Nêu được ý nghĩa của các thông số ghi trên các thiết bị điện

54

Với giải Em có thể trang 77 Vật lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 17: Máy phát điện xoay chiều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 17: Máy phát điện xoay chiều

Em có thể trang 77 Vật Lí 12: • Nêu được ý nghĩa của các thông số ghi trên các thiết bị điện.

• Giải thích được cách tạo ra dòng điện xoay chiều trong nhà máy thuỷ điện.

• Đề xuất được một số biện pháp sử dụng điện an toàn trong gia đình.

Lời giải:

• Ý nghĩa của các thông số ghi trên các thiết bị điện.

- Kí hiệu … A cho biết dòng điện có thể chạy qua thiết bị để thiết bị hoạt động bình thường.

- Kí hiệu … W cho biết công suất định mức của thiết bị.

- Kí hiệu … V cho biết điện áp chạy qua thiết bị để thiết bị hoạt động bình thường.

• Giải thích được cách tạo ra dòng điện xoay chiều trong nhà máy thuỷ điện.

Nhà máy thủy điện được cấu tạo bởi các thành phần sau đây:

1. Đập thủy điện: giúp chứa nước tạo ra một hồ chứa lớn.

2. Ống dẫn nước: Dẫn nguồn nước đến tuabin.

3. Tua bin: Tua bin giúp gắn liền với máy phát điện ở phía trên nhờ một trục. Loại tuabin phổ biến dùng cho nhà máy thủy điện là Turbine Francis, có hình dạng giống như một đĩa lớn với những cánh cong. Mỗi chiếc tuabin có khối lượng lên tới khoảng 172 tấn và quay với tốc độ 90 vòng mỗi phút.

4. Máy phát điện: Là loại máy gồm một loạt các nam châm khổng lồ quay quanh cuộn dây đồng.

5. Máy biến áp đặt bên trong nhà máy điện tạo ra dòng điện xoay chiều AC và chuyển đổi nó thành dòng điện có điện áp cao hơn.

6. Đường dây điện: Đường dây điện gồm ba dây pha của năng lượng điện được sản xuất và một dây trung tính.

7. Cống xả: Giúp đưa nước chảy qua các đường ống và chảy vào hạ lưu sông.

Nêu được ý nghĩa của các thông số ghi trên các thiết bị điện Giải thích được cách tạo

Nguyên lý hoạt động của nhà máy thủy điện:

Quá trình vận hành nhà máy thủy điện gồm có bốn giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Dòng nước với áp lực lớn chảy qua các ống thép lớn được gọi là ống dẫn nước có áp tạo ra các cột nước khổng lồ với áp lực lớn đi vào bên trong nhà máy.

Giai đoạn 2: Nước chảy mạnh làm quay tuabin của máy phát điện, năng lượng cơ học được chuyển hóa thành điện năng.

Giai đoạn 3: Điện tạo ra đi quá máy biến áp để tạo ra dòng điện cao thế.

Giai đoạn 4: Dòng điện cao thế sẽ được kết nối vào mạng lưới phân phối điện và truyền về các thành phố.

• Đề xuất được một số biện pháp sử dụng điện an toàn trong gia đình.

Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện cần ghi nhớ

1. Lắp đặt thiết bị đóng cắt điện đúng cách.

2. Lựa chọn thiết bị đóng cắt điện phù hợp.

3. Vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện.

4. Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện trong gia đình.

5. Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm.

6. Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc.

Lý thuyết Ứng dụng và quy tắc an toàn khi sử dụng dòng điện xoay chiều

1. Ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong cuộc sống

Dòng điện xoay chiều được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống là nhờ vào các tác dụng nhiệt, tác dụng từ, tác dụng phát sáng và tác dụng sinh lí của nó.

Các thiết bị như quạt điện, động cơ điện, đèn điện, ... đã chuyển hoá năng lượng điện thành các dạng năng lượng khác nhằm đáp ứng các nhu cầu sống, sinh hoạt, lao động, sản xuất, ... của con người.

Trong y học, dòng điện xoay chiều được sử dụng để vận hành các thiết bị y tế bao gồm: máy chẩn đoán hình ảnh (như máy chụp cộng hưởng từ, máy siêu âm, máy chụp X - quang) hoặc các máy hỗ trợ điều trị bệnh nhân (như máy sốc điện, máy điện tim), ...

2. Quy tắc an toàn khi sử dụng dòng điện xoay chiều

Một số quy tắc an toàn khi sử dụng dòng điện xoay chiều:

- Tuân thủ theo các biển báo an toàn điện.

- Tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở của đường dây điện hay cầm trực tiếp vật bằng kim loại cắm vào ổ điện.

- Tránh lại gần những khu vực có điện thế nguy hiểm.

- Kiểm tra, bảo trì các thiết bị điện định kì theo đúng hướng dẫn.

- Ngắt nguồn điện khi có thiên tai, sấm sét.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá