Soạn bài Tình sông núi | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9

870

Tài liệu soạn bài Tình sông núi Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tình sông núi

* Sau khi đọc:

Nội dung chính: Bài thơ diễn tả sự phong phú và đa dạng của phong cảnh thiên nhiên từ đó làm nổi bật vẻ đẹp và sự hùng vĩ của thiên nhiên Việt Nam.

Soạn bài Tình sông núi | Hay nhất Soạn văn 9 Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Nhan đề Tình sông núi có thể cho biết điều gì về cảm hứng sáng tác bài thơ của tác giả Trần Mai Ninh?

Trả lời:

Nhan đề thể hiện cảm hứng sáng tác chủ đạo của bài thơ:

- Tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, mãnh liệt

- Niềm tự hào dân tộc

- Lòng yêu nước thiết tha, ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Nêu nội dung cụ thể của từng đoạn trong bài thơ và khái quát mạch cảm xúc xuyên suốt tác phẩm.

Trả lời:

* Nội dung từng phần trong bài:

- Phần 1: (Từ đầu đếnDiên Khánh xanh um): Bức tranh sông núi của quê hương

- Phần 2: (tiếp theo đến tiếng thoi nghe rộn ràng vách nghiêng): sự lắng đọng trong cảm xúc trước cảnh sống thanh bình.

- Phần 3: Còn lại: suy ngẫm của nhà thơ về Tổ quốc đẹp tươi.

* Mạch cảm xúc: đi từ vẻ đẹp thiên nhiên đến niềm tự hào dân tộc và con người Việt Nam.

Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Các địa danh xuất hiện ở đoạn đầu bài thơ gắn với vùng miền nào của đất nước? Phát biểu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa tình yêu dành cho một miền đất cụ thể với tình yêu Tổ quốc nói chung qua những gì được bài thơ gợi lên.

Trả lời:

- Các địa danh xuất hiện trong bài thơ đó là những địa danh nổi tiếng, từ sông Trà Khúc đến Nha Trang: Sông Trà Khúc, Tam Quan, Bồng Sơn, Bình Định, Phú Phong, Phù Cát, An Khê, Sông Cầu, Vũng Lấm, Nha Trang, Diên Khánh

- Mối quan hệ giữa tình yêu dành cho một miền đất cụ thể với tình yêu Tổ quốc nói chung là một mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời. Yêu quê hương là yêu Tổ quốc, yêu Tổ quốc là yêu tất cả những gì thuộc về quê hương.

Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong bài thơ, tác giả đã chú ý làm nổi bật những đặc điểm gì của sông núi quê hương? Những đặc điểm đó được phát hiện từ góc nhìn nào?

Trả lời:

- Những đặc điểm của sông núi quê hương được làm nổi bật trong bài thơ:đất nước gắn liền với “lao động” (Trộn hòa lao động với giang sơn), tức là gắn liền với nhân dân, với tầng lớp cần lao đã đổ bao mồ hôi, xương máu để tạo lập, điểm tô, gìn giữ. - Xét theo lịch sử phát triển của thơ trữ tình Việt Nam, đây là góc nhìn rất mới mẻ, chỉ xuất hiện từ khi trong ý thức xã hội hình thành một quan niệm mang tính cách mạng về vai trò của quần chúng nhân dân.

Câu 5 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Phân tích cách tác giả tự bộc lộ mình trong bài thơ. Tác giả đã xác lập chỗ đứng của mình như thế nào giữa cộng đồng dân tộc?

Trả lời:

Tác giả tự bộc lộ mình trong bài thơ

+ Tác giả bày tỏ niềm tự hào về quê hương, về con người nơi đây.

+ Tác giả thể hiện niềm tự hào về truyền thống lao động của dân tộc, ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động: khỏe khoắn, hăng say, miệt mài, ttự hào về sức mạnh đoàn kết của dân tộc.

+ Tác giả thể hiện tình yêu Tổ quốc qua hình ảnh quê hương, khẳng định tình yêu Tổ quốc là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất và sẵn sàng hy sinh bản thân để bảo vệ Tổ quốc.

- Tác giả xác lập chỗ đứng của mình như thế nào giữa cộng đồng dân tộc:tác giả đã hình dung mình như một người con của nhân dân, người thừa hưởng bao thành quả tốt đẹp mà tiền nhân đã tạo dựng, đồng thời là người sẵn sàng gánh trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc cùng những đứa con trung hiếu khác trong cộng đồng dân tộc.

Câu 6 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Khi nói về những người con của đất nước, đối tượng nào được tác giả đặt vào vị trí trung tâm? Điều này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Đối tượng được tác giả đặt vào vị trí trung tâm: người lao động.

- Ý nghĩa:

+ Người dân là lực lượng lao động chính, góp phần tạo nên sự giàu đẹp cho đất nước.

+ Họ là những người gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc. Họ là những người bảo vệ Tổ quốc trước kẻ thù xâm lược. Họ là những người tạo ra giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Họ là những người làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

àQua đó, tác giả khẳng định vai trò của người dân trong công cuộc xây dựng đất nước, thể hiện quan điểm của tác giả về giá trị của con người và gợi nhắc ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với cộng đồng.

Câu 7 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích những nét độc đáo của bài thơ trên phương diện nghệ thuật (chú ý nhịp điệu, cách sử dụng động từ, sự phối hợp giữa miêu tả cụ thể và nêu mệnh đề khái quát, sự xuất hiện của những câu hỏi tu từ,...).

Trả lời:

- Nhịp điệu: Bài thơ sử dụng nhịp điệu tự do, không gò bó.

- Cách sử dụng động mạnh, thể hiện sức sống mãnh liệt của con người và thiên nhiên.

- Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh thơ cụ thể để miêu tả cảnh đẹp quê hương.

- Sử dụng câu hỏi tu từ: Có mối tình nào hơn thế nữa?, Hỏi ai tới đó sao đành lòng đi?,...

- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, gần gũi với đời sống.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

 
Đánh giá

0

0 đánh giá