Bài thơ Tình sông núi - Trần Mai Ninh - Nội dung, tác giả, tác phẩm

463

Tài liệu tác giả tác phẩm Tình sông núi Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Tình sông núi lớp 9.

Tác giả tác phẩm: Tình sông núi - Ngữ văn 9

I. Tác giả Trần Mai Ninh

Văn bản Tình sông núi - Trần Mai Ninh - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

- Trần Mai Ninh (1917 – 1948) quê ở Hà Nội nhưng lớn lên ở Thanh Hóa.

- Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đã viết những bài thơ tự do giàu tính cách tân, nóng bỏng tinh thần chiến đấu, tràn đầy niềm tin vào cách mạng và tương lai tươi sáng của đất nước, dân tộc.

- Tác phẩm chính: Thơ văn Trần Mai Ninh (1980).

II. Tìm hiểu văn bản Tình sông núi

1. Thể loại

- Tác phẩm Tình sông núi thuộc thể loại: thơ tự do.

2. Xuất xứ

- In trong Thơ Việt Nam 1945 – 1975, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1976, tr264 – 265.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1: Đoạn 1 (từ đầu đến Diên Khánh xanh um): niềm hân hoan, phấn chấn của nhà thơ trước vẻ đẹp kì thú của non nước miền Nam Trung Bộ.

- Phần 2: Đoạn 2 (từ ...Tôi lim dim cặp mắt đến Tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng): sự lắng đọng trong cảm xúc của nhà thơ trước cảnh sống thanh bình do nhân dân lao động tạo nên qua lịch sử lâu dài.

- Phần 3: Đoạn 3 (những câu thơ còn lại): suy ngẫm của nhà thơ về Tổ quốc đẹp tươi, gian lao và anh dũng với tư cách là thực thể “Trộn hoà lao động với giang sơn”.

5. Giá trị nội dung

Tác giả đã miêu tả những địa phương mà ông đã đi qua như: Bồng Sơn, Bình Định, An Khê, sông Cầu, Tuy Hòa, Nha Trang… thật đặc sắc với tình cảm của tác giả đặt vào trong từng câu chữ khi ông nói đến từng miền đất mà ông từng đi qua. Tình yêu ấy còn được bao trùm lên cả tình yêu đất nước cùng với những con người chất phát, luôn chăm chỉ lam lũ với truyền thống nông nghiệp của nhân dân. Bởi con người nơi đây có truyền thống yêu nước nồng nàn đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh mới giữ được nền độc lập, có mối tình nào hơn tình yêu Tổ Quốc hòa trộn giữa lao động và giang sơn.

6. Giá trị nghệ thuật

Với thể thơ tự do cùng với giọng thơ nhịp nhàng sâu lắng kết hợp với các biện pháp nghệ thuật tu từ so sánh, từ láy, lặp từ, lặp câu đã cho ta thấy được tình cảm quê hương được bao trùm lên cả tình yêu đất nước của tác giả. Điểm nhấn hơn cả trong bài thơ giữa khung cảnh quê hương đó là con người với tình yêu sâu đậm với Tổ Quốc trộn hòa giữa lao động và giang sơn.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Tình sông núi

1. Cảm hứng sáng tác và mạch cảm xúc xuyên suốt tác phẩm

- Cảm hứng sáng tác:

+ Tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, mãnh liệt:

+ Niềm tự hào dân tộc.

+ Lòng yêu nước thiết tha, ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

- Mạch cảm xúc: Trần Mai Linh đã bộc lộ tình cảm cảm xúc của mình với cảnh đẹp đất nước.

Tình sông núi - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

2. Những đặc điểm của sông núi quê hương

- Những đặc điểm của sông núi quê hương được làm nổi bật trong bài thơ:

+ Dòng sông Trà Khúc êm đềm, cây dừa Tam Quan cao vút, cánh đồng lúa Bồng Sơn bát ngát, núi An Khê cao vun vút,...

+ Hình ảnh "trăng nghiêng", "mây lồng", "gió buồn", "sương mờ" tạo nên khung cảnh thơ mộng, trữ tình.

+ Mỗi địa danh mang một vẻ đẹp riêng: Tuy Hoà sôi động, Nha Trang thơ mộng, Diên Khánh xanh non,...

+ Bức tranh quê hương được tô điểm bởi những hình ảnh: "lúa xanh như biển rộng", "ngựa xe rào rạt", "gầu nước gieo vàng", "tiếng thoi nghe dội rộn ràng",...

- Góc nhìn của tác giả:

+ Tác giả quan sát và miêu tả quê hương từ góc nhìn của một người con yêu quê hương.

+ Tác giả đã đi qua nhiều địa danh, trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc và có những cảm nhận riêng về quê hương.

+ Tác giả sử dụng ngôn ngữ thơ mượt mà, hình ảnh gợi cảm để thể hiện tình yêu quê hương.

3. Tâm tư của tác giả thể hiện trong bài thơ

- Tác giả dành nhiều dòng viết để miêu tả vẻ đẹp của quê hương Nam Trung Bộ.

- Tác giả sử dụng những hình ảnh thơ mượt mà, giàu sức gợi để thể hiện tình yêu quê hương. Tác giả bày tỏ niềm tự hào về quê hương, về con người nơi đây.

- Tác giả thể hiện niềm tự hào về truyền thống lao động của dân tộc, nngợi ca vẻ đẹp của con người lao động: khỏe khoắn, hăng say, miệt mài, ttự hào về sức mạnh đoàn kết của dân tộc.

- Tác giả thể hiện tình yêu Tổ quốc qua hình ảnh quê hương, khẳng định tình yêu Tổ quốc là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất và sẵn sàng hy sinh bản thân để bảo vệ Tổ quốc.

- Tác giả xác lập chỗ đứng của mình như thế nào giữa cộng đồng dân tộc:

+ Tác giả sử dụng ngôn ngữ thơ mượt mà, hình ảnh gợi cảm để thể hiện tình cảm của mình.

+ Tác giả bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình về quê hương, đất nước và con người.

+ Tác giả hòa mình vào cuộc sống chung của cộng đồng, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn với mọi người.

IV. Đọc tác phẩm: Tình sông núi

TÌNH SÔNG NÚI

- Trần Mai Ninh -

Trăng nghiêng trên sông Trà Khúc ...

Mây lồng và nước reo

Nắng bột chen dừa Tam Quan

Gió buồn uốn éo

Bồng Sơn dìu dịu như bài thơ

Mờ soi Bình Định trăng mờ

Phú Phong rộng

Phủ Cát lì

An Khê cao vun vút,

Gió lạnh - rừng buồn,

Mượn ai kin hộ nước nguồn về dây

Gặp sông Cầu khó rời tay!

Sông Cầu của đất, nước này là duyên.

Vũng Lấm dăm lá thuyền;

Nhiều dừa che ít mái tranh

Vừa đẹp – vừa lành,

Hỏi ai tới đó sao dành lòng đi?

Tuy Hoà ngay dọc ngõ

Dậy sáng, - dịu màu tươi

Nha Trang cười

Nha Trang đẹp

Diên Khánh xanh um.

 

... Tôi lim dim cặp mắt

Không thấy nơi nào không đẹp

Không giàu

Lúa xanh như biển rộng

Mì vươn cao khắp các sườn đèo

Rẫy đè lên rẫy

Bắp và khoai tiếp bắp và khoai ...

Mấy sông là mấy vạn chài

Ngựa xe rào rạt đổ người sang ngang

Gầu nước gieo vàng

Tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng

Dân tộc rớt mồ hôi thấm đất

Bắp căng như đồng

Tay ghì cán cuốc

Tay ghì tay xe

Nhìn quanh là cả bốn bề cần lao ...

Có mối tình nào hơn thế nữa?

Ăn sâu lòng đất, thấm lòng người

Đượm lều tranh, thơm dậy ngàn khơi

Khi vui non nước cùng cười

Khi căm non nước với người đứng lên!

Có mối tình nào hơn thế nữa,

Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền

Có mối tình nào hơn thế nữa

Trộn hoà lao động với giang sơn

Có mối tình nào hơn

Tổ quốc?

V. Văn mẫu

Đánh giá

0

0 đánh giá