Đánh giá các ưu điểm, nhược điểm và cơ hội phát triển của các nhà máy điện hạt nhân

95

Với giải Hoạt động 2 trang 116 Vật lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 24: Công nghiệp hạt nhân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 24: Công nghiệp hạt nhân

Hoạt động 2 trang 116 Vật Lí 12: Đánh giá các ưu điểm, nhược điểm và cơ hội phát triển của các nhà máy điện hạt nhân.

Lời giải:

Ưu điểm:

Nguồn năng lượng này mang lại khá nhiều lợi ích cho con người:

- Đây là một loại năng lượng khá sạch và không cần đến nhiên liệu hóa thạch. Nếu chất thải phóng xạ được kiểm soát tốt, nó sẽ không thải ra bất kỳ loại chất ô nhiễm nào. Điều này giúp giảm thiểu các khí gây ô nhiễm vào bầu khí quyển và sự nóng lên toàn cầu.

- Nó không phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên hoặc môi trường như năng lượng tái tạo

- Điện hạt nhân rẻ nếu ta tính đến lượng năng lượng mà nó có thể tạo ra. Để sản xuất năng lượng hạt nhân, cần ít nguyên liệu thô hơn nhiều (uranium hoặc plutonium) với việc tiết kiệm nguyên liệu (uranium chiếm gần một phần tư chi phí để sản xuất năng lượng hạt nhân) mà còn trong vận chuyển, lưu trữ, cơ sở hạ tầng để khai thác,…

- Đảm bảo cung cấp điện là không đổi, tức là nó cung cấp điện 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm.

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm trên thì năng lượng hạt nhân vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:

- Vấn đề an toàn và mối lo ngại của cộng đồng về chất thải phóng xạ.

- Tốn kém chi phí để xây dựng nhà máy hạt nhân.

- Dễ xảy ra tai nạn trong sản xuất.

- Quá trình khai thác và tinh chế Uranium gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe

- Tuổi thọ lò phản ứng trung bình 60 năm

- Vấn đề vận chuyển và xử lý chất thải hạt nhân cần được đầu tư nhiều.

Cơ hội phát triển của các nhà máy điện hạt nhân:

- Giải quyết được các vấn đề về thiếu hụt năng lượng

- Phục vụ cho các ngành công nghiệp…

Lý thuyết Nhà máy điện hạt nhân

Lý thuyết Vật Lí 12 Kết nối tri thức Bài 24: Công nghiệp hạt nhân

Nhà máy điện hạt nhân không trực tiếp phát khí thải ô nhiễm môi trường như CO2, CO, ... và có thế phát điện liên tục nhiều năm cho tới khi phải thay nhiên liệu mới.

Tuy nhiên, việc xử lí chất thải hạt nhân đòi hỏi công nghệ phức tạp với chi phí cao. Vật liệu chứa chất thải hạt nhân cần có độ bền rất cao để bảo quản cất giữ hàng trăm năm sau khi khai thác vì chu kì bán rã của một số đồng vị trong thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng là rất lớn (Ví dụ 90Sr, 137Cs có chu kì bán rã khoảng 30 năm).

 
Đánh giá

0

0 đánh giá