Tài liệu soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự
Trong buổi sinh hoạt cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm tổ chức buổi toạ đàm Tuổi trẻ và cuộc sống hôm nay. Hãy chọn một sự việc có tính thời sự mà em quan tâm, chuẩn bị bài trình bày để tham gia buổi toạ đàm.
Bước 1: Xác định đề tài, mục đích, thời gian và không gian nói
• Đề tài của bài trình bày là một sự việc có tính thời sự - những sự việc quan trọng, xảy ra trong thời gian gần nhất, thu hút sự quan tâm của em và mọi người. Có thể tìm đề tài dựa trên chương trình Thời sự của các đài truyền hình, mục thời sự, tin tức trên các tờ báo lớn. Chẳng hạn:
- Sự việc về môi trường.
- Sự việc về các hiện tượng diễn ra trong học đường.
- Sự việc về văn hóa, xã hội.
- Sự việc về lối sống, cách ứng xử.
- Các xu hướng của giới trẻ.
• Mục đích của bài trình bày là gì? Em sẽ trình bày ở đâu, trong thời gian bao lâu? Đối tượng người nghe là ai? Họ mong chờ nhận được điều gì từ bài trình bày của em? Từ đó, em cân nhắc lựa chọn cách nói phù hợp.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
• Tìm ý cho bài nói bằng cách trả lời các câu hỏi:
- Sự việc có tính thời sự mà em sẽ trình bày là gì?
- Quan điểm, ý kiến của em thế nào: đồng tình hay phản đối?
- Em có thể rút ra bài học, giải pháp nào từ sự việc?
• Chọn lọc và sắp xếp các ý tìm được thành dàn ý dựa vào sơ đồ sau:
• Chuẩn bị phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ bài trình bày; chuẩn bị phần mở đầu và kết thúc hấp dẫn, thuyết phục; dự kiến trước phần phản biện của người nghe và chuẩn bị câu trả lời.
Bước 3: Luyện tập, trình bày
• Chào hỏi người nghe, tự giới thiệu về bản thân.
• Trình bày dựa vào dàn ý đã chuẩn bị, giới thiệu ý chính của bài nói để người nghe dễ theo dõi.
• Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với văn nói.
• Tương tác tích cực với người nghe.
Bài nói tham khảo
Em chào cô và các bạn. Em là Nguyễn Thị H, nhóm trưởng của nhóm 2. Ngày hôm nay, em sẽ thay mặt nhóm trình bày quan điểm về vấn đề “Nhà trường có nên ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh?”
Cô và các bạn thân mến, chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển rực rỡ. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến rất nhiều thiết bị điện tử hiện đại, phục vụ đời sống con người như: smartphone, máy tính bảng, laptop,... Từ đây, các trang mạng xã hội ra đời và trở nên bùng nổ với lượng người tham gia đông đảo, đến từ các quốc gia, khu vực trên khắp thế giới. Học sinh cũng không nằm ngoài guồng xoay ấy, chúng ta sử dụng rất nhiều ứng dụng như Tiktok, Facebook, Zalo, Instagram,...Vậy, câu hỏi đặt ra là “Nhà trường có nên ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh?”
Theo nhóm mình, việc ban hành nội quy về sử dụng mạng xã hội của học sinh là không phù hợp. Nếu nhà trường đưa ra các điều luật, quy định thì học sinh sẽ bị kiểm soát và trở nên gò bó. Họ không thể tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về các sự kiện, thông tin nào đó. Ngoài ra, thầy cô càng cấm đoán thì học sinh càng làm ngược lại để khẳng định cái tôi của bản thân. Một vài bạn có thể dùng nick ảo để like, bình luận, chia sẻ.
Nhóm mình còn nhận ra rằng việc ban hành nội quy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền riêng tư của học sinh. Để có thể quản lý và kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội, nhà trường và thầy cô cần học sinh cung cấp dữ liệu cá nhân. Tuy nhiên, một số bạn có xu hướng sống khép kín. Các bạn cảm thấy ái ngại khi nhiều người theo dõi, chú ý tới tài khoản cá nhân của mình.
Như vậy, việc ban hành nội quy không phải là biện pháp hữu hiệu. Có rất nhiều cách để học sinh lách luật và qua mặt thầy cô. Họ có thể lập các nick ảo, chặn các tài khoản để thoải mái like, bình luận hay chia sẻ. Chính bởi vậy, nhóm mình đưa ra một số giải pháp thay thế cho việc “ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh”. Đầu tiên, mỗi bạn học sinh cần tự biết phân bố thời gian lướt mạng xã hội một cách hợp lí. Chúng ta phải luôn ý thức về những phát ngôn của bản thân. Ngoài ra, chúng ta không nên bị phụ thuộc và chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi mạng xã hội. Khi đón nhận các sự kiện được đăng tải hằng ngày, các cá nhân phải tỉnh táo, biết chọn lọc những thông tin hữu ích, tích cực để phục vụ cho cuộc sống của bản thân.
Trên đây là bài thuyết trình của nhóm em. Em rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của tất cả mọi người. Em xin cảm ơn.
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
Sử dụng bảng kiểm dưới đây để tự đánh giá kĩ năng trình bày của bản thân và đánh giá bài trình bày của bạn:
Bảng kiểm kĩ năng trình bày về một sự việc có tính thời sự
Tiêu chí |
Đạt |
Chưa đạt |
Bài trình bày có đủ các phần mở đầu, nội dung chính, kết thúc |
|
|
Mở đầu thu hút |
|
|
Kết thúc ấn tượng |
|
|
Chọn sự việc có tính thời sự để trình bày |
|
|
Nêu rõ ý kiến đồng tình/ phản đối về sự việc |
|
|
Đưa ra lĩ lẽ, bằng chứng phù hợp, thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến |
|
|
Nêu bài học rút ra từ sự việc một cách thuyết phục |
|
|
Kết hợp hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ |
|
|
Trả lời lịch sự, thoả đáng cầu hỏi và các ý kiến phản biện của người nghe |
|
|
Trình bày tự tin, nói năng lưu loát |
|
|
Đảm bảo thời gian quy định |
|
|
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Viết văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động