Chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo Chuyên đề 2: Nhật Bản: hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay

735

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề học tập Lịch sử lớp 12 Chuyên đề 2: Nhật Bản: hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Lịch sử 12 Chuyên đề 2: Nhật Bản: hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay

1. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1973)

Mở đầu trang 20 Chuyên đề Lịch Sử 12: Lịch sử Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đã trải qua những thời kì nào? Sự chuyển biến qua từng thời kì ra sao? Sự phát triển đó đã để lại những bài học gì?

Lời giải:

- Các giai đoạn phát triển của lịch sử Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:

+ 1945 – 1952, Nhật Bản bị quân đội Đồng minh chiếm đóng. Bộ Chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh (SCAP) đã thi hành một số biện pháp “phi quân sự hoá” và thực hiện “dân chủ hoá” Nhật Bản. Những chính sách cải cách của SCAP đã góp phần quan trọng đưa đến những chuyển biến lớn trong đời sống chính trị - kinh tế và xã hội của Nhật Bản.

+ 1952 – 1973, Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng cao về kinh tế

+ Từ 1973 – hiện nay, sự phát triển của Nhật Bản đan xen với những đợt khủng hoảng, suy thoái ngắn.

- Những bài học rút ra từ thành công của Nhật Bản:

+ Coi trọng nhân tố con người.

+ Phát huy vai trò của nhà nước trong việc quản lí, điều tiết nền kinh tế.

+ Cải tiến hệ thống tổ chức, quản lí sản xuất

+ Bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống về lịch sử, văn hóa.

Câu hỏi trang 23 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu những chuyển biến về chính trị, kinh tế, xã hội của Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng (1945-1952).

Lời giải:

♦ Chuyển biến về chính trị:

- Bộ Chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh (SCAP) đã thi hành một số biện pháp “phi quân sự hoá” và thực hiện “dân chủ hoá” Nhật Bản.

+ Giải tán lực lượng vũ trang của Nhật Bản, tiến hành xét xử tội phạm chiến tranh, thanh trừng những người có hành vi liên quan tới chiến tranh phát xít.

+ Hiến pháp mới được ban hành năm 1947, thay đổi nền chính trị Nhật Bản. Về thể chế, Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến nhưng theo chế độ dân chủ đại nghị, dựa trên ba nguyên tắc cơ bản là: chủ quyền của toàn dân, vai trò tượng trưng của Thiên hoàng và hoà bình, tôn trọng những quyền cơ bản của con người.

+ Nhật Bản cam kết vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh, không đe doạ hay sử dụng lực lượng quân sự làm phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế, không duy trì quân đội thường trực, không đưa các lực lượng vũ trang ra nước ngoài,...

=> Kết quả: Xây dựng một nền chính trị dân chủ, chủ quyền của toàn dân, tôn trọng những quyền cơ bản của con người.

♦ Chuyển biến về kinh tế:

- SCAP cũng tuyên bố thực hiện các chính sách cải cách về kinh tế, như:

+ Giải thể Dai-bát-xư (các tập đoàn, công ty độc quyền do một dòng họ sở hữu và chi phối).

+ Thực hiện cải cách ruộng đất.

- Nhờ thực hiện những chính sách cải cách này, đời sống kinh tế của Nhật Bản đã có nhiều chuyển biến, như:

+ Sự cạnh tranh trong các ngành công nghiệp tăng lên mạnh mẽ, mở rộng sở hữu tư bản.

+ Năng suất nông nghiệp tăng nhanh và tạo sự ổn định trong xã hội nông thôn.

♦ Chuyển biến về xã hội:

- Việc đân chủ hoá quyền lợi người lao động thông qua các đạo luật về lao động đã giúp làm tăng số lượng nghiệp đoàn và số lao động tham gia, phát triển phong trào công đoàn của công nhân...

- Năm 1947, Luật Giáo dục được ban hành, đặt cơ sở xây dựng nền giáo dục mới khoa học và tiến bộ, đáp ứng mục tiêu dân chủ hoá nước Nhật.

Câu hỏi 1 trang 25 Chuyên đề Lịch Sử 12: Giải thích nguyên nhân phát triển thần kì của nền kinh tế ở Nhật Bản?

Lời giải:

- Nguyên nhân phát triển “thần kì” của Nhật Bản:

+ Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm

+ Coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.

+ Nhiều tập đoàn và công ty có tầm nhìn xa, quản lí tốt, có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.

+ Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.

+ Chi phí cho quốc phòng thấp (không vượt quá 1 % GDP), có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.

+ Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như nguồn viện trợ Mỹ, lợi nhuận từ các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 - 1953), ở Việt Nam (1954 - 1975),…

Câu hỏi 2 trang 25 Chuyên đề Lịch Sử 12: Phân tích nét chính về tình hình chính trị, xã hội của Nhật Bản giai đoạn 1952 – 1973.

Lời giải:

- Về chính trị:

+ Từ năm 1955, Đảng Dân chủ Tự do (LDP), liên tục cầm quyền, mở ra thời kì mới cho nền chính trị Nhật Bản.

+ Thời kì 1960-1964, Nhật Bản chủ trương xây dựng một nhà nước phúc lợi chung và đưa ra kế hoạch tăng thu nhập quốc dân lên gấp đôi trong 10 năm (1960-1970).

- Về đối ngoại:

+ Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mỹ. Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật Bản kí năm 1951 nhằm đảm bảo an ninh cho Nhật Bản, tạo nền tảng quan hệ giữa hai nước.

+ Nhật Bản xây dựng chính sách đối ngoại chủ động, đa dạng.

+ Năm 1956, Nhật Bản bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Liên Xô và trở thành thành viên Liên hợp quốc, thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc (1972), Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1973),...

- Tình hình xã hội:

+ Điều kiện giáo dục, y tế được cải thiện; đời sống của nhân dân được nâng cao.

+ Dân số tăng trưởng nhanh, tuổi thọ tăng lên đáng kể. Đầu những năm 1970, Nhật Bản trở thành nước có trình độ dân trí cao.

2. Nhật Bản từ năm 1973 đến nay

Câu hỏi 1 trang 28 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000.

Lời giải:

♦ Tình hình kinh tế:

- 1970 – 1980: thời kì khủng hoảng

+ Năm 1974, kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng siêu lạm phát, suy thoái.

+ Chính phủ Nhật Bản đưa ra nhiều biện pháp để khắc phục.

- 1980 – 1990: thời kì phục hồi:

+ Mặc dù kinh tế có sự phục hồi, nhưng phát triển không ổn định, "nền kinh tế bong bóng".

+ Tuy vậy, Nhật Bản vẫn là nền kinh tế thứ 2 thế giới, là chủ nợ của nhiều quốc gia.

- 1990 – 2000: thời kì suy thoái:

+ Kinh tế bước vào thời kì trì trệ "thập niên mất máť".

+ Tuy nhiên, khoa học – kĩ thuật tiếp tục phát triển ở trình độ cao, tập trung vào lĩnh vực sản xuất dân dụng, chinh phục vũ trụ.

♦ Tình hình chính trị: Đảng LDP tiếp tục cầm quyền ở Nhật Bản. Về sau, nội bộ Đảng LDP lục đục khiến uy tín bị giảm sút. Nền chính trị Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.

♦ Tình hình đối ngoại:

- Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ, kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật Bản.

- Tăng cường hợp tác với Tây Âu, các nước công nghiệp mới (NICs) và khu vực ASEAN.

♦ Tình hình xã hội:

- Sự già hoá dân số, khoảng cách giàu nghèo, nạn thất nghiệp.

- Tình trạng mất cân đối về địa bàn phát triển kinh tế.

Câu hỏi 2 trang 28 Chuyên đề Lịch Sử 12: Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000

Lời giải:

 Nguyên nhân của “sự phát triển không ổn định” về kinh tế

- Nền kinh tế Nhật Bản chịu tác động bởi những nhân tố khách quan như khủng hoảng năng lượng năm 1973, khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998,

- Những nhân tố đưa lại “sự thần kì" cho nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn trước không còn, thậm chí một số nhân tố lại trở thành “vật cản”trong xu thế phát triển mới như chế độ làm việc suốt đời, chính sách “đuổi bắt” kĩ thuật tiên tiến,...

- Các biện pháp của Chính phủ Nhật Bản nhằm khắc phục tình trạng suy thoái, kích thích tăng trưởng chưa thực sự hiệu quả và mang tính bền vững.

- Thị trường xuất khẩu của Nhật Bản bị giảm sút; không đủ nguồn vốn đầu tư, đặc biệt sau thời kì“bong bóng vỡ, nhiều ngân hàng Nhật Bản rơi vào tình trạng phá sản.

- Tình trạng già hoá dân số gia tăng, đặc biệt là dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản.

Câu hỏi 1 trang 30 Chuyên đề Lịch Sử 12: Trình bày quá trình cải cách và phục hồi kinh tế của Nhật Bản trong những năm đầu thế kỉ XXI

Lời giải:

- Hơn hai thập kỉ đầu thế kỉ XXI, kinh tế suy thoái do hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu, thảm hoạ động đất, sóng thần và đại dịch Covid-19.

- Chính phủ đã có những chính sách quan trọng để cải cách và phục hồi nền kinh tế.

+ Từ năm 2002-2007, Thủ tướng Côi-dư-mi đã đưa ra chính sách tái cơ cấu kinh tế, bước đầu đưa đến những khởi sắc cho nền kinh tế Nhật Bản.

+ Năm 2012, ông Sin-giô A-bê đã đưa chính sách kinh tế (còn được gọi là Abenomics) nhằm phục hưng nền kinh tế Nhật Bản “hai thập kỉ mất mát”.

- Sau thời gian triển khai cải cách, kinh tế có bước phục hồi.

- Năm 2022, GDP của Nhật Bản đứng thứ 3 thế giới, chú trọng phát triển công nghệ.

Câu hỏi 2 trang 30 Chuyên đề Lịch Sử 12: Phân tích những chuyển biến về chính trị-xã hội của Nhật Bản trong những năm đầu thế kỉ XXI

Lời giải:

♦ Về chính trị:

- Với các nhiệm kì của Thủ tướng Sin-giô A-bê, tình hình chính trị - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực.

- Vẫn duy trì quan hệ mật thiết với các nước lớn; đồng thời, thực hiện chủ trương chiến lược hướng mạnh đến châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh.

♦ Về xã hội:

- Xã hội ổn định, tỉ lệ thất nghiệp giảm.

- Thiếu hụt lao động có kĩ năng, tỉ lệ sinh con thấp nhất thế giới, dân số “già hoá", gánh nặng an sinh xã hội lớn,...

3. Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản

Câu hỏi trang 31 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nguồn nhân lực của Nhật Bản có những đặc điểm gì nổi bật?

Lời giải:

- Nguồn nhân lực của Nhật Bản có những đặc điểm như:

+ Có những phẩm chất đáng quý như: luôn phấn đấu vươn lên, có nghị lực, có tính kỉ luật cao, có lòng trung thành, khiêm nhường, biết giữ chữ tín,...; Có ý thức cầu tiến, nhạy bén với những thay đổi trên thế giới, có khả năng thích ứng, coi trọng học vấn, có tinh thần và kĩ năng làm việc tập thể,...

+ Đội ngũ công nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng kĩ thuật, công nghệ mới. Thêm đó, đội ngũ cán bộ khoa học-kĩ thuật của Nhật Bản khá đông đảo, có chất lượng cao, góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kĩ thuật và công nghệ của đất nước.

+ Các nhà quản lí kinh doanh cũng được đánh giá là những người nhạy bén, biết nắm bắt thị trường và đổi mới phương pháp kinh doanh, đem đến những thành công của công ty Nhật Bản trên trường quốc tế.

Câu hỏi trang 32 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nhà nước Nhật Bản có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế?

Lời giải:

- Vai trò của nhà nước thể hiện ở việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế, vừa là chủ thể quản lí kinh tế, vừa là chủ thể đầu tư đối với các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tố đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp mới.

- Sự điều tiết của nhà nước những tập đoàn kinh phần tác động trực kinh tế. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và Nhật Bản là một khía n trọng giúp gia tăng kiểm soát của nhà nước i phối khu vực tư nhân, tiêu đạt được tăng anh và bền vững.

Câu hỏi trang 33 Chuyên đề Lịch Sử 12: Các công ty, xí nghiệp Nhật Bản được tổ chức quản lí như thế nào?

Lời giải:

Các nhà lãnh đạo kinh tế Nhật Bản đã du nhập từ bên ngoài các kinh nghiệm về tổ chức, quản lí sản xuất, các chiến lược kinh doanh,...

- Phương thức quản trị của các công ty Nhật Bản là chế độ làm việc trọn đời và chế độ phúc lợi, thăng tiến theo thâm niên. Theo đó, người lao động khi vào làm việc trong một công ty thì trung thành, gắn bó suốt đời với công ty đó. Đổi lại họ được nhận tiền lương và thăng chức theo thâm niên.

- Tổ chức công đoàn có trong hầu hết các doanh nghiệp ở Nhật Bản và đóng vai trò trung gian giữa nhân viên và công ty, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Câu hỏi trang 34 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nhật Bản đã giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống như thế nào?

Lời giải:

- Nhật Bản có một nền văn hoá riêng biệt, mang đậm tính truyền thống. Văn hoá đã trở thành một trong những động lực quan trọng đưa đến sự phát triển “thần kì Nhật Bản”, đảm bảo tính bền vững, lâu dài của dân tộc.

- Các giá trị văn hoá truyền thống được lưu truyền tảng đạo đức xã hội Nhật Bản. Người Nhật biết dung duy trì thuyết duy linh Thần đạo, quan niệm duy cảm với tự nhiên… Trong nếp sống hiện đại, người Nhật vẫn giữ được những phẩm chất truyền thống và phát huy giá trị trong công việc.

- Văn hoá Nhật Bản có sự pha trộn hài hoà nhưng không kém phần đặc sắc giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây. Hệ thống di sản văn hoá được bảo tồn gần như nguyên vẹn, từ các di sản vật thể như đền, chùa, các ngôi làng cổ truyền,... đến các di sản phi vật thể như lễ hội truyền thống, nghệ thuật, phong tục tập quán,...

Luyện tập (trang 34)

Luyện tập 1 trang 34 Chuyên đề Lịch Sử 12: Lập bảng thống kê nét khái quát về các thời kì phát triển của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay theo gợi ý bên vào vở:

Thời kì

Tình hình kinh tế

Tình hình chính trị, xã hội

 

 

 

 

Lời giải:

Thời kì

Tình hình kinh tế

Tình hình chính trị, xã hội

1945 - 1952

- SCAP tiến hành một số cải cách, giúp nền kinh tế Nhật Bản từng bước được phục hồi và phát triển trở lại

- Chính trị: xây dựng được một nền chính trị dân chủ, chủ quyền của toàn dân, tôn trọng những quyền cơ bản của con người.

- Xã hội: Dân chủ hóa quyền lợi của người lao động; xây dựng nền giáo dục khoa học và tiến bộ.

1952 - 1973

- 1952 - 1960: các lĩnh vực kinh tế đều tăng trưởng nhanh.

- 1960 - 1973: kinh tế bước vào giai đoạn phát triển “thần kì".

- Chính trị: Đảng LDP liên tục cầm quyền; chủ trương xây dựng một nhà nước phúc lợi chung.

- Xã hội: Giáo dục, y tế được cải thiện; đời sống của nhân dân được nâng cao.

1973 - 2000

- Do tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ từ năm 1973 đến thập niên 80, kinh tế có những đợt suy thoái.

- Nửa sau thập niên 80, kinh tế Nhật Bản phát triển trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới, trữ lượng vàng và ngoại tệ vượt Mỹ.

- Chính trị: Đảng LDP tiếp tục cầm quyền ở Nhật Bản. Về sau, nội bộ Đảng LDP lục đục khiến uy tín bị giảm sút. Nền chính trị Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.

- Xã hội: Sự già hoá dân số, khoảng cách giàu nghèo, nạn thất nghiệp. Tình trạng mất cân đối về địa bàn phát triển kinh tế.

Đầu thế kỉ XXI

- Kinh tế suy thoái do hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu, thảm hoạ động đất, sóng thần và đại dịch Covid-19.

- Chính phủ đã có những chính sách quan trọng để cải cách và phục hồi nền kinh tế.

- Chính trị: vẫn duy trì quan hệ mật thiết với các nước lớn; đồng thời, thực hiện chủ trương chiến lược hướng mạnh đến châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh.

- Xã hội: ổn định, tỉ lệ thất nghiệp giảm; phải đối mặt với nhiều khó khăn, như: thiếu hụt lao động; “già hoá" dân số

Luyện tập 2 trang 34 Chuyên đề Lịch Sử 12: Rút ra nhận xét về các bài học thành công của Nhật Bản

Lời giải:

♦ Nhận xét:

- Thành công của Nhật Bản là sự tổng hoà của nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố bắt nguồn từ truyền thống lịch sử và văn hoa của đất nước.

- Sự thành công của Nhật Bản đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Một số bài học cụ thể có thể kể tới, như:

+ Phát huy những phẩm chất cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi, có tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước sâu sắc,... để đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng cao có ý thức cộng đồng, tính kỉ luật, có kế hoạch làm việc, có khả năng tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật,...

+ Thực hiện chính sách đối ngoại tự chủ, nhưng mặt khác, cần tăng cường các mối quan hệ quốc tế và khu vực, hội nhập với thế giới để tận dụng nguồn vốn đầu tư, thành tựu khoa học - kĩ thuật từ các nước khác.

+ Nhà nước quản lí kinh tế một cách có hiệu quả; tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nắm bắt những thời cơ, vượt qua thách thức,...

Vận dụng (trang 34)

Vận dụng trang 34 Chuyên đề Lịch Sử 12: Từ phẩm chất cần cù, kỉ luật, coi trọng bản sắc văn hoá dân tộc của người Nhật, liên hệ với Việt Nam trong thời kì Đổi mới.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Trong quá trình Đổi mới đất nước, Việt Nam có thể học hỏi một số bài học thành công của Nhật Bản. Ví dụ như:

+ Phát huy những phẩm chất cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi, có tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước sâu sắc,... để đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng cao có ý thức cộng đồng, tính kỉ luật, có kế hoạch làm việc, có khả năng tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật,...

+ Thực hiện chính sách đối ngoại tự chủ, nhưng mặt khác, cần tăng cường các mối quan hệ quốc tế và khu vực, hội nhập với thế giới để tận dụng nguồn vốn đầu tư, thành tựu khoa học - kĩ thuật từ các nước khác.

+ Nhà nước quản lí kinh tế một cách có hiệu quả; tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nắm bắt những thời cơ, vượt qua thách thức,...

Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá