SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 23 (Cánh diều): Đa dạng động vật có xương sống

3.8 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống

Bài 23.1 trang 62 sách bài tập KHTN 6: Động vật có xương sống khác với động vật không xương sống ở đặc điểm chính nào dưới đây?

A. Đa dạng về số lượng loài và môi trường sống

B. Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau

C. Có bộ xương trong, trong đó có xương sống ở dọc lưng

D. Đa dạng về số lượng cá thể và đa dạng lối sống

Lời giải:

Đáp án: C

Điểm khác biệt giữa động vật có xương sống và động vật không xương sống là động vật không xương sống có bộ xương trong, trong đó có xương sống ở dọc lưng.

Bài 23.2 trang 62 sách bài tập KHTN 6: Nhóm động vật nào dưới đây không thuộc động vật có xương sống?

A. Cá

B. Chân khớp

C. Lưỡng cư

D. Bò sát

Lời giải:

Đáp án: B

Chân khớp là loài động vật thuộc ngành động vật không xương sống.

Bài 23.3 trang 62 sách bài tập KHTN 6: Nhóm động vật nào dưới đây thuộc nhóm động vật có xương sống?

A. Thân mềm

B. Chân khớp

C. Chim

D. Ruột khoang

Lời giải:

Đáp án: C

Thân mềm, chân khớp, ruột khoang là các loài thuộc ngành động vật không xương sống.

Bài 23.4 trang 62 sách bài tập KHTN 6: Thú được xếp vào nhóm động vật có xương sống vì

A. có bộ xương trong, trong đó có xương sống ở dọc lưng

B. có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động

C. có bộ xương bằng chất xương, có lông mao bao phủ

D. có khả năng lấy thức ăn từ các sinh vật khác

Lời giải:

Đáp án: A

Đặc điểm chung của các ngành động vật không xương sống là có bộ xương trong, trong đó có xương sống ở dọc lưng.

Bài 23.5 trang 62 sách bài tập KHTN 6: Động vật thuộc các lớp cá có những đặc điểm nào dưới đây?

(1) Hô hấp bằng mang

(2) Di chuyển nhờ vây

(3) Da khô, phủ vảy sừng

(4) Sống ở nước

A. (1), (2), (3)                 B. (1), (2), (4)

C. (1), (3), (4)                 D. (2), (3), (4)

Lời giải:

Đáp án: B

Da khô, phủ vảy sừng là đặc điểm của lớp bò sát.

Bài 23.6 trang 62 sách bài tập KHTN 6: Loại cá nào dưới đây thuộc lớp Cá sụn?

A. Cá quả

B. Cá đuối

C. Cá chép

D. Cá vền

Lời giải:

Đáp án: B

Xương của cá đuối được cấu tạo từ chất sụn nên nó thuộc lớp cá sụn.

Bài 23.7 trang 62 sách bài tập KHTN 6: Loại cá nào dưới đây thuộc lớp cá xương?

A. Cá mập

B. Cá đuối

C. Cá chép

D. Cá nhám

Lời giải:

Đáp án: C

Cá mập, cá đuối, cá nhám đều thuộc lớp cá sụn.

Bài 23.8 trang 63 sách bài tập KHTN 6: Cá rô được xếp vào lớp cá xương vì

A. có bộ xương bằng chất xương

B. có vảy và vây bằng xương

C. Có vây đuôi dài bằng chất xương

D. có đầu cứng cấu tạo bằng chất xương

Lời giải:

Đáp án: A

Cá rô có bộ xương bằng chất xương nên nó được xếp vào lớp cá xương.

Bài 23.9 trang 63 sách bài tập KHTN 6: Loại cá nào dưới đây thường sống chui luồn trong những hốc bùn ở đáy?

A. Cá mập

B. Cá trắm

C. Cá chép

D. Lươn

Lời giải:

Đáp án: D

Lươn thường thích ở tầng đáy, nơi đất thịt pha sét, đất bùn. Hang lươn thường có nhiều ngõ ngách và không cố định.

Bài 23.10 trang 63 sách bài tập KHTN 6: Da của loài cá nào dưới đây có thể dùng đóng giày, làm túi?

A. Cá mập

B. Cá nhám

C. Cá chép

D. Cá quả

Lời giải:

Đáp án: A

- Da cá mập sở hữu những đường vân đặc trưng cực đẹp, đổ dọc như nước chảy. Ngoài vẻ thẩm mỹ cao, da cá mập còn có đặc tính chống thấm nước, ít trầy xước, ít co lại khi gặp nước nên được sử dụng để đóng giày, làm túi.

Bài 23.11 trang 63 sách bài tập KHTN 6: Loài cá nào dưới đây có thể gây ngộ độc chết người nếu ăn phải?

A. Cá đuối

B. Cá rô phi

C. Cá nóc

D. Lươn

Lời giải:

Đáp án: C

Chất độc chứa trong cá nóc, là tetrodotoxin. Đây là chất độc rất đặc biệt, chúng không bị phá hủy ở nhiệt độ sôi hay các phương pháp chế biến thực phẩm khác như làm khô. Tetrodotoxin là một chất độc thần kinh rất mạnh có thể gây ra tình trạng liệt cơ, suy hô hấp thậm chí là tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Bài 23.12 trang 63 sách bài tập KHTN 6: Trình bày vai trò của cá trong đời sống con người.

Lời giải:

Vai trò của cá trong đời sống con người là:

- Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

- Cung cấp nguông nguyên liệu, dược liệu

- Có giá trị làm cảnh

- Có giá trị xuất khẩu

- Tiêu diệt bọ gậy và sâu bọ có hại

Bài 23.13 trang 63 sách bài tập KHTN 6: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn lợi từ cá?

Lời giải:

Để bảo vệ nguồn lợi từ cá cần: 

- Cấm đánh bắt cá con, cá bố mẹ trong mùa sinh sản

- Cấm đánh cà bằng mìn, bằng chất độc

- Chống gây ô nhiễm vực nước

- Tận dụng các vực nước tự nhiên để nuôi cá

- Nghiên cứu thuần hóa các loài cá mới có giá trị kinh tế

Bài 23.14 trang 63 sách bài tập KHTN 6: Tại sao lại cấm đánh bắt cá bằng lưới có mắt lưới nhỏ?

Lời giải:

Cấm đánh bắt cá bằng lưới có mắt cá nhỏ vì: khi dùng lưới có mắt nhỏ, cá con cũng sẽ bị bắt cùng với cá lớn. Điều này sẽ gây suy giảm số lượng cá con của đàn cá. 

-> Để đảm bảo sự phát triển của các loài cá cần phải sử dụng lưới đánh bắt có mắt lưới lớn để cá con có thể lọt qua và tiếp tục sinh trưởng.

Bài 23.15 trang 63 sách bài tập KHTN 6: Vì sao ăn cá nóc có thể gây chết người? Để phòng ngừa ngộ độc cá nóc chúng ta cần phải làm gì?

Lời giải:

- Ăn cá nóc có thể gây chết người vì chất độc chứa trong cá nóc là tetrodotoxin. Đây là chất độc rất đặc biệt, không bị phá hủy ở nhiệt độ sôi hay các phương pháp chế biến thực phẩm khác như làm khô. Tetrodotoxin là một chất độc thần kinh rất mạnh có thể gây ra tình trạng liệt cơ, suy hô hấp thậm chí là tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

- Để ngừa ngộ độc cá nóc cần:

+ Thông tin cho ngườu dân nhận biết các loài cá nóc

+ Không bán cá nóc và các sản phẩm từ cá nóc

+ Loại bỏ cá nóc trước khi chế biến các sản phẩm từ cá

+ Không ăn cá nóc khoặc khô cá nóc

+ Khi ăn phải cá nghi là cá nóc (có dấu hiệu tê mỏi, tê bàn tay) cần gây nôn và đưa ngay tới các cơ sở y tế.

Bài 23.16 trang 63 sách bài tập KHTN 6: Động vật thuộc lớp lưỡng cư có những đặc điểm nào dưới đây?

A. Da khô, phủ vảy sừng

B. Da trần, luôn ẩm ướt và dễ thấm nước

C. Có vảy bao bọc khắp cơ thể

D. Cơ thể có lông mao bao phủ

Lời giải:

Đáp án: B

- A là đặc điểm của lớp bò sát

- C là đặc điểm của lớp cá

- D là đặc điểm của lớp thú

Bài 23.17 trang 63 sách bài tập KHTN 6: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp lưỡng cư?

A. Cá cóc bụng hoa

B. Cá ngựa

C. Cá sấu

D. Cá heo

Lời giải:

Đáp án: A

- Cá ngựa thuộc lớp cá

- Cá sấu thuộc lớp bò sát

- Cá heo thuộc lớp thú

Bài 23.18 trang 64 sách bài tập KHTN 6: Đặc điểm của đa số động vật thuộc lớp lưỡng cư là:

A. có đuôi dài, không có chân

B. không có chân, không có đuôi

C. không có đuôi, di chuyển bằng bốn chân

D. có đuôi, di chuyển bằng bốn chân

Lời giải:

Đáp án: C

Đa số lưỡng cư không có đuôi và di chuyển bằng bốn chân.

Bài 23.19 trang 64 sách bài tập KHTN 6: Đại diện nào sau đây thuộc nhóm lưỡng cư không chân?

A. Cóc nhà

B. Ếch giun

C. Ếch đồng

D. Cá cóc bụng hoa

Lời giải:

Đáp án: B

Ếch giun là loài lưỡng cư không chân, di chuyển bằng cách trườn, bò.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Bài 23.20 trang 64 sách bài tập KHTN 6: Đại diện nào dưới đây thuộc nhóm lưỡng cư có đuôi?

A. Cóc nhà

B. Ếch giun

C. Ếch đồng

D. Cá cóc bụng hoa

Lời giải:

Đáp án: D

Cá cóc bụng hoa (cá cóc Tam Đảo) là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm lưỡng cư có đuôi.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Bài 23.21 trang 64 sách bài tập KHTN 6: Đặc điểm nào dưới đây đúng khi nói về da của ếch?

A. Da phủ vảy xương

B. Da có vảy sừng

C. Da trần, ẩm ướt

D. Da có lông mao bao phủ

Lời giải:

Đáp án: C

Vì lưỡng cư có thể hô hấp bằng da nên da của chúng là da trần và luôn ẩm ướt.

Bài 23.22 trang 64 sách bài tập KHTN 6: Động vật lưỡng cư không có vai trò nào dưới đây?

A. Có giá trị làm cảnh

B. Có giá trị thực phẩm

C. Có giá trị dược phẩm

D. Tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 23.23 trang 64 sách bài tập KHTN 6: Loài động vật lưỡng cư nào dưới đây có tuyến độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc?

A. Nhái

B. Ếch giun

C. Ếch đồng

D. Cóc nhà

Lời giải:

Đáp án: D

Độc tố của cóc là hợp chất Bufotoxin có trong gan và buồng trứng có tác động đến tim mạch, gây ảo giác, gây hạ huyết áp... Thành phần độc tố thay đổi tùy theo loài cóc. Khi xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, độc tố này gây ra ngộ độc cấp tính. Độc tố hấp thu qua da gây ra dị ứng, bỏng rát ở mắt...

Bài 23.24 trang 64 sách bài tập KHTN 6: Tại sao ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

Lời giải:

Ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì:

- Ếch chủ yếu hô hấp qua da, nếu da khô, cơ thể mất nước và ếch sẽ chết

- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của chúng chủ yếu là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

Bài 23.25 trang 64 sách bài tập KHTN 6: Hãy nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người.

Lời giải:

Vai trò của lưỡng cư đối với con người là:

- Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng, tiêu diệt các sinh vật trung gian truyền bệnh  như ruồi, muỗi…

- Lưỡng cư có giá trị thực phẩm

- Ếch đồng là vật thí nghiệm trong môn sinh học

Bài 23.26 trang 64 sách bài tập KHTN 6: Động vật thuộc lớp bò sát có những đặc điểm nào nào dưới đây?

A. Da khô, phủ vảy sừng

B. Da trần, da luôn ẩm ướt và dễ thấm nước

C. Có vảy bao bọc khắp cơ thể

D. Cơ thể có lông mao bao phủ

Lời giải:

Đáp án: D

Bò sát sống ở nơi khô ráo, nhiệt độ cao nên cần có lớp da khô, phủ vảy sừng để hạn chế thoát hơi nước ra ngoài cơ thể.

Bài 23.27 trang 64 sách bài tập KHTN 6: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp bò sát?

A. Cá cóc bụng hoa

B. Cá ngựa

C. Cá sấu

D. Cá heo

Lời giải:

Đáp án: C

- Cá cóc bụng hoa thuộc lớp lưỡng cư

- Cá ngựa thuộc lớp cá

- Cá heo thuộc lớp thú

Bài 23.28 trang 65 sách bài tập KHTN 6: Đại diện nào dưới đây không thuộc lớp bò sát?

A. Rắn

B. Cá sấu

C. Cá voi

D. Thằn lằn

Lời giải:

Đáp án: C

Cá voi thuộc lớp thú.

Bài 23.29 trang 65 sách bài tập KHTN 6: Động vật thuộc lớp Bò sát hô hấp bằng cơ quan nào dưới đây?

A. Mang

B. Phổi

C. Ống khí

D. Da

Lời giải:

Đáp án: B

- Cá hô hấp qua mang

- Côn trùng hô hấp qua hệ thống ống khí

- Lưỡng cư hô hấp qua da

Bài 23.30 trang 65 sách bài tập KHTN 6: Cá sấu được xếp vào lớp bò sát vì chúng có đặc điểm nào dưới đây?

A. Bò trên mặt đất, có hàm rất dài

B. Vừa sống ở nước vừa ở cạn

C. Có bốn chân, di chuyển bằng cách bò

D. Da khô, có vảy sừng

Lời giải:

Đáp án: D

Cá sấu được xếp vào lớp bò sát vì chúng có đặc điểm chung của lớp bò sát là da khô, có vảy sừng.

Bài 23.31 trang 65 sách bài tập KHTN 6: Động vật bò sát nào dưới đây có giá trị thực phẩm đặc sản?

A. Rắn

B. Thạch sùng

C. Ba ba

D. Thằn lằn

Lời giải:

Đáp án: C

Thịt ba ba là loại thực phẩm ngon và bổ. Ai ăn được nhiều có thể chữa bệnh lao phổi và khỏi đi lỵ lâu ngày, chữa chứng khí hư, người bị chứng âm hư gầy, hao còm, ốm yếu.

Bài 23.32 trang 65 sách bài tập KHTN 6: Động vật bò sát nào dưới đây có ích cho nông nghiệp do chúng tiêu diệt một số loài có hại như sâu bọ, chuột…?

A. Thằn lằn, rắn

B. Cá sấu, rùa

C. Ba ba, rùa

D. Trăn, cá sấu

Lời giải:

Đáp án: A

- Thằn lằn sẽ tiêu diệt bớt sâu bọ có hại

- Rắn giúp tiêu diệt chuột 

Bài 23.33 trang 65 sách bài tập KHTN 6: Những đặc điểm nào dưới đây phân biệt bò sát với lưỡng cư?

(1) Đẻ trứng

(2) Da khô, phủ vảy sừng

(3) Sống ở cạn

(4) Hô hấp bằng phổi

A. (1), (2), (3)       B. (1), (2), (4)        C. (1), (3), (4)        D. (2), (3), (4)

Lời giải:

Đáp án: D

Bò sát và lưỡng cư đều đẻ trứng nên không thể dùng đặc điểm (1) để phân biệt bò sát với lưỡng cư.

Bài 23.34 trang 65 sách bài tập KHTN 6: Kể tên một số động vật thuộc nhóm bò sát ở địa phương em và nêu vai trò và tác hại của chúng.

Lời giải:

Tên động vật

Vai trò/Tác hại

Rắn

- Diệt chuột

- Cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu

- Đôi khi tấn công gây nguy hiểm cho người 

Thằn lằn

- Tiêu diệt sâu bọ, côn trùng gây hại

Ba ba

- Cung cấp nguồn thực phẩm cho con người

Bài 23.35 trang 65 sách bài tập KHTN 6: Động vật lớp chim có những đặc điểm nào dưới đây?

(1) Lông vũ bao phủ cơ thể

(2) Đi bằng hai chân, chi trước biến đối thành cánh

(3) Đẻ trứng

(4) Tất cả các loài chim đều biết bay

A. (1), (2) (3)        B. (1), (2), (4)        C. (1), (3), (4)        D. (2), (3), (4)

Lời giải:

Đáp án: A

Không phải tất cả các loài chim đều biết bay. Một số loài chim không biết bay như đà điều, chim cánh cụt,…

Bài 23.36 trang 66 sách bài tập KHTN 6: Loài chim nào dưới đây hoàn toàn không biết bay, thích nghi cao với đời sống bơi lội?

A. Chim bồ câu

B. Chim cánh cụt

C. Gà

D. Công

Lời giải:

Đáp án: B

Chim cánh cụt thích nghi với đời sống bơi lặn dưới nước, có dung tích phổi lớn và lớp da dày không thấm nước.

Bài 23.37 trang 66 sách bài tập KHTN 6: Loài chim nào dưới đây không thuộc nhóm chim bay?

A. Gà

B. Công

C. Cắt

D. Đà điểu

Lời giải:

Đáp án: D

- Công và gà tuy rất ít bay nhưng vẫn có khả năng bay

- Chim cắt là loài chim có tốc độ bay rất nhanh. Chim cắt Peregrine là loài chim nhanh nhất trên Trái Đất, được cho là có thể đạt tốc độ lao xuống cao tới 320 km/h.

- Đà điểu là loài chim chỉ có khả năng chạy mà không có khả năng bay.

Bài 23.38 trang 66 sách bài tập KHTN 6: Đặc điểm nào dưới đây giúp chim thích nghi với đời sống bay lượn?

(1) Đẻ trứng

(2) Lông vũ bao phủ cơ thể

(3) Đi bằng hai chân

(4) Chi trước biến đổi thành cánh

A. (1) và (2)          B. (3) và (4)          C. (1) và (3)          D. (2) và (4) 

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 23.39 trang 66 sách bài tập KHTN 6: Đà điểu không biết bay nhưng vẫn được xếp vào lớp chim vì

A. đẻ trứng

B. hô hấp bằng phổi

C. lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng hai chân

D. sống trên cạn

Lời giải:

Đáp án: C

Đà điểu không biết bay nhưng vẫn có các đặc điểm chung của lớp chim là: lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng hai chân.

Bài 23.40 trang 66 sách bài tập KHTN 6: Chim có các vai trò nào dưới đây?

(1) Thụ phấn cho hoa, phát tán hạt

(2) Làm thực phẩm, cho trứng

(3) Nuôi làm cảnh

(4) Có giá trị xuất khẩu

A. (1), (2), (3)       B. (1), (2), (4)        C. (1), (3), (4)        D. (2), (3), (4)

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 23.41 trang 66 sách bài tập KHTN 6: Chim có thể có những tác hại nào dưới đây đối với con người?

(1) Có tuyến độc, gây hại cho con người

(2) Gây bệnh cho con người và sinh vật 

(3) Tác nhân truyền bệnh

(4) Phá hoại mùa màng

A. (1) và (2)          B. (3) và (4)          C. (1) và (3)          D. (2) và (4)

Lời giải:

Đáp án: B

Chim không có tuyến độc và rất ít khi trở thành sinh vật trung gian/tác nhân truyền bệnh.

