Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Chuyên đề 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hóa, xã hội sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề KTPL 12. Mời các bạn đón xem:
Giải Chuyên đề KTPL 12 Chuyên đề 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hóa, xã hội
Mở đầu trang 5 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy lấy một số ví dụ trong thực tiễn về sự biến đổi của đạo đức, lối sống, văn hoá do sự phát triển kinh tế mang lại
Lời giải:
- Ví dụ 1. Sự phát triển kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp văn hoá, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa phong phú, đa dạng, phục vụ nhu cầu giải trí, thưởng thức nghệ thuật của người dân.
- Ví dụ 2. Sự phát triển kinh tế đã tạo nguồn lực cho việc đầu tư vào giáo dục, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Ví dụ 3. Sự phát triển kinh tế đã tạo ra sự thay đổi trong văn hoá tiêu dùng, khi mà người dân có điều kiện tiếp cận với nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, đa dạng hơn.
1. Những biến đổi về văn hóa do tác động của sự phát triển kinh tế
Câu hỏi trang 6 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Dựa vào các thông tin và hình ảnh trong bài, em hãy: Nêu những biến đổi tích cực của văn hoá do tác động từ sự phát triển kinh tế. Nêu những biểu hiện cụ thể của sự biến đổi đó.
Lời giải:
- Những biến đổi tích cực của văn hoá do tác động từ sự phát triển kinh tế:
+ Nhận thức về văn hoá, xã hội, con người ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn.
+ Các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hoá phát triển ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu mới, nhiều mặt của đời sống xã hội.
+ Nhiều giá trị văn hoá truyền thống và di sản văn hoá được kế thừa, bảo tồn và phát huy.
+ Hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế về văn hoá khởi sắc.
+ Việc phát triển toàn diện con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
+ Việc phê phán, đấu tranh, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, các quan điểm, hành vi sai trái gây hại đến văn hoá, lối sống con người được chú trọng.
- Những biểu hiện cụ thể của sự biến đổi đó:
+ Những giá trị bền vững, tinh hoa của quốc gia, dân tộc được kế thừa và phát huy như lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức gắn kết cá nhân, cộng đồng, ...
+ Các phong trào từ thiện, tương thân tương ái, phong trào Mùa hè xanh của sinh viên tình nguyện, Hoa phượng đỏ của HS, Kì nghỉ hồng của cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên công nhân, lao động trẻ, ... nở rộ ở nhiều địa phương, đơn vị.
+ Phát triển kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam để quảng bá và giới thiệu văn hoa truyền thống của mình ra thế giới. Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng tăng lên, đồng thời việc sử dụng các phương tiện truyền thông và các nền tảng trực tuyến để giới thiệu văn hoá Việt Nam cũng được tăng cường.
+ Sự mở rộng trong tầm nhìn và quan hệ xã hội khi mà người Việt và cộng đồng nơi họ sống trở nên mở lòng hơn với văn hoá và giá trị từ các quốc gia khác, biểu hiện qua số lượng người tham gia các hoạt động xã hội đa văn hoá và quốc tế.
+ Sự tăng cường trong ý thức bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khi mà người Việt bắt đầu quan tâm và tham gia hoạt động bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn tài nguyên có trách nhiệm hơn, biểu hiện qua sự gia tăng trong việc tái chế và sử dụng nguồn năng lượng tái tận dụng.
Câu hỏi trang 6 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Dựa vào các thông tin và hình ảnh trong bài, em hãy: Kể thêm một số biến đổi tích cực về văn hoá do sự tác động của phát triển kinh tế ở nước ta.
Lời giải:
Một số biến đổi tích cực khác
+ Khi phát triển kinh tế, các quốc gia sẽ có cơ hội được giao lưu, tìm hiểu về văn hoá của nhau. Vì vậy, văn hoá và di sản của Việt Nam sẽ được giới thiệu đến với đông đảo bạn bè quốc tế hơn và ngược lại, Việt Nam cũng có thể tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hoá thế giới một cách nhanh chóng và có chọn lọc hơn để có thể hoàn thiện được văn hoá của mình, bảo đảm hội nhập thành công về văn hoá với thế giới nhưng cũng không làm mất đi bản sắc văn hoa truyền thống dân tộc.
+ Tính chất của sự phát triển kinh tế trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là tính đổi mới sáng tạo từ con người và ứng dụng tính đổi mới sáng tạo đó vào đời sống, vì vậy, Việt Nam sẽ hình thành một nền văn hoá có tính năng động, sáng tạo và năng suất cao hơn.
Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Nêu những biến đổi tiêu cực về văn hoá do tác động của phát triển kinh tế và cho biết nguyên nhân dẫn đến những biến đổi đó.
Lời giải:
- Những biến đổi tiêu cực về văn hoá do tác động của sự phát triển kinh tế:
+ Nguy cơ du nhập ồ ạt văn hoá ngoại lai, lối sống thực dụng và các tư tưởng đi ngược lại các giá trị chân, thiện, mĩ.
+ Sự lệch lạc về hệ giá trị, thói vụ lợi và thực dụng đã làm cho nhiều người coi tiền bạc và địa vị là những giá trị đỉnh cao của đời sống.
+ Những chuẩn mực, giá trị văn hoá, đạo đức cũng có nguy cơ bị mai một. Con người trong cộng đồng, xã hội dần mất đi nét đẹp trong giao tiếp của “tình làng, nghĩa xóm", thay vào đó là quan hệ công việc đơn thuần.
+ Sự xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hoa chất lượng thấp tác động tiêu cực đến thị hiếu thẩm mĩ, đe doạ việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, các giá trị đạo đức truyền thống, thẩm mĩ, nghệ thuật của dân tộc.
- Nguyên nhân của những biến đổi là do: kết quả của sự tiến bộ kinh tế; sự tương tác phức tạp giữa nền văn hoá truyền thống và áp lực của quá trình cầu hoá.
Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Kể thêm một số biến đổi tiêu cực về văn hoá do sự tác động của phát triển kinh tế ở nước ta.
Lời giải:
Những biến đổi tiêu cực khác
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra những sản phẩm mới, hấp dẫn, lôi cuốn và rất dễ dẫn đến tình trạng “sùng ngoại" ở lĩnh vực văn hoá, lối sống, cách giao tiếp, ứng xử, ...
- Các thành phần chống phá lợi dụng sự phát triển của kinh tế để xâm nhập vào đất nước và phê phán sự lạc hậu trong các chính sách về văn hoa, xuyên tạc giá trị truyền thống như lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc, ...
- Thói quen chạy theo bằng cap, thanh tích va thị trưong hoa trong cac quan hệ thường ngày.
2. Những biến đổi về xã hội do tác động của sự phát triển kinh tế
Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Nêu những biến đổi tích cực của xã hội do tác động từ sự phát triển kinh tế. Nêu những biểu hiện cụ thể của sự biến đổi đó.
Lời giải:
- Những biến đổi tích cực của xã hội do tác động từ sự phát triển kinh tế:
+ Biến đổi cơ cấu xã hội.
+ Xoá đói giảm nghèo thành công, cải thiện đời sống nhân dân.
+ Hoàn thành các mục tiêu về y tế, giáo dục trước thời hạn.
+ Chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng được mở rộng.
+ Công tác trợ giúp xã hội từng bước chuyển sang hướng tiếp cận dựa trên quyền con người, lấy con người làm trung tâm.
- Những biểu hiện cụ thể của sự biến đổi đó:
+ Mở rộng việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động, tăng thu nhập của người lao động trong nhiều khu vực, ngành nghề.
+ Việt Nam đã xoá đói giảm nghèo thành công và đang ra sức khắc phục tái nghèo, hướng tới tăng giàu, trung lưu hoá mức sống dân cư xã hội. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tính đến tháng 12 - 2020, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ước giảm còn khoảng 2,75%, giảm 1% so với cuối năm 2019, Việt Nam về đích trước 10 năm so với Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ, là một trong 30 quốc gia áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
+ Phổ cập giáo dục đã hoàn thành trước thời hạn từ cấp mầm non đến Trung học cơ sở; 63/63 tỉnh, thành phố hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học. Hệ thống y tế cơ sở được tăng cường, ưu tiên cho các huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (đạt tỉ lệ từ 96% đến 98%), đến nay, tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt trên 90% dân số, vượt chỉ tiêu đề ra. Tỉ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia ngày càng tăng.
+ Chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng được mở rộng về đối tượng thụ hưởng với mức trợ cấp được nâng lên hằng năm; đã giải quyết xác nhận được trên 9,2 triệu người có công, trong đó số người có công đang được hưởng chế độ ưu đãi hằng tháng là gần 1,4 triệu người và trên 500 nghìn thân nhân người có công đang được hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng.
+ Diện đối tượng thụ hưởng trợ giúp xã hội được mở rộng và mức chuẩn trợ cấp xã hội được điều chỉnh tăng lên, tạo điều kiện và cơ hội cho các đối tượng yếu thế ổn định cuộc sống. Số người hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng bằng tiền mặt, tăng từ gần 1,7 triệu người năm 2011 (chiếm 1,9% dân số) lên hơn 2,9 triệu người năm 2019 (chiếm 3% dân số).
Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Chỉ ra nguyên nhân của những biến đổi tích cực về xã hội trong bối cảnh phát triển kinh tế ở nước ta.
Lời giải:
Nguyên nhân của những biến đổi tích cực về xã hội trong bối cảnh phát triển kinh tế ở nước ta là do sự biến đổi cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế thị trường dẫn đến sự thay đổi về xã hội, nhất là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế.
Câu hỏi trang 10 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết sự phát triển kinh tế đã gây ra những biến đổi tiêu cực nào trong xã hội và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi đó.
Lời giải:
- Những biến đổi tiêu cực của xã hội do tác động từ sự phát triển kinh tế:
+ Hiện tượng phân tầng xã hội.
+ Phát triển chủ nghĩa cá nhân vụ lợi, vị kỉ.
+ Nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, gây ra nhiều hậu quả xấu cho môi trường sinh thái.
- Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi xã hội do phát triển kinh tế là do sự chênh lệch trong tiền lương, thu nhập của các nhóm xã hội khác nhau dẫn đến nảy sinh nhiều vấn đề xã hội theo hướng tiêu cực hoá.
3. Một số giải pháp hạn chế, khắc phục tác động tiêu cực của sự phát triển kinh tế đối văn hóa, xã hội
Câu hỏi trang 10 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết nước ta đã áp dụng các chính sách nào trong thực tế xã hội nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hoá, xã hội.
Lời giải:
- Các chính sách trong thực tế xã hội mà nước ta đã áp dụng nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hoá, xã hội được nêu rõ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:
+ Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách đối với người có công trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước và xã hội, bảo đảm người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn cư trú.
+ Cải cách chính sách tiền lương theo hướng gắn với sự thay đổi của giá cả sức lao động trên thị trường, tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng năng suất lao động, bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động, tạo động lực nâng cao năng suất và hiệu quả. Chú trọng nâng cao phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, cố gắng bảo đảm những nhu cầu cơ bản, thiết yếu của nhân dân về nhà ở, đi lại, giáo dục, y tế, việc làm, ...
+ Phát triển thị trường lao động, hướng đến việc làm bền vững. Xác lập các nguyên tắc sử dụng và quản lí lao động phù hợp với sự phát triển của thị trường, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ.
+ Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân với các chính sách phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân, bảo đảm trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế.
Câu hỏi trang 10 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Nhận xét về các chính sách mà nước ta đã áp dụng để giải quyết các tác động tiêu cực trong văn hoá, xã hội do tác động của phát triển kinh tế.
Lời giải:
Nhận xét về các chính sách mà nước ta đã áp dụng để giải quyết các tác động tiêu cực trong văn hoá, xã hội do tác động của phát triển kinh tế:
- Chính sách xã hội được coi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Chính sách xã hội ở nước ta trong những năm qua ngày càng được hoàn thiện, trở thành hệ thống chính sách hỗ trợ lẫn nhau, góp phần tích cực trong việc nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
4. Bài tập thực hành
Bài tập thực hành trang 12 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Nghiên cứu về tác động tích cực hoặc tiêu cực của phát triển kinh tế đến văn hóa, xã hội; giải pháp hạn chế, khắc phục tác động tiêu cực
Lời giải:
(*) Gợi ý: Các bước thực hiện bài tập nghiên cứu về tác động tích cực hoặc tiêu cực của phát triển kinh tế đến văn hoá, xã hội và đề xuất giải pháp khắc phục gồm:
- Bước 1: Xác định chủ đề và hiện tượng văn hoá, xã hội bị biến đổi theo hướng tích cực hoặc tiêu cực do tác động của sự phát triển kinh tế.
- Bước 2: Tìm kiếm, xử lí thông tin liên quan đến hiện tượng văn hoá, xã hội đó.
- Bước 3: Phân tích mặt tích cực và tiêu cực của sự biến đổi trong hiện tượng văn hoá, xã hội do tác động của sự phát triển kinh tế.
- Bước 4: Thảo luận, nêu ý kiến của bản thân sau khi phân tích, so sánh về hiện tượng văn hoá, xã hội bị biến đổi do tác động của sự phát triển kinh tế và đề xuất biện pháp khắc phục, hạn chế phù hợp.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 14 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đã làm suy giảm đạo đức, lối sống của người Việt Nam.
b. Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đã làm tăng cơ hội du học và làm việc tại nước ngoài, từng bước nâng tầm vị thế của người Việt Nam trên quốc tế.
c. Tâm lí tự chủ, thực dụng, lối sống tư duy táo bạo, thích khám phá, dám nghĩ, dám làm trong khởi nghiệp và phát triển kinh tế là sự chuyển đổi mạnh trong lối sống của người Việt.
d. Chất lượng dân số của Việt Nam có dấu hiệu phát triển về thể lực, trí lực và tinh thần; nhất là năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
e. Nhờ chính sách mở cửa nền kinh tế, nhiều người dân có cơ hội làm việc tại nước ngoài và cũng gia tăng tình trạng xuất khẩu lao động trái phép.
g. Nguyên nhân làm thay đổi đạo đức, lối sống của người Việt trong bối cảnh toàn cầu hoá là sự tiếp thu không có chọn lọc các giá trị đạo đức, lối sống từ các sản phẩm của truyền thông và giải trí.
Lời giải:
- Không đồng tình với nhận định a vì quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế mang đến hai mặt của sự thay đổi là mặt tích cực và mặt tiêu cực trong vấn đề đạo đức, lối sống của người Việt Nam.
- Đồng tình với nhận định b vì quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế giúp Việt Nam được tiếp cận với nhiều sự tiến bộ của các quốc gia khác về kiến thức, việc làm, vì vậy đã làm tăng cơ hội du học và làm việc tại nước ngoài, từng bước nâng tầm vị thế của người Việt Nam trên quốc tế.
- Đồng tình với nhận định c vì phát triển kinh tế đất nước là sự chuyển đổi mạnh trong lối sống của người Việt, mỗi người dân cần phải tự thích nghi với thời đại công nghệ mới, vì vậy sẽ sinh ra tâm lí tự chủ, thực dụng, lối sống tư duy táo bạo, thích khám phá, dám nghĩ, dám làm trong khởi nghiệp và phát triển kinh tế.
- Đồng tình với nhận định d vì khi phát triển kinh tế, Việt Nam được tiếp cận với sự phát triển của khoa học - công nghệ, y tế, kĩ thuật khám chữa bệnh tiên tiến trên toàn thế giới. Đây là cơ hội để nâng cao chất lượng con người Việt Nam về thể lực, trí lực và tinh thần; nhất là năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
- Đồng tình với nhận định e vì muốn phát triển kinh tế, Việt Nam cần phải thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế để thu hút những nguồn đầu tư từ nước ngoài, vì vậy đã tạo điều kiện cho nhiều người dân có cơ hội làm việc tại nước ngoài. Tuy nhiên, việc mở cửa nền kinh tế cũng làm cho Việt Nam gia tăng tình trạng xuất khẩu lao động trái phép.
- Không đồng tình với nhận định g vì không phải sự thay đổi trong đạo đức, lối sống nào cũng đến từ các sản phẩm truyền thông, giải trí, mà còn bị ảnh hưởng bởi các khía cạnh khác như: du học, giao lưu văn hoa, xuất khẩu lao động, nghiên cứu khoa học, ...
Luyện tập 2 trang 15 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy tranh biện cùng bạn về các ý kiến sau:
a. Sự biến đổi trong lối sống và văn hoá ứng xử của người Việt không làm ảnh hưởng đến các giá trị truyền thống của địa phương.
b. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, văn hóa đang chịu sự tác động trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Sự phát triển kinh tế không đi đôi với phát triển giáo dục.
Lời giải:
- Ý kiến a:
+ Sự biến đổi trong lối sống và văn hoá ứng xử của người Việt có ảnh hưởng đến các giá trị truyền thống của địa phương. Các giá trị truyền thống được giữ gìn và phát triển dựa trên các phạm trù giao tiếp, ứng xử của người dân. Nói cách khác, lối sống và văn hoá ứng xử là nơi lưu giữ các giá trị truyền thống.
+ Ví dụ: Đời sống của người dân vùng biển Phú Quốc ngày càng phát triển và công nghiệp hoá, do đó, nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề làm nước mắm ít nhiều bị thay đổi và tác động bởi sự phát triển này, từng bước chuyên nghiệp hoa hơn quy trình làm nước mắm, ...
- Ý kiến b: Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, văn hoa đang chịu tác động trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Sự phát triển kinh tế không đi đôi với phát triển giáo dục. Quan điểm này không đúng vì giáo dục luôn thay đổi và phát triển dựa trên các thành tựu của kinh tế. Nhu cầu giáo dục của người dân ngày càng tăng, nhất là các đòi hỏi về chất lượng đào tạo, chăm sóc trẻ em/ HS đến trường, ... Điều này thôi thúc sự phát triển kinh tế cho cả đất nước lẫn người dạy, người học, ...
Luyện tập 3 trang 15 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy viết bài viết ngắn về một số biện pháp, chính sách đang áp dụng tại địa phương nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hoá, xã hội.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
Tại Việt Nam, các địa phương đã áp dụng nhiều biện pháp và chính sách nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hoá, xã hội. Dưới đây là một số biện pháp tiêu biểu:
Về kinh tế:
+ Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp: Các địa phương đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như giảm thuế, hỗ trợ vốn, đào tạo nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển.
+ Chính sách phát triển nông nghiệp: Các địa phương nông thôn đã áp dụng các chính sách nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, phát triển các mô hình sản xuất hiện đại, ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Về văn hoá, xã hội:
+ Chính sách giáo dục: Các địa phương đã tập trung đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
+ Chính sách bảo vệ văn hoá truyền thống: Các địa phương đã có nhiều chính sách nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của văn hoá truyền thống, như việc tổ chức các lễ hội, cuộc thi văn hoá nghệ thuật, xây dựng các khu di tích lịch sử, văn hoá.
+ Chính sách an sinh xã hội: Các địa phương đã triển khai các chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ những đối tượng yếu thế trong xã hội, như người già, người nghèo, người khuyết tật, trẻ em mồ côi.
Những biện pháp và chính sách này đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hoá, xã hội tại các địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
Luyện tập 4 trang 15 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy cùng bạn thực hiện bài tập nghiên cứu tác động tích cực hoặc tiêu cực của phát triển kinh tế đến văn hoá hoặc xã hội Việt Nam theo các gợi ý sau:
- Xác định chủ đề và nội dung nghiên cứu.
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu.
- Tìm kiếm, xử lí thông tin và phân tích dữ liệu.
- Bình luận và đề xuất giải pháp.
- Báo cáo và trình bày kết quả.
Lời giải:
(*) Gợi ý: Dưới đây là một gợi ý cho bài tập nghiên cứu:
- Bước 1. Xác định chủ đề và nội dung nghiên cứu: Chúng ta có thể chọn chủ đề “Tác động của phát triển kinh tế đến văn hóa truyền thống Việt Nam”. Nội dung nghiên cứu sẽ tập trung vào việc khám phá cách mà sự phát triển kinh tế ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
- Bước 2. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu:
+ Tìm hiểu và thu thập thông tin về văn hóa truyền thống Việt Nam và sự phát triển kinh tế hiện nay.
+ Phân tích dữ liệu và thông tin đã thu thập, đánh giá sự ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế đến văn hóa truyền thống.
+ Đề xuất giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong bối cảnh kinh tế hiện đại.
+ Soạn thảo và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu.
- Bước 3. Tìm kiếm, xử lí thông tin và phân tích dữ liệu: Sử dụng các nguồn thông tin đáng tin cậy như sách giáo trình, báo cáo nghiên cứu khoa học, bài báo từ các trang tin tức uy tín. Sau khi thu thập đủ thông tin, chúng ta sẽ phân loại, so sánh và phân tích để rút ra những nhận định chính.
- Bước 4. Bình luận và đề xuất giải pháp: Dựa vào kết quả phân tích, chúng ta sẽ đưa ra những nhận xét về tác động của sự phát triển kinh tế đến văn hóa truyền thống và đề xuất các giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.
- Bước 5. Báo cáo và trình bày kết quả: Cuối cùng, chúng ta sẽ tổng hợp tất cả các thông tin và kết quả nghiên cứu vào một báo cáo hoàn chỉnh. Báo cáo sẽ bao gồm mục tiêu nghiên cứu, phương pháp, kết quả, nhận xét và giải pháp đề xuất. Báo cáo sau cùng sẽ được trình bày trước lớp.
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 15 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy tìm hiểu một số trường hợp về văn hoá, xã hội bị biến đổi do tác động của phát triển kinh tế ở Việt Nam và đề xuất giải pháp hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực đó.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
- Văn hoá, xã hội bị biến đổi do tác động của phát triển kinh tế ở Việt Nam:
+ Phát triển kinh tế đã tạo ra sự thay đổi trong cấu trúc lao động, từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này đã tạo ra sự thay đổi trong văn hoá và xã hội, với sự xuất hiện của các ngành kinh tế đặc thù như công nghiệp điện ảnh, công nghiệp nghe nhìn, công nghiệp xuất bản, công nghiệp vui chơi, giải trí.
+ Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế cũng đã tạo ra một số tác động tiêu cực. Ví dụ, gia tăng dân số nhanh chóng đã tạo ra sức ép lớn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Giải pháp hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực:
+ Để khắc phục những tác động tiêu cực này, cần có các chính sách phù hợp để tận dụng lao động lớn tuổi vẫn có khả năng lao động, góp phần tạo thêm thu nhập cho nhóm dân số này cũng như làm giảm thiểu “thâm hụt” có thể có.
+ Đồng thời, cũng cần có các chính sách y tế và an sinh xã hội phù hợp để đáp ứng với mô hình chăm sóc sức khỏe và an sinh cho nhóm dân số cao tuổi ngày càng tăng ở Việt Nam.
Vận dụng 2 trang 15 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy cùng bạn thực hiện nghiên cứu một trường hợp tại Việt Nam về những tác động của phát triển kinh tế đối với chất lượng dân số, giá trị văn hoá, đạo đức lối sống.
Lời giải:
(*) Gợi ý: Dưới đây là một gợi ý cho bài tập nghiên cứu:
- Bước 1. Xác định chủ đề và nội dung nghiên cứu: Chúng ta có thể chọn chủ đề “Tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đối với chất lượng dân số, giá trị văn hoá, đạo đức lối sống.
- Bước 2. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu:
+ Tìm hiểu và thu thập thông tin về tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đối với chất lượng dân số, giá trị văn hoá, đạo đức lối sống.
+ Phân tích dữ liệu và thông tin đã thu thập.
+ Đề xuất giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực từ sự phát triển kinh tế đối với chất lượng dân số, giá trị văn hoá, đạo đức lối sống.
+ Soạn thảo và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu.
- Bước 3. Tìm kiếm, xử lí thông tin và phân tích dữ liệu: Sử dụng các nguồn thông tin đáng tin cậy như sách giáo trình, báo cáo nghiên cứu khoa học, bài báo từ các trang tin tức uy tín. Sau khi thu thập đủ thông tin, chúng ta sẽ phân loại, so sánh và phân tích để rút ra những nhận định chính.
- Bước 4. Bình luận và đề xuất giải pháp: Dựa vào kết quả phân tích, chúng ta sẽ đưa ra những nhận xét về tác động tiêu cực của sự phát triển phát triển kinh tế đối với chất lượng dân số, giá trị văn hoá, đạo đức lối sống.
- Bước 5. Báo cáo và trình bày kết quả: Cuối cùng, chúng ta sẽ tổng hợp tất cả các thông tin và kết quả nghiên cứu vào một báo cáo hoàn chỉnh. Báo cáo sẽ bao gồm mục tiêu nghiên cứu, phương pháp, kết quả, nhận xét và giải pháp đề xuất. Báo cáo sau cùng sẽ được trình bày trước lớp.
Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Chuyên đề 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hóa, xã hội
Chuyên đề 2: Một số vấn đề về luật doanh nghiệp
Chuyên đề 3: Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế