Hãy xác định cực từ của thanh nam châm ở Hình 1.16

134

Với giải Vận dụng trang 57 Vật lí 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Từ trường giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 1: Từ trường

Vận dụng trang 57 Vật Lí 12: Hãy xác định cực từ của thanh nam châm ở Hình 1.16.

Hãy xác định cực từ của thanh nam châm ở Hình 1.16 trang 57 Vật Lí 12

Lời giải:

Dựa vào lí thuyết và hướng sắp xếp của kim nam châm, xác định được cực từ bắc (N) ở bên trái, cực từ nam (S) ở bên phải.

Lý thuyết Đường sức từ

Từ trường không nhìn thấy nhưng có thể biểu diễn bằng đường sức từ.

1. Thí nghiệm

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 1: Từ trường

Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp theo các đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm, dày nhất ở các cực từ của nam châm. Càng ra xa nam châm, những đường này càng thưa dần.

Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm như Hình 1.5 được gọi là từ phổ.

2. Định nghĩa

Đường sức từ là những đường vẽ trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyển với nó tại mỗi điểm có phương trùng với phương của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 1: Từ trường

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 1: Từ trường

3. Ví dụ

Đường sức từ của dòng điện thẳng

Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng rất dài được gọi là dòng điện thẳng.

Kết quả thí nghiệm cho biết đường sức từ của dòng điện thẳng rất dài với cường độ I:

+ Có dạng những đường tròn nằm trong những mặt phẳng vuông góc với dòng điện có tâm là giao điểm giữa dòng điện và mặt phẳng đó (Hình 1.9).

+ Có chiều được xác định bằng quy tắc nắm tay phải (Hình 1.10).

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 1: Từ trường

Quy tắc nắm tay phải: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón tay kia khum lại chỉ chiều của đường sức từ.

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 1: Từ trường

Đường sức từ của dòng điện tròn

Dòng điện chạy trong dây dẫn hình tròn được gọi là dòng điện tròn.

Hình 1.12 biểu diễn từ phổ và hình dạng các đường sức từ của dòng điện tròn.

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 1: Từ trường

Người ta quy ước mặt nam của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào mặt đó, ta thấy dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, còn mặt bắc thì ngược lại. Dùng quy ước này, ta có: Các đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt nam và đi ra mặt bắc của dòng điện tròn ấy. Có thể xác định chiều dòng điện tròn tại mặt nam của nó bằng cách viết chữ S rồi đánh dấu mũi tên vào hai đầu chữ S; còn ở mặt bắc thì viết chữ N rồi đánh dấu mũi tên vào hai đầu chữ N (Hình 1.13).

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 1: Từ trường

Khum bàn tay phải theo vòng dây của dòng điện tròn sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều dòng điện; khi đó, ngón cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ.

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 1: Từ trường

Đường sức từ của từ trường đều

Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ của nó là những đường thẳng song song và cách đều nhau.

Từ trường giữa hai cực của một nam châm hình chữ U (vùng tô màu) có thể coi là từ trường đều (Hình 1.15).

Lý thuyết Vật Lí 12 Cánh diều Bài 1: Từ trường

 
Đánh giá

0

0 đánh giá