Bài 23.42 trang 66 sách bài tập KHTN 6: Kể tên một số loài chim có ở địa phương và nêu vai trò, tác hại của chúng.

Lời giải:

Tên động vật

Vai trò/Tác hại

- Cung cấp thực phẩm 

- Tiêu diệt sâu bọ gây hại

Chim bồ câu

- Cung cấp thực phẩm

- Tiêu diệt sâu bọ gây hại

Vịt cỏ

- Cung cấp thực phẩm

Bài 23.43 trang 67 sách bài tập KHTN 6: Hầu hết động vật lớp thú có những đặc điểm nào dưới đây?

(1) Lông mao bao phủ khắp cơ thể

(2) Đi bằng hai chân

(3) Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

(4) Có răng

A. (1), (2), (3)       B. (1), (2), (4)        C. (1), (3), (4)        D. (2), (3), (4)

Lời giải:

Đáp án: C

Đa số các loài thú đi bằng 4 chân, chỉ có các loài thuộc bộ linh trưởng thường đi bằng hai chân.

Bài 23.44 trang 67 sách bài tập KHTN 6: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp thú?

A. Cá cóc bụng hoa

B. Cá ngựa

C. Cá sấu

D. Cá heo

Lời giải:

Đáp án: D

- Cá cóc bụng hoa thuộc lớp lưỡng cư

- Cá ngựa là lớp cá

- Cá sấu thuộc lớp bò sát

Bài 23.45 trang 67 sách bài tập KHTN 6: Thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú vì

A. cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước

B. nuôi con bằng sữa

C. bộ lông dày, giữ nhiệt

D. cơ thể có kích thước lớn

Lời giải:

Đáp án: B

Vì thú mỏ vịt nuôi con bằng sữa nên chúng được xếp vào lớp thú.

Bài 23.46 trang 67 sách bài tập KHTN 6: Con non của kangagoo phải nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ là do

A. thú mẹ có đời sống chạy nhảy

B. con non chưa biết bú sữa

C. con non rất nhỏ, chưa phát triển đầy đủ

D. tuyến sữa của mẹ chưa hoạt động

Lời giải:

Đáp án: C

Vì cơ thể con non của kangaroo rất nhỏ, chưa phát triển đầy đủ nên nếu không được nuôi trong túi da của mẹ chúng sẽ chết vì không thích nghi được với môi trường bên ngoài.

Bài 23.47 trang 67 sách bài tập KHTN 6: Cá voi được xếp vào lớp thú là vì chúng

A. sống dưới nước, hô hấp bằng mang

B. da luôn ẩm ướt, thở bằng phổi

C. có lông mao bao phủ, đẻ trứng

D. đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

Lời giải:

Đáp án: D

Cá voi đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ nên nó vẫn được xếp vào nhóm thú.

Bài 23.48 trang 67 sách bài tập KHTN 6: Chi trước biến đối thành cánh da là đặc điểm của loài nào dưới đây?

A. Chim bồ câu

B. Dơi

C. Thú mỏ vịt

D. Đà điểu

Lời giải:

Đáp án: B

Chi trước của dơi biến đổi thành cánh da để thích nghi với đời sống bay lượn.

Bài 23.49 trang 67 sách bài tập KHTN 6: Chi trước biến đổi thành vây bơi là đặc điểm của loài nào dưới đây?

A. Cá vo

B. Cá chép

C. Thú mỏ vịt

D. Cá sấu

Lời giải:

Đáp án: A

Cá voi là đại diện lớp thú sống ở dưới nước nên có chi trước biến đổi thành vây bơi để thích nghi với đời sống dưới nước.

Bài 23.50 trang 68 sách bài tập KHTN 6: Loại động vật nào dưới đây đẻ con?

A. Cá chép

B. Thằn lằn

C. Chim bồ câu

D. Thỏ

Lời giải:

Đáp án: D

Cá chép, thằn lằn, chim bồ câu đẻ trứng.

Bài 23.51 trang 68 sách bài tập KHTN 6: Đẻ con được xem là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với đẻ trứng vì

A. con non được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn

B. con non được phát triển trong thời gian ngắn hơn

C. trong cơ thể mẹ nhiệt độ ấm hơn

D. con non sinh ra được bố mẹ chăm sóc tốt hơn

Lời giải:

Đáp án: A

Động vật đẻ trứng luôn phải đối mặt với tình trạng trứng bị trộm mất hoặc do ảnh hưởng của môi trường mà trứng không kịp nở,… nên hình thức đẻ con ở các loài thú sẽ hoàn thiện hơn vì con non được phát triển tring có thể mẹ nên có thể tránh khỏi các nguy cơ đó.

Bài 23.52 trang 68 sách bài tập KHTN 6: Hãy kể tên một số loài thú có ở địa phương em và nêu vai trò, tác hại của chúng.

Lời giải:

Tên động vật

Vai trò/Tác hại

Con chó

- Bảo vệ an ninh cho gia đình

- Làm cảnh, làm bạn với con người

Con lợn

- Cung cấp nguồn thực phẩm

Con bò

- Cung cấp nguồn thực phẩm

- Cung cấp nguyên, vật liệu để làm túi, ví; đóng giày…

Bài 23.53 trang 68 sách bài tập KHTN 6: Vì sao cần phải bảo vệ một số loài thú quý hiếm? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ và phát triển các loài thuộc lớp thú?

Lời giải:

- Cần phải bảo vệ các loài thú quý hiếm vì chúng có nguy cơ tuyệt chủng.

- Để bảo vệ và phát triển các loài thú, chúng ta cần:

+ Bảo vệ môi trường sống của các loài động vật

+ Cấm săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã

+ Xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu dự trữ thiên nhiên

+ Tổ chức chăn nuôi những loài thú có giá trị kinh tế

Bài 23.54 trang 68 sách bài tập KHTN 6: Giải thích tại sao một số động vật có xương sống thuộc lớp bò sát, lớp chim và lớp thú là bạn của nhà nông. Cho ví dụ minh họa.

Lời giải:

- Nhiều loài động vật có xương sống bắt sâu bọ, côn trùng, gặm nhấm phá hoại cây trồng, gây thất thu cho nhà nông vì thế có thể nói chúng là bạn của nhà nông.

- Ví dụ:

+ Thằn lằn, chim sâu, chim sáo bắt sâu bọ

+ Rắn, chim cú, mèo rừng, mèo nhà bắt chuột

Bài 23.55 trang 68 sách bài tập KHTN 6: Hãy lập sơ đồ hệ thống hóa về các lớp thuộc động vật có xương sống (gợi ý các đặc điểm: nhận biết, đại diện, vai trò, tác hại).

Lời giải:

Đặc điểm

Lớp

Nhận biết

Đại diện

Vai trò

Tác hại

- Sống ở nước

- Di chuyển nhờ vây

- Hô hấp bằng mang

- Đẻ trứng

Cá chép, cá chuồn

- Cá cung cấp nguồn thực phẩm

- Da một số loài cá có thể dùng đóng giày, làm túi

- Cá ăn bọ gậy, sâu hại lúa

- Cá nuôi để làm cảnh

- Một số loài cá có độc, gây nguy hiểm cho người nếu ăn phải

Lưỡng cư

- Có đời sống vừa ở cạn, vừa ở nước

- Da trần. luôn ẩm ướt, dễ thấm nước

- Hô hấp bằng da và phổi

- Đẻ trứng và thụ tinh trong nước

Ếch, nhái

- Có giá trị thực phẩm

- Tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng

 

- Một số lưỡng cư có truyến độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc

Bò sát

- Thích nghi với đời sống ở cạn

- Da khô, phủ vảy sừng

- Hô hấp bằng phổi

- Đẻ trứng

Thằn lằn, cá sấu

- Có giá trị thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm mĩ nghệ xuất khẩu

- Tiêu diệt một số loài có hại cho nông nghiệp 

- Một số loài có nọc độc có thể gây hại cho người và động vật

Chim

- Có lông vũ bao phủ khắp cơ thể 

- Đi bằng hai chân

- Chi trước biến đổi thành cánh

- Đẻ trứng

Chim bồ câu, vịt

- Thụ phấn cho hoa, phát tán hạt

- Làm thực phẩm

- Là tác nhân truyền bệnh

- Phá hoại mùa màng

Thú

- Có lông mao bao phủ khắp cơ thể

- Có răng

- Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

Chó, mèo

- Cung cấp thực phẩm, sức kéo

- Làm cảnh

- Làm vật thí nghiệm

- Tiêu diệt gặm nhấm có hại

- Là vật trung gian truyền bệnh

 

Lý thuyết Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống

I. Đặc điểm nhận biết động vật có xương sống

- Động vật có xương sống có xương sống chạy dọc lưng.

- Động vật có xương sống gồm các lớp: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Động vật có vú (Thú).

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

II. Sự đa dạng động vật có xương sống

1. Các lớp Cá

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

- Cá sống ở nước, di chuyển nhờ vây và hô hấp bằng mang

- Cá đẻ trứng

- Cá được chia làm hai lớp:

+ Lớp Cá sụn (bộ xương bằng chất sụn)

+ Lớp Cá xương (bộ xương bằng chất xương)

- Cá là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm, nhiều vitamin, dễ tiêu hóa

- Da của một số loài cá có thể dùng để đóng giày, làm túi

- Cá ăn bọ gậy và ăn sâu bọ hại lúa

- Cá còn có thể nuôi làm cảnh

- Tuy nhiên, một số loài cá có thể gây ngộ độc chết người nếu ăn phải

2. Lớp Lưỡng cư

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

- Có đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn

- Có da trần, luôn ẩm ướt và dễ thấm nước

- Hô hấp bằng da và phổi

- Đẻ trứng và thụ tinh ở môi trường nước

- Lưỡng cư đa số không đuôi, di chuyển bằng 4 chân, nhưng vẫn có nhóm không chân

- Đa số động vật lưỡng cư có giá trị thực phẩm, có ích trong nông nghiệp

- Một số lưỡng cư có tuyến độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc

3. Lớp bò sát

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

- Thích nghi với đời sống trên cạn

- Có da khô, phủ vảy sừng

- Hô hấp bằng phổi

- Đẻ trứng

- Bò sát có giá trị thực phẩm, dược phẩm, mỹ nghệ, xuất khẩu…

- Đa số bò sát có ích cho nông nghiệp do chúng tiêu diệt được sâu bọ, động vật có hại

- Một số loài bò sát có độc có thể gây hại cho con người

4. Lớp Chim

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

- Có lông vũ bao phủ cơ thể

- Đi bằng hai chân

- Chi trước biến đổi thành cánh

- Đẻ trứng

- Đa số các loài chim có khả năng bay lượn

- Một số loài chim không có khả năng bay nhưng lại chạy nhanh hoặc có khả năng bơi, lặn

- Chim có vai trò thụ phấn cho hoa, phát tán hạt, làm thực phẩm

- Tuy nhiên, chim cũng có thể là tác nhân truyền bệnh, phá hoại mùa màng

5. Lớp Động vật có vú (Thú)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

- Có lông mao bao phủ khắp cơ thể

- Có răng

- Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

- Có loài thú đẻ con rồi nuôi con trong túi da ở bụng mẹ; có loài thú đẻ trứng

- Lớp Động vật có vú rất đa dạng về số lượng loài và môi trường sống

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

- Thú có vai trò quan trọng trong thực tiễn: cung cấp thực phẩm, sức kéo, làm cảnh, làm vật thí nghiệm, tiêu diệt động vật có hại cho nông, lâm nghiệp,…

- Tuy nhiên, một số loài thú là vật trung gian truyền bệnh.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá