Với giải Hoạt động 3 trang 91 Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 18: Tính chất chung của kim loại chi tiết sách Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN 9 Bài 18: Tính chất chung của kim loại
Hoạt động 3 trang 91 KHTN 9: Trình bày tính chất hoá học của kim loại theo gợi ý sau:
- Nêu tính chất hoá học cơ bản của kim loại.
- Viết phương trình hoá học minh hoạ cho mỗi tính chất.
Trả lời:
Tính chất hoá học cơ bản của kim loại:
- Hầu hết các kim loại tác dụng với oxygen tạo thành oxide và với phi kim khác tạo thành muối. Ví dụ:
4Al + 3O2 2Al2O3
3Fe + 2O2 Fe3O4
Zn + S ZnS.
2Na + Cl2 2NaCl
- Một số kim loại hoạt động hoá học mạnh như Na, K, Ca … tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành hydroxide và khí hydrogen. Ví dụ:
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
- Các kim loại như Zn, Fe … tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành oxide và khí hydrogen. Ví dụ:
4H2O + 3Fe Fe3O4 + 4H2
- Một số kim loại tác dụng với HCl tạo thành muối và giải phóng khí hydrogen. Ví dụ:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Khi xảy ra phản ứng hoá học giữa dung dịch muối và kim loại (trừ kim loại phản ứng được với nước như K, Na, Ca …) thường sản phẩm tạo thành là muối mới và kim loại mới. Ví dụ:
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
Xem thêm các lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 87 Bài 18 KHTN 9: Thép, thành phần chính là sắt (iron), được dùng làm khung chịu lực của các công trình xây dựng; đồng (copper) dùng làm dây dẫn điện; vàng (gold) dùng làm đồ trang sức; … Các ứng dụng đó dựa trên những tính chất nào của kim loại?...
Hoạt động trang 87 KHTN 9: Trả lời các câu hỏi sau:...
Câu hỏi trang 88 KHTN 9: Quan sát Hình 18.1 và cho biết những ứng dụng của các kim loại vàng, đồng, nhôm, sắt dựa trên những tính chất vật lí nào?...
Câu hỏi 1 trang 89 KHTN 9: Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa kẽm (zinc), đồng với khí oxygen....
Câu hỏi 2 trang 89 KHTN 9: Tại sao đồ vật bằng kim loại như sắt, nhôm, kẽm, đồng,… để lâu trong không khí bị mất ánh kim, còn đồ trang sức bằng vàng để lâu trong không khí vẫn sáng đẹp?...
Hoạt động trang 89 KHTN 9: Nghiên cứu phản ứng của một số kim loại với chlorine...
Câu hỏi trang 90 KHTN 9: Viết phương trình hoá học của các phản ứng giữa kim loại Mg, Zn với phi kim S....
Câu hỏi trang 90 KHTN 9: Biết rằng ở nhiệt độ cao, hơi nước tác dụng với sắt tạo thành Fe3O4. Viết phương trình hoá học của phản ứng...
Câu hỏi 1 trang 90 KHTN 9: Phản ứng của kim loại kẽm với dung dịch hydrochloric acid được dùng để điều chế khí hydrogen trong phòng thí nghiệm. Tính lượng kẽm và thể tích dung dịch hydrochloric acid 1M cần dùng để điều chế 250 mL khí hydrogen (điều kiện chuẩn)....
Câu hỏi 2 trang 90 KHTN 9: Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi cho kim loại magnesium vào dung dịch hydrochloric acid...
Hoạt động 1 trang 91 KHTN 9: Mô tả một số điểm khác biệt trong tính chất của các kim loại Al, Fe, Au theo gợi ý sau:...
Hoạt động 2 trang 91 KHTN 9: Nêu các ứng dụng của ba kim loại: sắt, nhôm, vàng mà em biết; chỉ rõ mối liên hệ giữa tính chất và ứng dụng của chúng....
Hoạt động 3 trang 91 KHTN 9: Trình bày tính chất hoá học của kim loại theo gợi ý sau:...
Em có thể trang 91 KHTN 9: Dựa vào tính chất của kim loại để giải thích việc lựa chọn kim loại phù hợp với mục đích sử dụng như: làm dây dẫn điện, đồ dùng nấu ăn, đồ trang sức, ….
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 17. Một số dạng năng lượng tái tạo
Bài 18. Tính chất chung của kim loại
Bài 19. Dãy hoạt động hoá học
Bài 20. Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim
Bài 21. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại
Bài 22. Giới thiệu về hợp chất hữu cơ