SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 22 (Cánh diều): Đa dạng động vật không xương sống

3.4 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống

Bài 22.1 trang 56 sách bài tập KHTN 6: Đặc điểm giống nhau giữa động vật và thực vật là

A. đều có khả năng tự dưỡng

B. cơ thể có cấu tạo từ tế bào

C. tế bào đều có màng cellulose

D. đều có khả năng di chuyển

Lời giải:

Đáp án: B

Thực vật và động vật đều được cấu tạo từ tế bào và cụ thể là tế bào nhân thực.

Bài 22.2 trang 56 sách bài tập KHTN 6: Động vật khác thực vật ở những điểm nào dưới đây?

(1) Môi trường sống ở nước, trên mặt đất

(2) Tế bào không có thành cellulose

(3) Dinh dưỡng dị dưỡng

(4) Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ

(5) Đa số có khả năng di chuyển

A. (1), (2), (3)                 B. (2), (3), (4)

C. (3), (4), (5)                 D. (2), (3), (5)

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 22.3 trang 56 sách bài tập KHTN 6: Đặc điểm nào dưới đây là của ngành Ruột khoang?

A. Đối xứng hai bên

B. Đối xứng lưng – bụng

C. Đối xứng tỏa tròn

D. Đối xứng trước – sau 

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 22.4 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Môi trường sống của đa số ruột khoang là

A. ở biển

B. trên cạn

C. nước ngọt

D. trong đất

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 22.5 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Ngành Ruột khoang gồm nhóm các đại diện nào dưới đây?

A. Trùng giày, trùng roi, thủy tức, san hô

B. Thủy tức, san hô, sứa, hải quỳ

C. Thủy tức, hải quỳ, giun đất, giun đũa

D. Thủy tức, san hô, trùng roi, giun đất

Lời giải:

Đáp án: B

- Trùng giày, trùng roi là nguyên sinh vật

- Giun đất, giun đũa là là các ngành giun

Bài 22.6 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Thủy tức có hình dạng là

A. hình trụ dài

B. hình cầu

C. hình đĩa

D. hình vuông

Lời giải:

Đáp án: A

Thủy tức có hình trụ dài, phần đầu gần lỗ miệng có các tua miệng

Bài 22.7 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Cơ thể thủy tức có kiểu đối xứng nào dưới đây?

A. Đối xứng lưng – bụng

B. Đối xứng tỏa tròn

C. Đối xứng hai bên

D. Đối xứng hình sao

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 22.8 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Ruột khoang dinh dưỡng theo hình thức nào dưới đây?

A. Tự dưỡng

B. Dị dưỡng

C. Kí sinh

D. Cộng sinh

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 22.9 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Trong các động vật ruột khoang dưới đây, loài nào sống ở nước ngọt?

A. Sứa

B. San hô

C. Thủy tức

D. Hải quỳ

Lời giải:

Đáp án: C

Sứa, san hô, hải quỳ đều sống ở biển

Bài 22.10 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Trong các loài ruột khoang dưới đây, loài nào tạo cảnh quan ở biển?

A. Sứa

B. San hô

C. Thủy tức

D. Hải quỳ

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 22.11 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Đại diện ruột khoang nào dưới đây có cơ thể hình dù, thích nghi với lối sống bơi lội?

A. Hải quỳ

B. San hô

C. Thủy tức

D. Sứa

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 22.12 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Vì sao nhiều loài cá, tôm, cua, trai, ốc,… sống ở vùng biển có nhiều san hô lại có nhiều màu sắc phong phú không kém màu sắc của san hô?

Lời giải:

Các động vật sống ở nơi có nhiều san hô cần phải có màu sắc sặc sỡ tương tự san hô để dễ ngụy trang, phòng vệ, trốn tránh kẻ thù cũng như ngụy trang để bắt mồi.

Bài 22.13 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Đặc điểm nào dưới đây không phải của các ngành giun?

A. Cơ thể dài

B. Đối xứng hai bên

C. Có lớp vỏ cứng bảo vệ cơ thể

D. Phân biệt đầu, thân

Lời giải:

Đáp án: C

Có lớp vỏ cứng bào vệ cơ thể là đặc điểm của ngành thân mềm.

