Với giải Hoạt động 1 trang 97 Vật lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 22: Phản ứng hạt nhân và năng lượng liên kết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Vật lí 12 Bài 22: Phản ứng hạt nhân và năng lượng liên kết
Hoạt động 1 trang 97 Vật Lí 12: Hãy viết biểu thức liên hệ giữa các số khối và biểu thức liên hệ giữa các điện tích của các hạt nhân trong phản ứng hạt nhân:
Lời giải:
Bảo toàn số nucleon (số khối): A1 + A2 = A3 + A4
Bảo toàn điện tích: Z1 + Z2 = Z3 + Z4
Lý thuyết Phản ứng hạt nhân
1. Thí nghiệm phát hiện phản ứng hạt nhân
Rutherford đã cho chùm hạt alpha (), phóng ra từ nguồn phóng xạ đặt tại P, bắn phá hạt nhân có trong không khí được dẫn theo đường nạp và hút khí A (Hình 22.1). Kính hiển vi K dùng để quan sát vết sáng được tạo ra do hạt nhân đập vào màn phủ huỳnh quang S. Từ kết quả thí nghiệm, ông cho rằng có hạt nhân trong sản phẩm. Tuy nhiên, ông chưa đưa ra được kết luận về bản chất diễn biến của quá trình tương tác trên.
Năm 1925, Patrick Blackett (Pa-trích Bơ-lách-két) đã sử dụng buồng sương để chụp được dấu vết tương tác này, đó chính là vết sương rẽ nhánh trong Hình 22.2. Buồng sương là một buồng hơi ở trạng thái siêu bão hòa, có thể tạo ra các vệt sương đủ to dọc theo đường đi của các hạt mang điện chuyển động mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Kết quả phân tích hình ảnh của vết sương rẽ nhánh là bằng chứng giúp ông đi tới kết luận: Trong một số trường hợp, hạt bắn phá vào hạt nhân đã tạo ra hai hạt nhân mới đó là và
2. Các loại phản ứng hạt nhân
Người ta gọi quá trình biến đổi hạt nhân này thành hạt nhân khác là phản ứng hạt nhân.
Phản ứng hạt nhân thường được chia làm hai loại:
- Phản ứng hạt nhân kích thích: là quá trình các hạt nhân tương tác với các hạt khác (ví dụ: hạt nhân, neutron, ... ) tạo ra các hạt nhân mới. Ví dụ: phản ứng phân hạch, phản ứng tổng hợp hạt nhân.
- Phản ứng hạt nhân tự phát: là quá trình tự phân rã của một hạt nhân không bền vững thành các hạt nhân mới. Ví dụ: hiện tượng phân rã hạt nhân được công bố lần đầu tiên trên thế giới bởi Henri Becquerel.
3. Định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích trong phản ứng hạt nhân
Phương trình phản ứng hạt nhân:
- Định luật bảo toàn số nucleon (bảo toàn số khối A): Trong phản ứng hạt nhân, tổng số nucleon của các hạt trước phản ứng bằng tổng số nucleon của các hạt tạo thành sau phản ứng. Bảo toàn số nucleon cũng là bảo toàn số khối A.
A1 + A2 = A3 + A4
- Định luật bảo toàn điện tích: Tổng đại số các điện tích của các hạt trước phản ứng bằng tổng đại số các điện tích của các hạt tạo thành sau phản ứng.
Z1 + Z2 = Z3 + Z4
Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Hoạt động trang 100 Vật Lí 12: Hãy thực hiện các yêu cầu sau:...
Câu hỏi 1 trang 101 Vật Lí 12: Nêu đặc điểm của phản ứng phân hạch dây chuyền....
Xem thêm các bài giải bài tập Vật Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: