Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Hóa học lớp 12 Bài 23: Ôn tập chương 6 sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Hóa 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Hóa học 12 Bài 23: Ôn tập chương 6
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống hoá kiến thức về kim loại, hợp kim và sự ăn mòn kim loại.
- Hiểu và VDKT về kim loại, hợp kim và sự ăn mòn kim loại vào thực tiễn sản xuất và cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Sơ đồ Mindmap hệ thống hoá kiến thức về kim loại, hợp kim và sự ăn mòn kim loại. – Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động: Luyện tập
Câu hỏi
Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở câu sau.
Câu 1. Các nguyên tố kim loại chiếm trên 80% tổng số các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
a) Kim loại thuộc khối s đều là kim loại mạnh.
b) Nguyên tử kim loại có 1 đến 2 electron ở lớp ngoài cùng.
c) Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử.
d) Nguyên tố khối d và khối f đều là kim loại.
Câu 2. Liên kết kim loại là tương tác tĩnh điện giữa ion dương kim loại ở nút mạng và các electron tự do. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến liên kết kim loại?
A. Bán kính cation kim loại nút mạng.
B. Kích thước tinh thể kim loại.
C. Mật độ electron hoá trị tự do.
D. Điện tích cation kim loại nút mạng.
Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở các câu 3 – 4.
Câu 3. Cho các cặp oxi hoá – khử và thế điện cực chuẩn tương ứng:
Cặp oxi hoá – khử |
Sn2+/Sn |
Mg2+/Mg |
H2O/H2, OH− |
Hg2+/Hg |
Thế điện cực chuẩn, V |
–0,137 |
–2,356 |
–0,414 |
+0,853 |
Xét ở điều kiện chuẩn:
a) Tính oxi hoá tăng dần theo thứ tự Mg2+; Sn2+; Hg2+.
b) Kim loại Mg tác dụng được với nước.
c) Tính khử giảm dần theo thứ tự Sn; Mg; Hg.
d) Kim loại Sn khử được các ion Mg2+; Hg2+.
Câu 4. Cho phản ứng hoá học: Sn2+ + 2Fe3+→Sn4+ + 2Fe2+.
a) Ion Fe3+ bị ion Sn2+ khử thành ion Fe2+.
b) Thế điện cực chuẩn của cặp Sn4+/Sn2+ lớn hơn của cặp Fe3+/Fe2+.
c) Ion Sn4+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe3+.
d) Ion Sn2+ là chất oxi hoá, ion Fe3+ là chất khử.
Câu 5. Điện phân nóng chảy NaCl với cường độ dòng điện 30 000 A trong thời gian t giờ, thu được 92 kg Na ở cathode.
Cho: q = It = ne ⋅F; F = 96 500 C/mol.
Giả thiết hiệu suất điện phân đạt 100%. Giá trị nào sau đây gần nhất với t?
A. 4,0.
B. 3,2.
C. 4,4.
D. 3,6.
Câu 6. Trong công nghiệp luyện kim, quặng blende có thành phần chính là zinc sulfide (ZnS) được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất kẽm. Quá trình xảy ra theo các giai đoạn:
ZnS(s) + O2(g) ZnO(s) + SO2(g)(1)
ZnO(s) + C(s) Zn(g) + CO(g)(2)
Cho biết:
Chất |
ZnS(s) |
ZnO(s) |
Zn(g) |
SO2(g) |
CO(g) |
∆fH298o (kJ/mol) |
–206,0 |
–350,4 |
+130,4 |
–296,8 |
–110,5 |
a) Tính biến thiên enthalpy chuẩn của (1) và (2).
b) Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 tấn ZnS(s) trong quặng theo (1).
c) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để sản xuất 1 tấn Zn ở (2).
Câu 7. Xét quá trình điện phân nóng chảy hỗn hợp aluminium oxide và cryolite với các điện cực than chì để sản xuất nhôm trong công nghiệp.
a) Viết các quá trình xảy ra ở anode, cathode và viết PTHH của phản ứng điện phân.
b) Nêu 3 vai trò của cryolite trong quá trình điện phân.
c) Viết hai PTHH giải thích nguyên nhân gây tiêu hao điện cực anode trong quá trình điện phân.
Hướng dẫn
Câu 1.
a) – đúng;
b) – sai;
c) – đúng;
d) – đúng.
Câu 2. B.
Câu 3.
a) – đúng;
b) – đúng;
c) – sai;
d) – sai.
Câu 4.
a) – đúng;
b) – sai;
c) – sai;
d) – sai.
Câu 5. D.
Quá trình khử tại cathode: Na+ + 1e → Na
ne = 1⋅nNa = 4 000 mol
⇒ thời gian t = = 12 867 (s) = 3,6 h.
Câu 6.
a)
ZnS(s) + 3/2O2(g) ZnO(s) + SO2(g)(1)
ZnO(s) + C(s) Zn(g) + CO(g)(2)
(1) =-350,4.1 – 296,8⋅1 – (–206,0⋅1) = –446,6 (kJ).
(2) = +130,4.1 – 110,5⋅1 – (–350,4⋅1) = +370,3 (kJ).
b) Nhiệt lượng toả ra = = 4,6.106(kJ).
c) Nhiệt lượng cần cung cấp = = 5,7.106 (kJ).
Câu 7.
a) Tại anode: 2O2− → O2 + 4e; tại cathode: Al3+ + 3e → Al.
b) 3 vai trò của cryolite trong quá trình điện phân: làm giảm nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp điện phân; làm tăng độ dẫn điện của chất điện li; ngăn cách nhôm lỏng với không khí.
c) Điện cực anode bị đốt cháy bởi oxygen:
C + O2→CO2; 2C + O2→2CO.
................................
................................
................................
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức Bài 23: Ôn tập chương 6.
Xem thêm các bài Giáo án Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Để mua trọn bộ Giáo án Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây