động và nghịch ngợm. Nhờ có chú Tiến Lê đã phát hiện ra tài năng hội họa của em. Khi biết được, mọi người trong nhà đều vui mừng. Thấy vậy, người anh cảm thấy tự ti vì mình không có tài năng gì. Người anh cảm thấy ghen tị với em gái của mình. Trong cuộc thi vẽ tranh quốc tế, Kiều Phương đạt giải nhất với bức tranh “Anh trai tôi”. Khi nhìn thấy bức tranh, người anh nhận ra sự nhỏ nhen của bản thân.
Kiều Phương là một cô bé nghịch ngợm. Cô được anh trai đặt cho biệt danh là Mèo. Một lần tình cờ chú Tiến Lê - người bạn thân của bố phát hiện ra tài năng vẽ tranh của cô bé. Mọi người trong gia đình vui mừng, còn anh trai của Kiều Phương thì mặc cảm vì mình không có tài năng gì. Kiều Phương tham gia trại thi vẽ tranh quốc tế, đoạt giải nhất khiến người anh trai cảm thấy ghen tị. Điều bất ngờ là bức tranh đoạt giải của cô bé lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Bức tranh vẽ về người anh trai đẹp lung linh và rất hoàn hảo khiến người anh từ hãnh diện đến xấu hổ. Khi đứng trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em.
An cùng Cò theo tía nuôi vào rừng lấy mật. Cậu đã được ngắm nhìn cảnh sắc núi rừng rộng lớn. An được Cò giảng giải cho cách xem ong mật. Khi trở về, má nuôi đã kể cho An nghe cách người ta làm kèo ong - một cách “thuần hóa” ong rất đặc biệt của người dân vùng đất U Minh.
Truyện kể về một lần An cùng với Cò theo tía nuôi đi lấy mật. Trên đường đi, An cảm thấy núi rừng thật đẹp. Tía nuôi đi trước dẫn đường, An và Cò theo sau. Khi An thấm mệt, tía nuôi đề nghị sẽ nghỉ ngơi, chờ An hết mệt rồi mới đi tiếp. Cò đã chỉ cho An cách xem đàn ong mật. Sau đó, họ tiếp tục đi lấy mật và thu hoạch được rất nhiều. Họ đi tới một cái trảng rộng, nhìn thấy biết bao là chim. An vô cùng thích thú, nhưng khi nghe Cò nói đến “sân chim”, cậu lại im lặng vì từ ái nghĩ nếu cái gì cũng hỏi thì Cò sẽ khinh mình dốt. Khi bắt gặp một kèo ong, An nhớ lại lời má dạy về cách xây kèo. Người dân vùng đất U Minh có một cách “thuần hóa” ong rất đặc biệt.
Bởi biết ăn uống điều độ, Dế Mèn đã trở thành một chàng dế rất cường tráng. Nhưng cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn coi thường tất cả mọi người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc. Điều đó khiến cho Dế Choắt bị bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên cậu lại có tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mất chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… Đặc biệt là với Dế Choắt - người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài “ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện”. Một lần sang chơi, Dế Mèn đã lên tiếng chê bai ngôi nhà của Dế Choắt, lại từ chối giúp đỡ khi Choắt nhờ vả. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc nhưng lại khiến Dế Choắt bị liên lụy. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận, đứng trước mộ của Dế Choắt và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương. Nhà vua hết mực thương yêu nàng và muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người là Sơn Tinh, một người là Thủy Tinh. Vua Hùng đưa ra điều kiện ngày mai ai mang lễ vật đến trước sẽ lấy được Mị Nương làm vợ. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, lấy được Mị Nương. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt. Hằng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.
Vua Hùng Vương thứ mười tám có một nàng công chúa tên là Mị Nương. Nàng đẹp như hoa như phấn, tính tình hiền dịu nết na. Khi Mị Nương đến tuổi lấy chồng, vua Hùng muốn kén một chàng rể thật tài giỏi, nhưng mãi chưa có một ai xứng đáng với con gái của mình. Một hôm nọ, đến cầu hôn công chúa có hai vị thần, cả hai đều ngang tài, ngang sức với nhau, và đều xứng đáng để trở thành con rể của vua Hùng. Một người tên là Sơn Tinh là chúa của vùng rừng núi cao, thần có thể dời non lấp bể, dựng núi xây đồi. Còn người thứ hai tên là Thủy tinh là chúa vùng biển cả, thần có khả năng hô mưa gọi gió, dâng nước…Vua Hùng không biết chọn ai, ngẫm nghĩ một hồi lâu, vua bèn ra điều kiện: “Ngày mai ai mang lễ vật gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thì ta sẽ gả con gái cho”. Sáng hôm sau, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến và cưới được Mị Nương, thần đưa nàng về núi cao. Còn Thủy Tinh đến sau, nên không cưới được công chúa, tức giận bèn hô mưa, gọi gió, tạo ra giông bão, dâng nước lên cao để nhấn chìm Sơn Tinh, cướp lại Mị Nương. Lúc đó, cả một vùng Phong Châu như chìm trong biển nước. Nhưng Sơn Tinh không hề sợ sệt, thần dùng phép dời núi, bốc đồi và đắp thành lũy để ngăn chặn dòng lũ đang dâng cao. Hai bên đánh nhau suốt ngày đêm. Vùng núi Tản Viên, Sông Đà lúc đó như trở thành một chiến trường khốc liệt, cây cối đất đá đổ vỡ khắp nơi, xác các sinh vật biển chết thả đầy sông. Cuối cùng Thủy Tinh không đánh lại được đành chịu thua. Kể từ đó, oán hận thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh lại đánh Sơn Tinh, nhưng luôn bị đánh bại.
Một đêm nọ, anh em Mon và Mên trằn trọc không ngủ được vì lo lắng cho bầy chim chìa vôi, làm tổ ở bãi cát giữa sông. Cả hai quyết định sẽ đi đến bờ sông ngay trong đêm để mang những chú chim vào bờ. Khi bình minh lên, dải cát vẫn còn lộ ra trên mặt nước, trong khoảnh khắc cuối cùng, những chú chim non bay lên không trung khiến hai đứa trẻ vui mừng, hạnh phúc.
Khoảng hai giờ sáng, Mon tỉnh giấc, rồi quay sang gọi Mên. Mon lo lắng cho bầy chim chìa vôi làm tổ ở ngoài bờ sông. Mưa lớn khiến tổ chim chìa vôi ở dải cát giữa sông bị nhấn chìm. Sau một lúc trò chuyện, cả hai quyết định sẽ ra bờ sông để đưa những chú chim vào bờ. Từ chiều qua, nước đã dâng lên nhanh hơn. Nước dâng lên đến đâu, chim bố và chim mẹ lại dẫn bầy con tránh nước đến đó. Những chú chim nhảy đến phần cao nhất của dải cát, nhảy lò cò trên những đôi chân mảnh dẻ chưa thật sự cứng cáp. Bỗng nhiên, một con chim non đuối sức, nó rơi xuống như một chiếc lá. Chim mẹ đến gần xòe đôi cánh lượn quanh đứa con và kêu lên như để cổ vũ cho nó. Lúc đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định, tấm thân bé bỏng của nó vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao. Khi Mon và Mên chứng kiến cảnh tượng đó, cả hai khóc đã lúc nào mà không biết.
Ở quận Cao Bình, có hai vợ chồng lớn tuổi nhưng chưa được một mụn con. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu bé sinh ra đã mồ côi cha, về sau người mẹ cũng qua đời. Từ đó, cậu sống lủi thủi trong gốc đa. Cả gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại, người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Có người hàng rượu tên là Lí Thông, thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, lân la đến gợi chuyện kết nghĩa huynh đệ. Không chỉ vậy, hắn còn lừa Thạch Sanh đi canh miếu thay để nộp mạng cho chằn tinh. Thạch Sanh giết chết chằn tinh nhưng lại bị Lý Thông cướp công. Vào ngày kén rể, công chúa bị đại bàng bắt đi. Thạch Sanh đã bắn đại bàng, rồi cứu được công chúa nhưng lại bị Lý Thông hãm hại. Cuối cùng, nhờ tiếng đàn, Thạch Sanh được minh oan. Còn Lí Thông bị trừng trị. Thạch Sanh cưới được công chúa, đánh bại mười tám nước chư hầu rồi được vua truyền ngôi cho.
Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng có tuổi mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu bé sinh ra đã mồ côi cha, về sau người mẹ cũng qua đời. Từ đó, cậu sống lủi thủi trong gốc đa, cả gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại, người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Thấy Thạch Sanh có sức khỏe, Lí Thông mới lân la gợi chuyện để hai người kết nghĩa anh em. Thạch Sanh về ở cùng mẹ con Lí Thông.
Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, nó bắt dân làng mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy, đến lượt nhà Lý Thông, hắn bèn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh giết chết chằn tinh nhưng khi trở về lại bị Lí Thông lừa gạt phải trốn đi. Lí Thông đem đầu chằn tinh dâng lên vua để nhận thưởng.
Trong ngày kén rể, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh liền dùng cung tên bắn đại bàng và lần theo vết máu tìm ra chỗ ở của nó. Lí Thông được vua cử đi tìm công chúa, một lần vô tình gặp Thạch Sanh và biết được hang của đại bàng. Cả hai cùng đi cứu công chúa. Đến hang, Thạch Sanh xuống hang giết đại bàng cứu được công chúa nhưng lại bị Lí Thông hãm hại lấp kín cửa hàng không cho chàng lên. Ở đây, Thạch Sanh đã cứu con vua Thủy Tề, được đối đãi rất hậu và đưa về quê nhà. Khi trở về, chàng bị hồn của chằn tinh và đại bàng mưu hại nên bi bắt giam. Trong ngục, chàng lấy cây đàn được vua Thủy Tề tặng ra đánh để bày tỏ nỗi oan khuất. Vua lấy làm lạ cho Thạch Sanh đến gặp, chàng kể hết mọi oan khuất. Lí Thông bị trừng trị còn Thạch Sanh được gả công chúa cho.
Thấy lễ cưới tưng bừng, hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra gảy, tiếng đàn của chàng vừa cất lên đã khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay xin hàng. Thách Sanh sai nấu cơm thiết đãi, quân sĩ ăn mãi không hết niêu cơm bé xíu liền cảm ơn rồi kéo nhau về nước. Về sau, vua không có con trai nên đã truyền ngôi cho Thạch Sanh.
Tấm là một cô gái xinh đẹp, hiền lành lại chăm chỉ. Cha mất sớm, một mình cô sống với mụ dì ghẻ và con gái của bà ta là Cám. Không chỉ bị bắt làm rất nhiều công việc vất vả, cô còn bị mẹ con dì ghẻ bắt nạt. Như Cám thì lừa cô lấy hết tôm cá để dành chiếc yếm đào. Dì ghẻ thì trộn đậu để bắt Tấm phân loại, không được đi chơi hội. Tuy nhiên, nhờ có sự giúp đỡ của Bụt mà Tấm vẫn vượt qua tất cả để đến dự hội, và trở thành vợ của nhà vua sau sự cố rơi hài. Sau khi là hoàng hậu, Tấm vẫn giữ những phẩm chất như xưa. Trong lần về giỗ cha, cô tự mình trèo lên cây hái cau, bị mụ dì ghẻ chặt cây hại chết. Sau đó, Cám mặc áo Tấm để vào cung hầu vua. Cô ta và mẹ mình nhiều lần giết chết hóa thân của Tấm là chim vàng anh, cây xoan, khung cửi. Nhưng cuối cùng, từ đống tro tàn, Tấm vẫn trở về là hình hài con người trong quả thị. Cô và nhà vua nhận ra nhau qua miếng trầu têm cánh phượng. Vậy là Tấm được nhà vua đón về kinh, sống cuộc đời hạnh phúc. Còn mẹ con Cám thì bị đuổi về quê.