Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Chuyên đề 3: Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề KTPL 12. Mời các bạn đón xem:
Giải Chuyên đề KTPL 12 Chuyên đề 3: Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Mở đầu trang 32 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy lựa chọn một sự kiện trong lược đồ trên và trình bày ý nghĩa của sự kiện đó đối với sự phát triển của đất nước.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
- Ngày 7/11/2006, lễ kết nạp Việt Nam gia nhập WTO được tổ chức tại trụ sở WTO ở Geneva, Thụy Sĩ. Sau đó, kể từ ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này.
- Sự kiện lớn nói trên đã để lại nhiều dấu ấn tích cực trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam: Dấu ấn sâu đậm nhất của việc tham gia WTO và hội nhập quốc tế đối với Việt Nam là góp phần đổi mới tư duy chính sách, hoàn thiện chuẩn mực quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp, định hình khung khổ pháp lý và các chuẩn mực phát triển các thể chế kinh tế-thương mại, tạo cơ sở pháp lý vững chắc làm cầu nối và xung lực tích cực để đất nước từng bước mở cửa, mở rộng quy mô thị trường hàng hóa và dịch vụ, cải thiên cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế theo các thỏa thuận đa phương và song phương đã cam kết.
1. Cơ hội và thách thức đối với việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Câu hỏi 1 trang 35 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy cho biết thông tin 1 và 2 đề cập đến những cơ hội gì cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hãy phân tích và làm rõ những cơ hội đó.
Lời giải:
- Thông tin 1, 2 đề cập đến những cơ hội cho phát triển đất nước:
+ Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, thu hút vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế;
+ Tạo cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
+ Tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập các lĩnh vực văn hoá, chính trị, củng cố an ninh quốc phòng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Câu hỏi 2 trang 35 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Theo em, Hiệp định CPTPP đã dẫn đến những thách thức nào cho doanh nghiệp và thị trường nội địa Việt Nam?
Lời giải:
- Tham gia Hiệp định CPTPP đặt ra những thách thức đối với Việt Nam:
+ Áp lực cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài. Việc mở cửa thị trường, ưu đãi thuế quan tạo nên sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nước ngoài cũng như thị trường trong nước do tiềm lực còn yếu, sự liên kết với nhau không cao;
+ Thách thức về hoàn thiện khung pháp lí, thể chế: tạo sức ép Việt Nam phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động ...;
+ Thách thức đáp ứng được các tiêu chuẩn cao của FTA thế hệ mới.
Câu hỏi 3 trang 35 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy kể tên những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam được đề cập ở thông tin 3. Lấy ví dụ trong thực tế để minh hoạ cho những thách thức đó
Lời giải:
- Thông tin 3 cho thấy Đảng ta đã chỉ ra những thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế:
+ Về kinh tế: làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, quốc gia, nguy cơ mất cân đối cơ cấu kinh tế.
+ Về chính trị: làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, những thách thức về an ninh quốc gia.
+ Về văn hoá, xã hội: gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, những tác động tiêu cực về văn hoá, lối sống.
- Ví dụ: Với hơn 1,4 triệu dân, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất và tiềm năng nhất thế giới. Chính vì vậy, có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường gạo Trung Quốc giữa các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam và Thái Lan. Việt Nam được đánh giá là nước có lợi thế so sánh về gạo cao hơn so với Thái Lan kể từ năm 2011. Tuy nhiên, lợi thế này của Việt Nam có xu hướng giảm dần so với Thái Lan.
2. Đường lối, chính sách và giải pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế của việt nam
Câu hỏi trang 37 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy cho biết những đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế nào của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện trong thông tin trên.
Lời giải:
- Đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta:
+ Thực hiện nhất quán đường lối, chính sách đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm cơ sở hàng đầu cho mọi chính sách hội nhập;
+ Chủ động, tích cực hội nhập, dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài;
+ Hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn dân.
- Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước:
+ Chủ động mở cửa nền kinh tế, tích cực hội nhập với khu vực và thế giới;
+ Xây dựng đồng bộ hệ thống thị trường trong nước;
+ Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia hội nhập tích cực,...
Câu hỏi 1 trang 39 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Từ thông tin trên, em hãy chỉ ra các biện pháp cụ thể được đề cập trong thông tin nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hoá, xã hội trong hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay.
Lời giải:
Các biện pháp cụ thể được đề cập trong thông tin:
+ Hoàn thiện thế chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thế chế pháp luật, rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy hiện hành.
+ Cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
+ Cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới động lực tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triến ổn định, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
+ Quản lí và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ;...
+ Từng bước hoàn thiện thể chế phòng vệ thích hợp với thể chế quốc tế để bảo vệ lợi ích doanh nghiệp, người dân Việt Nam và thị trường trong nước.
+ Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
+ Bảo đảm củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định.
Câu hỏi 2 trang 39 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy kể thêm các biện pháp, chính sách để giải quyết các vấn đề trên trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay.
Lời giải:
- Một số giải pháp khác:
+ Hội nhập toàn diện các lĩnh vực văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng. Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định phát triển.
+ Thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trên trường quốc tế.
3. Thành tựu, hạn chế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
Câu hỏi 1 trang 42 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy nêu một số dẫn chứng thực tế minh hoạ cho những thành tựu đạt được trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đề cập ở thông tin 1.
Lời giải:
Một số dẫn chứng thực tế minh hoạ cho những thành tựu đạt được trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam:
+ Mạng lưới đối tác kinh tế quốc tế rộng lớn: Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với các khối kinh tế lớn như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA),…
+ Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với nhiều nước, vùng lãnh thổ: Việt Nam đã thiết lập quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 224 nước, vùng lãnh thổ. Điển hình là quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
+ Tăng trưởng kinh tế vững chắc: GDP của Việt Nam đã tăng trưởng ổn định trong nhiều năm qua, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007.
+ Cải thiện cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá: Việt Nam đã chuyển từ thâm hụt sang thặng dư thương mại trong những năm gần đây, với việc xuất khẩu hàng hoá đa dạng như dệt may, giày dép, điện tử, nông sản,…
+ Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện: Việt Nam đã ban hành nhiều luật mới và cải cách hành chính nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch.
+ Đời sống nhân dân được nâng cao: Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong những năm qua, thể hiện sự cải thiện về chất lượng cuộc sống của người dân.
Câu hỏi 2 trang 42 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Theo em, thông tin 2 đề cập đến những hạn chế nào của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế? Hãy nêu ví dụ thực tế làm rõ thêm hạn chế của hội nhập kinh tế quốc tế nước ta và cho biết điều đó ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả hội nhập.
Lời giải:
- Thông tin 2 đã đề cập đến một số hạn chế của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế:
+ Việc nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, thời cơ cũng như thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là ở cấp địa phương, còn hạn chế. Ví dụ, việc hiểu biết và thực hiện các cam kết trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) còn gặp nhiều khó khăn.
+ Sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm vẫn còn yếu so với thế giới, kể cả các nước trong khu vực. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
+ Sự thống nhất, đồng bộ liên thông giữa các ngành, các lĩnh vực vẫn còn những hạn chế nhất định.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững của nền kinh tế. Ví dụ, việc áp dụng công nghệ mới, đổi mới quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và tăng cường sức cạnh tranh vẫn còn gặp nhiều hạn chế.
4. Công dân toàn cầu, hợp tác quốc tế và giải quyết xung đột quốc tế về kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoả và hội nhập kinh tế quốc tế
Câu hỏi 1 trang 44 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Thông tin trên cho biết một công dân toàn cầu có những biểu hiện về kiến thức, kĩ năng, thái độ nào?
Lời giải:
Biểu hiện về kiến thức, kỹ năng, thái độ của một công dân toàn cầu là:
- Kiến thức: hiểu biết về bình đẳng và công bằng xã hội; bản sắc và sự đa dạng; toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau; phát triển bền vững; hòa bình và xung đột; quyền con người; quyền lực và quản trị.
- Kỹ năng: tư duy và phản biện; đồng cảm; tự nhận thức và phản ánh; giao tiếp; hợp tác và giải quyết xung đột; khả năng quản lý sự phức tạp và không chắc chắn; hành động có thông tin và suy xét.
- Thái độ: ý thức về bản sắc và lòng tự trọng; cam kết thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội; tôn trọng con người và quyền con người; quan tâm đến môi trường và cam kết với phát triển bền vững; trân trọng, đánh giá cao sự đa dạng; cam kết tham gia và hòa nhập; niềm tin rằng mọi người có thể thay đổi.
Câu hỏi 2 trang 44 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em hiểu thế nào là công dân toàn cầu?
Lời giải:
- Công dân toàn cầu là người có hiểu biết về thế giới; biết tôn trọng sự đa dạng của các giá trị trong các nền văn hoá và biết chịu trách nhiệm về hành động của mình, ý thức được vai trò của bản thân như một công dân thế giới, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng từ địa phương đến toàn cầu; sẵn sàng hợp tác với người khác để làm cho thế giới trở nên công bằng và bền vững hơn.
Câu hỏi 1 trang 45 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Từ thông tin 1, em hãy cho biết các quốc gia thành viên trong Cộng đồng ASEAN đã cam kết hợp tác với nhau trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, văn hoá xã hội như thế nào.
Lời giải:
- Thông tin 1 cho biết cộng đồng ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực mở có mức độ liên kết sâu rộng, cam kết hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hoá - xã hội: thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; hợp tác trong việc xây dựng cho ASEAN một môi trường an toàn, an ninh và không có ma tuý, ...
- Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam ngày càng được mở rộng, phát triển, thiết thực và hiệu quả.
+ Về phương diện chính trị: Đối thoại và hợp tác trở thành công cụ giúp các quốc gia hướng tới hoà bình, ổn định, phát triển.
+ Về phương diện kinh tế: Hợp tác quốc tế cho phép tự do hoá thương mại, tăng cường đầu tư quốc tế, phát triển các tập đoàn kinh tế vươn tầm ảnh hưởng tới mọi khu vực, vùng, lãnh thổ trên thế giới, ...
+ Về văn hoá, xã hội: Hợp tác quốc tế mở rộng cơ hội giao lưu, học tập, tiếp cận và tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến, tiếp xúc với phong tục, tập quán, ngôn ngữ, nghệ thuật, ... của những nền văn hoá khác nhau.
Câu hỏi 2 trang 45 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Thông tin 2 cho biết nguyên tắc giải quyết các xung đột về kinh tế diễn ra trong tiến trình hội nhập quốc tế ở nước ta như thế nào?
Lời giải:
- Trong giải quyết xung đột quốc tế về kinh tế cần
+ Ưu tiên cơ chế thương lượng, hoà giải, trọng tài, đảm bảo nguyên tắc ứng phó và xử lí linh hoạt trước diễn biến trên thế giới;
+ Hoàn thiện hệ thống phòng vệ thương mại để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với cam kết quốc tế.
+ Sử dụng pháp luật quốc tế trong bảo vệ quyền lợi chính đáng của Việt Nam để giải quyết các xung đột, nhất là các vấn đề về cạnh tranh thương mại, nhân lực, khoa học công nghệ, môi trường, ...
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 46 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về những quan điểm dưới đây:
A. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế phải giữ vững độc lập, tự chủ.
B. Đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế phải góp phần tăng cường sức mạnh nội sinh của quốc gia.
C. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần phải bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
D. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần tạo điều kiện, hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn mạnh.
Lời giải:
- Quan điểm A. Hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn ở trình độ thấp, tiếp nhận đầu tư, khoa học công nghệ, xuất khẩu ra thị trường thế giới không tránh khỏi bị phụ thuộc, vì thế phải giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, coi nội lực là quan trọng nhất, đảm bảo chính trị xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Quan điểm B. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh việc tạo điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu, ... cần phải tăng cường sức mạnh nội sinh, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp trong nước có điều kiện thuận lợi để kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc, ...
- Quan điểm C. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần có chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước để phát triển bền vững vì quá trình này có thể sẽ có những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên như: khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lí, gây ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, ...
- Quan điểm D. Doanh nghiệp Việt Nam là lực lượng chủ yếu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình hội nhập, doanh nghiệp Việt Nam chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh.
Luyện tập 2 trang 46 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy chỉ ra hạn chế về chất lượng nhân lực Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế. Theo em, cần làm gì để khắc phục hạn chế đó, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế?
Lời giải:
- Hạn chế về chất lượng nhân lực Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế có thể bao gồm:
+ Thiếu nhân lực chất lượng cao;
+ Thiếu nhân lực có kiến thức sâu rộng về quốc tế;
+ Thiếu nhân lực có khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt;
+ Thiếu nhân lực có kỹ năng mềm và kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế.
- Để khắc phục hạn chế này, cần tăng cường đầu tư vào giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, tạo điều kiện cho sinh viên và người lao động học hỏi, nâng cao kỹ năng thông qua các chương trình trao đổi, thực tập quốc tế.
Luyện tập 3 trang 46 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy chuẩn bị bài thuyết trình về những cơ hội và thách thức đối với thanh niên Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Em sẽ làm gì để tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức đó?
Lời giải:
(*) Tham khảo:
- Cơ hội
+ Cơ hội học hỏi, trau dồi kiến thức: Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội cho thanh niên Việt Nam tiếp cận với nguồn kiến thức toàn cầu, học hỏi kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển.
+ Cơ hội việc làm, thăng tiến: Thanh niên Việt Nam có cơ hội làm việc tại các công ty, tập đoàn quốc tế, mở rộng mối quan hệ và có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
+ Cơ hội phát triển kỹ năng: Hội nhập kinh tế quốc tế giúp thanh niên Việt Nam phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề trong môi trường đa văn hoá.
- Thách thức:
+ Rủi ro về việc làm: Sự cạnh tranh gay gắt từ lao động nước ngoài có thể tạo ra rủi ro về việc làm cho thanh niên Việt Nam.
+ Yêu cầu về trình độ, kỹ năng: Yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm ngày càng cao trong môi trường hội nhập.
+ Vấn đề văn hoá, giáo dục: Việc tiếp xúc với nhiều văn hoá khác nhau có thể tạo ra những xung đột văn hoá, thách thức về việc giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống.
- Hướng giải quyết
+ Nâng cao trình độ, kỹ năng: Thanh niên Việt Nam cần không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong kỷ nguyên hội nhập.
+ Tích cực tham gia các hoạt động xã hội: Tham gia các tổ chức, câu lạc bộ, dự án xã hội để mở rộng mối quan hệ, nâng cao kỹ năng và hiểu biết về thế giới.
+ Giữ gìn giá trị văn hoá truyền thống: Dù hội nhập quốc tế nhưng thanh niên Việt Nam cần giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
Trên đây là những cơ hội, thách thức cũng như hướng giải quyết cho thanh niên Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hãy tự tin, sẵn sàng đón nhận và vượt qua thách thức để tận dụng tốt nhất những cơ hội mà hội nhập mang lại. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!
Luyện tập 4 trang 46 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy sưu tầm thông tin về một hợp tác kinh tế song phương của Việt Nam với một quốc gia trên thế giới và giới thiệu những cơ hội mang lại từ quan hệ hợp tác này đối với nước ta.
Lời giải:
- Hợp tác kinh tế quốc tế song phương giữa Mỹ và Việt Nam: Quan hệ kinh tế song phương giữa Việt Nam và Mỹ đang ở thời điểm quan trọng. Quan hệ này nằm trong khuôn khổ đối tác chiến lược song phương. Thương mại song phương Mỹ - Việt Nam vẫn đạt gần 113 tỷ USD vào năm 2021, tăng 26% so với năm 2020.
- Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam:
+ Cơ hội: Quan hệ đối tác của hai nước đang rất mạnh mẽ, cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong rất nhiều lĩnh vực như thương mại, giáo dục, y tế, năng lượng và an ninh, Mỹ và một nước Việt Nam vững mạnh, độc lập đang cùng hợp tác với cam kết chung vì hòa bình và thịnh vượng.
+ Thách thức: Việc khắc phục những hạn chế, yếu kém, tồn tại và triển khai thực hiện các cam kết quốc tế mới cũng sẽ đặt ra nhiều khó khăn, thách thức không chỉ về kinh tế mà còn cả về chính trị, xã hội.
Luyện tập 5 trang 46 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy chuẩn bị bài thuyết trình về chủ đề “Công dân toàn cầu” với những nội dung gợi ý dưới đây:
- Những phẩm chất cần thiết của người công dân toàn cầu.
- Làm thế nào để trở thành công dân toàn cầu.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
- Những phẩm chất cần thiết của người công dân toàn cầu
+ Hiểu biết về thế giới: Một công dân toàn cầu cần có kiến thức sâu rộng về các vấn đề quốc tế, hiểu biết về các nền văn hoá, lịch sử, chính trị, kinh tế và môi trường của các quốc gia khác nhau.
+ Tôn trọng sự đa dạng: Sự tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt về văn hoá, tôn giáo, giới tính, tuổi tác, quốc tịch là một phẩm chất quan trọng của một công dân toàn cầu.
+ Trách nhiệm xã hội: Một công dân toàn cầu cần có ý thức về trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội và thế giới. Họ cần tham gia vào các hoạt động nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường.
+ Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, đặc biệt là khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ, là một yếu tố quan trọng giúp một công dân toàn cầu hoạt động hiệu quả trong môi trường đa văn hoá.
- Cách để trở thành công dân toàn cầu
+ Học hỏi và mở rộng kiến thức: Đọc sách, theo dõi tin tức, tham gia các khóa học trực tuyến về các vấn đề quốc tế, học hỏi văn hoá của các quốc gia khác nhau.
+ Tham gia các hoạt động xã hội: Tham gia các tổ chức phi chính phủ, các dự án tình nguyện, các hoạt động cộng đồng để hiểu rõ hơn về các vấn đề toàn cầu và đóng góp vào việc giải quyết chúng.
+ Phát triển kỹ năng giao tiếp: Học thêm ngôn ngữ, thực hành kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động nhóm, tham gia các khóa học về kỹ năng giao tiếp.
+ Tôn trọng và chấp nhận sự đa dạng: Mở lòng đón nhận sự khác biệt, tôn trọng quan điểm và văn hoá của người khác, không phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, tôn giáo, giới tính hay quốc tịch.
- Trở thành một công dân toàn cầu không chỉ đòi hỏi kiến thức và kỹ năng, mà còn cần lòng nhân ái, lòng yêu thương con người và hành tinh này. Hãy cùng nhau hành động để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!
Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Chuyên đề 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hóa, xã hội
Chuyên đề 2: Một số vấn đề về luật doanh nghiệp
Chuyên đề 3: Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế