Có thể nói, với “Người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức thông lệ về hình tượng người phụ nữ trong thể truyền kì

227

Trả lời Câu 3 trang 76 Ngữ văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 76 Tập 2 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 76 Tập 2

Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:

Có thể nói, với “Người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức thông lệ về hình tượng người phụ nữ trong thể truyền kì. Vũ Nương không phải là hình tượng một trang liệt nữ, nàng chỉ là một người đàn bà bình thường như bao người vợ, người mẹ trong đời thực. Phản ánh số phận Vũ Thị Thiết, Nguyễn Dữ đã đề cập tới cái bi kịch muôn thuở của con người. Có lẽ vì vậy mà “Người con gái Nam Xương” vẫn còn sức hấp dẫn đối với người đọc ngày nay.

(Nguyễn Đăng Na, “Người con gái Nam Xương” một bi kịch của con người)

a. Chỉ ra các câu đơn và câu ghép trong đoạn văn.

b. Thử tách các vế của câu ghép thành những câu đơn và nhận xét sự khác nhau về nội dung biểu đạt của câu ghép với những câu đơn vừa được tách ra.

Trả lời:

a.

- Câu ghép: Vũ Nương không phải là hình tượng một trang liệt nữ, nàng chỉ là một người đàn bà bình thường như bao người vợ, người mẹ trong đời thực.

- Câu đơn:

+ Có thể nói, với “Người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức thông lệ về hình tượng người phụ nữ trong thể truyền kì.

+ Phản ánh số phận Vũ Thị Thiết, Nguyễn Dữ đã đề cập tới cái bi kịch muôn thuở của con người.

+ Có lẽ vì vậy mà “Người con gái Nam Xương” vẫn còn sức hấp dẫn đối với người đọc ngày nay.

b.

- Tách câu ghép thành câu đơn:

+ Vũ Nương không phải là hình tượng một trang liệt nữ.

+ Nàng chỉ là một người đàn bà bình thường như bao người vợ, người mẹ trong đời thực.

- So sánh: Khả năng biểu đạt nội dung của các câu ghép sẽ đầy đủ và chi tiết hơn. Từ đó tạo sự thuyết phục nhiều hơn với người đọc.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá