Về vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét, có ý kiến cho rằng: “Cái chết của đôi trai tài gái sắc đem lại niềm tin và hi vọng, đó là cái chết gieo mầm sự sống”

248

Trả lời Câu hỏi 6 trang 121 Ngữ văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Câu hỏi 6 trang 121 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1Về vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét, có ý kiến cho rằng: “Cái chết của đôi trai tài gái sắc đem lại niềm tin và hi vọng, đó là cái chết gieo mầm sự sống”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Trả lời:

Cách 1:

- Em đồng tình với ý kiến.

- “Sự sống” chỉ những điều mới mẻ, hy vọng, khởi đầu. Còn “cái chết” tượng trưng cho sự ra đi, mất mát, rời bỏ. Đối với hoàn cảnh của hai nhân vật trong đoạn trích, vì mối thù của hai gia đình họ đấu tranh mãi cũng không thể có được tự do, hạnh phúc cho nên cái chết là sự giải thoát cho tình yêu của họ, để họ có thể được ở cùng nhau ở một thế giới khác. Và cũng chính nhờ cái chết của đôi trai gái đã hóa giải mối thù của hai gia tộc, từ đó sẽ có rất nhiều các mối tình khác được nảy nở.

Cách 2:

- Cái chết bi thảm của Romeo và Juliet đã trở thành ngòi nổ cho sự thay đổi quan trọng trong mối quan hệ thù hận bấy lâu giữa hai dòng họ Capulet và Montague. Nỗi đau mất mát chung trước bi kịch của con em mình khiến hai gia đình nhận ra sự vô nghĩa và tàn khốc của hận thù. Cái chết của Romeo và Juliet như lời cảnh tỉnh đắt giá, thức tỉnh họ về hậu quả của thù hận và tầm quan trọng của tình yêu. Hối hận vì đã để hận thù che mờ lý trí, hai dòng họ gạt bỏ hiềm khích, bắt tay nhau hòa giải. Bi kịch tình yêu của Romeo và Juliet đã chiến thắng hận thù, mang đến hy vọng về hòa bình cho hai gia đình và cho thế hệ sau.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá