Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 19: Danh y Tuệ Tĩnh | Kết nối tri thức

472

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 19: Danh y Tuệ Tĩnh sách Kết nối tri thức gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 19: Danh y Tuệ Tĩnh

Đọc: Danh y Tuệ Tĩnh trang 97, 98

Nội dung chính Danh y Tuệ Tĩnh: Danh y Tuệ Tĩnh là người thông minh, tài giỏi, tự biết tận dụng sẵn những vật lực trong nước mình để cứu người, giúp ta có thêm những trận đánh thành công, thắng lợi.

Câu hỏi trang 97 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Kể tên một số loại cây được dùng làm thuốc chữa bệnh mà em biết.

Trả lời:

Một số loại cây được dùng làm thuốc chữa bệnh mà em biết: cây húng quế, cây tỏi, gừng, bồ công anh, tía tô, nghệ, bạc hà.

Văn bản: Danh y Tuệ Tĩnh

Danh y Tuệ Tĩnh lớp 5 (trang 97, 98) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

(1) Tuệ Tĩnh (1330 – 1400) là một danh y đời Trần. Một lần, ông dẫn các học trò lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu để nói về điều mình ấp ủ từ lâu.

Danh y Tuệ Tĩnh lớp 5 (trang 97, 98) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

(2) Ông kể: Khi giặc ngoại xâm nhóm ngó nước ta, vua quan nhà Trần chỉ huy quân sĩ luyện tập võ nghệ, rèn vũ khí chuẩn bị lương thực, thuốc men, phòng giữ bờ cõi rất cẩn trọng.

Danh y Tuệ Tĩnh lớp 5 (trang 97, 98) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

(3) Từ lâu, việc vận chuyển thuốc men, vật dụng từ Trung Quốc sang nước ta đã bị ngăn cấm. Vua quan nhà Trần lo khi giáp trận, tất có người bị thương hoặc đau ốm, lấy gì chạy chữa?

Danh y Tuệ Tĩnh lớp 5 (trang 97, 98) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

(4) Các thái y bèn toả đi khắp mọi miền quê học cách chữa bệnh bằng cây cỏ trong dân gian. Vườn thuốc mọc lên khắp nơi. Núi Nam Tào, Bắc Đầu là hai ngọn dược sơn thời bấy giờ.

Danh y Tuệ Tĩnh lớp 5 (trang 97, 98) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

(5) Cây cỏ nước Nam đã góp phần làm cho quân ta thêm hùng mạnh, can trường, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù đông hơn ta hàng trăm lần.

Danh y Tuệ Tĩnh lớp 5 (trang 97, 98) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

(6) Kể xong, Tuệ Tĩnh trầm ngâm nói về sự quý giá của ngọn cây, sợi cỏ trên non sông gấm vóc mà tổ tiên để lại. Rồi ông nói với học trò ý nguyện nối gót người đi trước...

Danh y Tuệ Tĩnh lớp 5 (trang 97, 98) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

(7) Thế là, theo con đường của danh y Tuệ Tĩnh, cho đến nay, hàng trăm vị thuốc từ cây cỏ nước Nam, hàng nghìn phương thuốc được tổng hợp từ dân gian để trị bệnh cứu người.

(Theo Tạ Phong Châu – Nguyễn Quang Vinh – Nghiêm Đa Văn)

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 98 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Danh y Tuệ Tĩnh dẫn các học trò lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu để nói với các trò điều gì?

Trả lời:

Danh y Tuệ Tĩnh dẫn các học trò lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu để nói với các trò: Khi giặc ngoại xâm nhóm ngó nước ta, vua quan nhà Trần chỉ huy quân sĩ luyện tập võ nghệ, rèn vũ khí chuẩn bị lương thực, thuốc men, phòng giữ bờ cõi rất cẩn trọng.

Câu 2 trang 98 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Câu chuyện mà Tuệ Tĩnh kể cho học trò nghe xảy ra vào thời gian nào? Tình hình đất nước lúc bấy giờ ra sao?

Trả lời:

Câu chuyện mà Tuệ Tĩnh kể cho học trò nghe xảy ra vào thời gian nhà Trần lãnh đạo đất nước, giặc ngoại xâm đang nhòm ngó nước ta.

Tình hình lúc bấy giờ nước ta bị ngăn cấm chuyển vật dụng, thuốc men từ Trung Quốc vào. Vua quan lo lắng khi giáp trận có người bị thương hoặc đau ốm không chữa chạy được.

Câu 3 trang 98 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tóm tắt nội dung câu chuyện mà Tuệ Tĩnh đã kể.

Trả lời:

Tóm tắt nội dung câu chuyện mà Tuệ Tĩnh đã kể: Khi giặc nhòm ngó nước ta, ta đã chuẩn bị tập luyện sẵn sàng trang bị mọi mặt cho chiến đấu. Thế nhưng việc vận chuyển thuốc từ Trung Quốc vào ta từ lâu đã bị ngăn cấm. Các thái y toả đi khắp nơi học cách làm thuốc từ cây cỏ và quả thực rất hiệu quả, giúp ta cứu binh sĩ, chiến thắng kẻ thù.

Câu 4 trang 98 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Theo em, vì sao ý nguyện của Tuệ Tĩnh trở thành hiện thực và tiếp tục được kế thừa, phát huy cho đến ngày hôm nay?

Trả lời:

Theo em, ý nguyện của Tuệ Tĩnh trở thành hiện thực và tiếp tục được kế thừa, phát huy cho đến ngày hôm nay vì: con người Việt Nam sống gắn bó với truyền thống nông nghiệp, trồng cấy, gần gũi với cây cỏ; con người tận dụng sẵn các cây cỏ làm thuốc vì tiện dụng, rẻ và cho hiệu quả rõ.

Câu 5 trang 98 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Nêu cảm nghĩ của em về danh y Tuệ Tĩnh.

Trả lời:

Em thấy danh y Tuệ Tĩnh là người thương yêu nhân dân, thông minh và tài giỏi. Dựa vào sức mình để phát huy những thứ mình có, bổ sung những thứ còn thiếu, giúp dân ta có đầy đủ trang vật lực, thuốc men chiến đấu giặc ngoại xâm thành công; thoát khỏi vòng vây ngăn cấm hỗ trợ từ các nước xung quanh.

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa trang 99, 100

Câu 1 trang 99 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chọn từ thích hợp nhất trong các từ đồng nghĩa (in nghiêng) thay cho mỗi bông hoa.

Từ nhỏ, Lương Thế Vinh đã  Luyện từ và câu lớp 5 trang 99, 100 (Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5(lừng danh/ nổi tiếng/ nức tiếng) về óc Luyện từ và câu lớp 5 trang 99, 100 (Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 (xem xét/ nhìn/ quan sát) và tính toán. Một hôm, cậu đem một quả bưởi ra bãi cỏ làm bóng chơi với các bạn. Đang chơi, bỗng quả bưởi Luyện từ và câu lớp 5 trang 99, 100 (Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 (lăn/ bay) xuống một cái hố gần đó. Bọn trẻ nhìn xuống cái hố đầy nuối tiếc. Vinh bảo bọn trẻ lấy nước đổ vào cái hố ấy. Nước Luyện từ và câu lớp 5 trang 99, 100 (Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 (dâng/ tăng) đến đâu, bưởi nổi lên đến đó.

(Theo Vũ Ngọc Khánh)

Luyện từ và câu lớp 5 trang 99, 100 (Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Từ nhỏ, Lương Thế Vinh đã  nổi tiếng về quan sát và tính toán. Một hôm, cậu đem một quả bưởi ra bãi cỏ làm bóng chơi với các bạn. Đang chơi, bỗng quả bưởi lăn xuống một cái hố gần đó. Bọn trẻ nhìn xuống cái hố đầy nuối tiếc. Vinh bảo bọn trẻ lấy nước đổ vào cái hố ấy. Nước dâng đến đâu, bưởi nổi lên đến đó.

Câu 2 trang 99 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm từ không đồng nghĩa với những từ còn lại trong mỗi dãy từ sau:

a. nhân dân, đồng bào, bạn bè, quốc dân

b. dũng cảm, liều lĩnh, gan dạ, can đảm

c. tổ quốc, non sông, nhà nước, đất nước

Trả lời:

Từ không đồng nghĩa với những từ còn lại trong mỗi dãy từ là:

a. bạn bè

b. liều lĩnh

c. nhà nước

Câu 3 trang 99 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Không có chân  cánh

Mà lại gọi: con sông?

Không có  có cành

Lại gọi là: ngọn gió

(Xuân Quỳnh)

Luyện từ và câu lớp 5 trang 99, 100 (Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

a. Mỗi từ in đậm trong đoạn thơ trên được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

b. Đặt một câu có từ in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển.

M: Rừng là lá phổi xanh của trái đất.

Trả lời:

a. Mỗi từ in đậm trong đoạn thơ trên được dùng với nghĩa chuyển.

b. Câu có từ in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển:

          – Cầu vồng sau mưa như mọc từ chân núi.

          – Cánh đồng lúa vào mùa chín thơm cả một vùng quê.

          – Lá cờ Tổ quốc tung bay trên nóc nhà.

          – Bên bếp, những ngọn lửa bập bùng cháy.

Câu 4 trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Từ ăn trong mỗi nhóm từ dưới đây mang nghĩa nào?

Luyện từ và câu lớp 5 trang 99, 100 (Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Luyện từ và câu lớp 5 trang 99, 100 (Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Câu 5 trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết đoạn văn (3 – 4 câu) nêu cảm nghĩ của em về danh y Tuệ Tĩnh, trong đó có sử dụng một cặp từ đồng nghĩa.

Trả lời:

Cuộc đời của danh y Tuệ Tĩnh thật vẻ vang và đầy tự hào. Người lương y này tận dụng những gì sẵn có, coi nhiệm vụ chữa bệnh cho nhân dân, quân sĩ là trên hết. Có lẽ phần nào nhờ công của ông, nhân dân ta mới phát hiện và áp dụng cách dùng cây cỏ trong tự nhiên làm thuốc chữa bệnh phổ biến như ngày nay.

Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng (Bài viết số 1) trang 100

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc lập Câu lạc bộ Đọc sách.

Đề 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường.

Câu 1 trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Dựa vào các ý tìm được trong hoạt động Viết ở Bài 18, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài đã chọn.

Lưu ý:

– Ý kiến tán thành cần được trình bày rõ ràng.

– Để thuyết phục người đọc, cần lựa chọn những lí do và dẫn chứng tiêu biểu.

Trả lời:

* Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc lập Câu lạc bộ Đọc sách.

Trường em sắp thành lập Câu lạc bộ Đọc sách, em hoàn toàn tán thành với kế hoạch này. Lí do thứ nhất vì các bạn học sinh hiện nay không có thói quen đọc sách nhiều. Các bạn trong lớp của em hầu như đều nói, thời gian rảnh sẽ dành cho xem tivi, điện thoại và chơi trò chơi điện tử. Hầu như các bạn không hứng thú với việc cầm một cuốn sách để đọc và nghiền ngẫm. Lí do thứ hai vì tri thức trong sách có rất nhiều, con người phải đọc sách thì mới có thể học và biết thêm được. Đó cũng là lí do vì sao nên mua sách xuất bản thay vì sách in, sách trên mạng. Các thông tin xuất bản được chứng thực và đảm bảo tính đúng đắn hơn là các nội dung trôi nổi trên in-tơ-nét. Đọc kiến thức đúng giúp con người hiểu đúng, biết nhiều hơn. Lí do thứ ba vì từ đọc sách, sẽ có thêm nhiều câu chuyện, nhiều chủ đề thảo luận, nói chuyện cho các bạn học sinh. Thay vì các chủ đề phiếm, những nội dung dù vui nhưng không lịch sự, thiếu văn hoá vẫn dễ lan truyền trong cộng đồng người trẻ tuổi – sách sẽ mang lại nhiều nội dung để chia sẻ, lan toả cho nhau ý nghĩa hơn. Suy cho cùng, em thấy việc thành lập Câu lạc bộ Đọc sách là hợp lí, mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho học sinh trong trường. Hi vọng câu lạc bộ Đọc sách sẽ sớm được thành lập trong thời gian gần đây.

* Đề 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường.

Việc phát triển hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường là một ý kiến hay, em đồng tình và ủng hộ kế hoạch này được thực hiện. Lí do thứ nhất, thể dục thể thao giúp tăng cường, rèn luyện sức khoẻ; tinh thần lạc quan, thoải mái. Điều này chứng minh qua những giờ học thể chất, hầu như bạn nào cũng rất mong muốn được ra khỏi bàn học, vận động tay chân cho thoải mái. Trong giờ thể chất, chúng em dù có mất trật tự, dù có hiếu động nhưng đó là biểu hiện của sự thoải mái, vui vẻ. Lí do thứ hai, nhà trường chủ yếu đề cao chú trọng hoạt động học tập, coi nhẹ các hoạt động thể dục thể thao, thậm chí coi nhẹ môn Giáo dục Thể chất. Em từng nghe các bạn nói không sợ môn thể chất vì kiểu gì cũng có thể dễ dàng thi và thi đạt. Nhiều bạn trong giờ thể dục toàn trường cũng không chịu tập, bỏ bê và coi như tập thể dục rất mệt mỏi, không mang lại lợi ích gì. Song, khi hiểu rõ tác dụng của thể dục thể thao, em nghĩ việc vận động sẽ được tích cực hơn, mọi người cùng tôn trọng giáo dục thể chất thì học sinh cũng sẽ hiểu đúng về hoạt động bổ ích này. Tóm lại, nếu việc phát triển hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường được thực hiện, em nghĩ sẽ được phần đông các bạn ủng hộ và mong muốn tham gia, thực hiện.

Câu 2 trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc soát và chỉnh sửa lỗi (nếu có).

Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng (Bài viết số 1) trang 100 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Em đọc soát và chỉnh sửa lỗi (nếu có).

* Vận dụng

Câu hỏi trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm đọc sách báo viết về những thầy thuốc nổi tiếng của Việt Nam.

Trả lời:

Sách báo viết về những thầy thuốc nổi tiếng của Việt Nam:

* Danh y Hải Thượng Lãn Ông:

Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác ( 1720 – 1791). Ông sinh ra tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học: Ông nội, các chú các bác đều đỗ Tiến sĩ và làm quan trong triều.Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông. Ông là người con thứ 7 nên còn được gọi với tên là cậu Chiêu Bảy.

Ông là nhà Y học lớn, nhà Văn hóa lớn của nước ta, là tác giả của pho sách trứ danh Lãn Ông Tâm Lĩnh hay Hải Thượng y tông Tâm Lĩnh. gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ánh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông. Sự nghiệp Y học của Hải Thượng Lãn Ông đã góp phần to lớn xây dựng nền Y học dân tộc nước nhà, nên được suy tôn là Đại y tôn Việt Nam.

* Giáo sư Hồ Đắc Di:

Giáo sư Hồ Đắc Di (1900 - 1984), sang Pháp du học (1918-1932), đỗ bác sĩ nội trú. Ở đây Hồ Đắc Di làm phẫu thuật một thời gian ở bệnh viện Tenon, rồi về nước. …

Trong luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa làm tại Paris, Giáo sư Hồ Đắc Di là người đầu tiên sáng tạo một phương pháp mổ dạ dày (nối thông dạ dày-tá tràng) để điều trị chứng hẹp môn vị do bệnh loét dạ dày- tá tràng gây ra, thay thế cho phương pháp cắt bỏ dạ dày vẫn dùng trước đó, được nhiều sách giáo khoa, nhiều công tình nhắc đến và thừa nhận giá trị trong suốt 30-40 năm.

Theo sử sách ngành Y Việt Nam ghi nhận, với 21 công trình hiện tìm được trong 37 công trình đã công bố, Ông là nhà phẫu thuật đầu tiên, xứng đáng được hội đồng giáo sư (toàn người Pháp) đánh giá cao và được bầu chọn là giáo sư người Việt đầu tiên.

Ông là Đại biểu Quốc hội từ khóa 2 đến khóa 5, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội các khóa 2,3,4, Hiệu trưởng Trường đại học Y Hà Nội, Tổng giám đốc Đại học vụ Việt Nam, Giám đốc Vụ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Ủy viên Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt-Pháp, Ủy viên Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và hai hạng ba, Huân chương Lao Động hạng nhất và hạng hai, Huy chương Vì thế hệ trẻ, Chiến sĩ thi đua toàn quốc nǎm 1952 và 1956. Giáo sư Hồ Đắc Di đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông từ trần ngày 25-6-1984.

* Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch:

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909- 1968), sinh ra tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm 1928, ông là sinh viên Trường đại học Y khoa Hà Nội. Năm 1934, tốt nghiệp Bác sĩ y khoa tại Pháp. Sau hai năm, ông trở về Sài Gòn, mở phòng khám và bệnh viện tư chuyên chữa bệnh lao và bệnh phổi.

Công lao của ông đối với ngành y tế miền Nam thật là to lớn. Hơn ai hết, ông quan tâm đến chiến trường miền Nam, ngay từ sau năm 1955, ông đã tập hợp cán bộ miền Nam, phần lớn là y tá, để bổ túc thành y sĩ rồi bác sĩ, cũng như bổ túc dược tá thành dược sĩ trung học, rồi dược sĩ đại học và cử đi vào chiến trường.

Là người sáng lập Viện Chống lao Trung ương. Đã chỉ đạo nhiều công trình nghiên cứu về phòng lao (BCG chết), chữa lao (kích sinh chất filatop, subtilis) cũng như nhiều bệnh phổi (viêm phế quản mạn, bụi phổi, nấm phổi, kí sinh trùng phổi, vv.), đặt nền móng cho hình thành chuyên khoa lao và các bệnh phổi ở Việt Nam. Xây dựng mạng lưới y tế Việt Nam, tổ chức y tế cơ sở làm tiền đề cho triển khai đường lối chăm sóc sức khỏe ban đầu sau này. Được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh (1996).

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 18: Người thầy của muôn đời

Bài 19: Danh y Tuệ Tĩnh

Bài 20: Cụ Đồ Chiểu

Bài 21: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa

Bài 22: Bộ đội về làng

Bài 23: Về ngôi nhà đang xây

Đánh giá

0

0 đánh giá