Thí nghiệm với thanh kim loại MN trượt trên hai đoạn dây dẫn điện MQ và NP

358

Với giải Hoạt động trang 70 Vật lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 16: Từ thông. Hiện tượng cảm ứng điện từ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem: 

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 16: Từ thông. Hiện tượng cảm ứng điện từ

Hoạt động trang 70 Vật Lí 12: Thí nghiệm với thanh kim loại MN trượt trên hai đoạn dây dẫn điện MQ và NP được nối với ampe kế thành mạch điện kín như Hình 16.9. Mạch điện được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng MNPQ. Xác định chiều dòng điện cảm ứng và biểu thức suất điện động cảm ứng trong mạch khi thanh kim loại trượt đều với tốc độ v trên hai đoạn dây dẫn.

Thí nghiệm với thanh kim loại MN trượt trên hai đoạn dây dẫn điện MQ và NP

Lời giải:

Dựa vào hình vẽ thấy thanh MN đang trượt từ phải sang trái, sử dụng quy tắc bàn tay trái xác định được chiều dòng điện chạy từ N đến M, Q, P.

Do mặt phẳng khung dây vuông góc với cảm ứng từ nên chọn góc α = 0o, do đó ec=ΔΦΔt=BScosαΔt=BScos0°Δt=BSΔt

Lý thuyết Suất điện động cảm ứng. Định luật Faraday

Thực nghiệm chứng tỏ rằng: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch. Phát biểu này được gọi là định luật Faraday về cảm ứng điện từ.

Suất điện động cảm ứng trong mạch điện kín là: eC=ΔΦΔt

trong đó, ΔΦ là độ biến thiên từ thông qua diện tích giới hạn bởi mạch điện kín.

Trường hợp cuộn dây có N vòng thì eC=NΔΦΔt

Độ lớn suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường: eC=Blvsinθ

 
Đánh giá

0

0 đánh giá