Bài 22.14 trang 57 sách bài tập KHTN 6: Giun dẹp có các đặc điểm là

A. cơ thể dẹp và mềm

B. cơ thể hình ống, thuôn dài hai đầu và không phân đốt

C. cơ thể dài, phân đốt

D. cơ thể có các đôi chi bên

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 22.15 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Giun tròn có các đặc điểm nào dưới đây?

A. cơ thể dài, phân đốt

B. cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không phân đốt

C. cơ thể dẹp và mềm

D. cơ thể có các đôi chi bên

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 22.16 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Giun đốt có các đặc điểm nào dưới đây?

A. cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không phân đốt

B. cơ thể dẹp và mềm

C. cơ thể hình ống, mềm, không phân đốt

D. cơ thể dài, phân đốt, có các đôi chi bên

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 22.17 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Giun đũa thường kí sinh ở vị trí nào trên cơ thể người?

A. Dạ dày

B. Ruột già

C. Ruột non

D. Ruột thừa

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 22.18 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Cơ thể giun đũa có dạng

A. hình ống

B. hình thoi

C. hình bầu dục

D. hình dẹp

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 22.19 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Vì sao mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun đất?

A. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp

B. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở

C. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất

D. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 22.20 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Hãy nối tên ngành Giun với tên đại diện ngành Giun cho phù hợp.

Các ngành Giun

 

Đại diện ngành Giun

1. Giun dẹp

 

A. Con rươi

2. Giun tròn

 

B. Sán lá gan

3. Giun đốt

 

C. Giun kim

 

Lời giải:

1 – B

2 – C

3 – A

Bài 22.21 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Hãy nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người.

Lời giải:

Các biện pháp phòng chống:

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Rửa rau, quả sạch trước khi ăn; nên ngâm rau, quả bằng nước muối loãng

- Không sử dụng phân tươi để bón cây

- Không để trẻ con chơi, nghịch đất bẩn

- Nên tẩy giun 1 – 2 lần/ năm

Bài 22.22 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Ở nước ta, qua điều tra cho thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?

Lời giải:

Tỉ lệ mắc giun đũa ở nước ta cao vì:

- Giun đũa đẻ nhiều, trứng giun có khả năng phát tán rộng và không bị phân hủy trong điều kiện tự nhiên.

- Ý thức giữ gìn vệ sinh  môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống còn thấp.

Bài 22.23 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Vì sao rửa sạch rau sống lại có thể phòng trừ được bệnh giun sản?

Lời giải:

- Rau sống trồng ở môi trường bên ngoài nên dễ nhiễm vi khuẩn và trứng giun sán.

- Thói quen ăn rau sống sẽ khiến nhiều người dễ bị nhiễm bệnh.

=> Khi ăn rau, đặc biệt là sau sống cần phải rửa rau thật sạch trước khi ăn.

Bài 22.24 trang 58 sách bài tập KHTN 6: Tại sao nói giun đất là người bạn của nhà nông?

Lời giải:

Nói giun đất là bạn của nhà nông vì trong quá trình đào hang, giun đất làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất; tiết chất nhầy làm mềm đất; phân giun có cấu trúc hạt tròn làm đất tăng dộ tơi xốp và thoáng khí.

Bài 22.25 trang 59 sách bài tập KHTN 6: Thân mềm có những đặc điểm chung nào dưới đây?

(1) Phân bố ở nước ngọt

(2) Cơ thể mềm, không phân đốt

(3) Đa số có lớp vỏ cứng bên ngoài

(4) Có khả năng di chuyển rất nhanh

A. (1), (2)              B. (1), (3)              C. (3), (4)              D. (2), (3)

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 22.26 trang 59 sách bài tập KHTN 6: Thân mềm đa dạng về những đặc điểm nào dưới đây?

(1) Hình thái

(2) Số lượng loài

(3) Kiểu dinh dưỡng

(4) Môi trường sống

A. (1), (2), (4)                           B. (2), (3), (4)

C. (1), (2), (3), (4)                     D. (2), (4)

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 22.27 trang 59 sách bài tập KHTN 6: Mực khác bạch tuộc ở đặc điểm nào dưới đây?

A.Có thân mềm

B. Sống ở biển

C. Có mai cứng ở lưng

D. Có giá trị thực phẩm

Lời giải:

Đáp án: C

Mực vẫn còn phần mai ở lưng còn bạch tuộc phần mai đã bị tiêu giảm hoàn toàn.

Bài 22.28 trang 59 sách bài tập KHTN 6: Con sò khác con mực ở đặc điểm nào dưới đây?

A, Sống ở biển

B. Có hai mảnh vỏ

C. Có giá trị thực phẩm

D. Có thân mềm

Lời giải:

Đáp án: B

Sò có hai mảnh vỏ cứng còn vỏ ở mực đã bị tiêu giảm thành mai.

Bài 22.29 trang 59 sách bài tập KHTN 6: Con ốc sên có đặc điểm nào dưới đây?

A. Di chuyển nhanh

B. Cơ thể phân đốt

C. Có giá trị thực phẩm

D. Có vỏ cứng bên ngoài cơ thể

Lời giải:

Đáp án: D

Ốc sên có thân mềm được bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài cơ thể, di chuyển một cách chậm chạp.

Bài 22.30 trang 59 sách bài tập KHTN 6: Đại diện thân mềm nào dưới đây sống trên cạn?

A. Nghêu

B. Bạch tuộc

C. Sò

D. Ốc sên

Lời giải:

Đáp án: D

- Nghêu, bạch tuộc và sò sống ở biển.

- Ốc sên sống trên cạn.

Bài 22.31 trang 59 sách bài tập KHTN 6: Đại diện thân mềm nào dưới đây có giá trị xuất khẩu cao?

A. Mực

B. Ốc

C. Ốc sên

D. Trai sông

Lời giải:

Đáp án: A

Mực là một loài động vật có giá trị xuất khẩu cao sang các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước EU (Bồ Đào Nha, Italy…).

Bài 22.32 trang 59 sách bài tập KHTN 6: Đại diện thân mềm nào dưới đây gây hại cho cây trồng?

A. Bạch tuộc

B. Ốc bươu vàng

C. Mực

D. Con sò

Lời giải:

Đáp án: B

- Cây lúa giai đoạn mạ non là thức ăn ưa thích của ốc bươu vàng. Chúng cắn đứt gốc cây mạ hay lúa non rồi nhai thân hoặc lá non, làm trụi cả đám mạ.

- Ốc càng lớn tác hại càng mạnh: một con ốc kích thước bằng hạt ngô một ngày ăn hết 5 – 9 dảnh lúa; con ốc kích thước bằng quả bóng bàn một ngày có thể ăn 12 – 14 dảnh lúa.

Bài 22.33 trang 60 sách bài tập KHTN 6: Bạch tuộc và ốc sên có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều được xếp chung vào ngành thân mềm vì cả hai đều có đặc điểm nào sau đây?

A. Có giá trị thực phẩm

B. Có vỏ cứng bao bọc cơ thể

C. Có cơ thể mềm, không phân đốt

D. Di chuyển được

Lời giải:

Đáp án: C

Bạch tuộc và ốc sên cùng được xếp vào ngành thân mềm vì chúng có đặc điểm chung là có cơ thể mềm, không phân đốt.

Bài 22.34 trang 60 sách bài tập KHTN 6: Ở các chợ địa phương em có các loài thân mềm nào được bán làm thực phẩm? Loài nào có giá trị xuất khẩu?

Lời giải:

- Các loài thân mềm được bán làm thực phẩm ở địa phương gồm: trai, ngao, sò, ốc, hến, mực,…

- Các loài thân mềm có giá trị xuất khẩu là: mực, bạch tuộc, sò huyết,…

Bài 22.35 trang 60 sách bài tập KHTN 6: Ốc sên và ốc bươu vàng là những loài gây hại cho cây trồng. Làm thế nào để hạn chế sự phá hoại của các động vật này?

Lời giải:

Để hạn chế sự phá hoại của ốc sên và ốc bươu vàng, chúng ta cần bắt và tiêu diệt chúng ở các giai đoạn từ trứng đến trưởng thành.

Bài 22.36 trang 60 sách bài tập KHTN 6: Những đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của ngành chân khớp?

(1) Có bộ xương ngoài bằng chất kitin

(2) Cơ thể mềm, hình dạng khác nhau

(3) Các chân phân đốt, có khớp động

(4) Không có khả năng di chuyển

A. (1), (2)              B. (3), (4)              C. (1), (3)              D. (2), (4)

Lời giải:

Đáp án: C

 Các đặc điểm chung của ngành chân khớp là:

- Các chân phân đốt, có khớp động với nhau

- Có bộ xương ngoài bằng chất kitin

Bài 22.37 trang 60 sách bài tập KHTN 6: Tôm và cua đều được xếp vào động vật ngành chân khớp vì cả hai đều

A. sống ở dưới nước, có khả năng di chuyển nhanh

B. có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động

C. có số lượng cá thể nhiều và có giá trị thực phẩm

D. là các động vậ không xương sống, sống ở nước

Lời giải:

Đáp án: B

Tôm và cua đều được xếp vào ngành chân khớp vì có các đặc điểm của ngành chân khớp như có bộ xương ngoài bằng kitin, các chân phân đốt, khớp động với nhau.

Bài 22.38 trang 60 sách bài tập KHTN 6: Châu chấu khác nhện ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Có bộ xương ngoài bằng chất kitin

B. Các chân phân đốt, có khớp động

C. Có vai trò quan trọng trong thực tiễn

D. Có hai đôi cánh

Lời giải:

Đáp án: D

Châu chấu có 2 đôi cánh nhưng nhện thì không có đôi nào.

Bài 22.39 trang 60 sách bài tập KHTN 6: Những đại diện nào dưới đây thuộc ngành Chân khớp?

A. Ong, ruồi, ve sầu, bọ ngựa

B. Nhện, tôm, sò huyết, mực

C. Cua, bạch tuộc, châu chấu, sứa

D. Tôm, mực, cua, cá

Lời giải:

Đáp án: A

- Sò huyết, mực, bạch tuộc thuộc ngành thân mềm

- Sứa thuộc ngành ruột khoang

- Cá thuộc ngành động vật có xương sống

Bài 22.40 trang 61 sách bài tập KHTN 6: Động vật chân khớp nào dưới đây có ích trong việc thụ phấn cho cây trồng?

A. Ong mật

B. Ve sầu

C. Bọ ngựa

D. Châu chấu

Lời giải:

Đáp án: A

Trong quá trình lấy phấn và mật hoa, phân hoa sẽ dính lên thân của ong và trong quá trình di chuyển từ bông hoa này sang bông hoa khác ong sẽ giúp thụ phấn cho cây.

Bài 22.41 trang 61 sách bài tập KHTN 6: Động vật chân khớp nào dưới đây là vật lây truyền bệnh nguy hiểm cho con người?

A. Mọt ẩm

B. Ve sầu

C. Muỗi

D. Tôm

Lời giải:

Đáp án: C

Muỗi là sinh vật trung gian gây bệnh lây truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho người như: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản,…

Bài 22.42 trang 61 sách bài tập KHTN 6: Động vật chân khớp nào dưới đây phá hoại mùa màng?

A. Ruồi

B. Ve bò

C. Nhện

D. Châu chấu

Lời giải:

Đáp án: D

Châu chấu ăn lá cây lương thực, thực phẩm dẫn đến thiệt hại lớn cho người nông dân.

Bài 22.43 trang 61 sách bài tập KHTN 6: Để bảo vệ mùa màng, tăng năng suất cây trồng phải tiêu diệt sâu hại ở giai đoạn nào dưới đây?

A. Giai đoạn bướm

B. Giai đoạn sâu non

C. Giai đoạn nhộng

D. Giai đoạn trứng

Lời giải:

Đáp án: D

Sâu non là sâu hại ăn lá cây nên cần phải tiêu diệt chúng từ giai đoạn còn trong trứng mới có thể bảo vệ được mùa màng và tăng năng suất cây trồng.

Bài 22.44 trang 61 sách bài tập KHTN 6: Chân khớp không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đa dạng về môi trường sống

B. Số lượng loài ít

C. Đa dạng về lối sống

D. Đa dạng về hình thái

Lời giải:

Đáp án: B

Ước tính có khoảng 1.170.000 loài động vật chân khớp đã được miêu tả, và chúng chiếm hơn 80% tất cả các loài động vật còn sống đã được biết đến trên Trái Đất.

Bài 22.45 trang 61 sách bài tập KHTN 6: Kể tên một số động vật ngành chân khớp có ở địa phương em và nêu lợi ích hoặc tác hại của chúng.

Lời giải:

Tên động vật

Lợi ích/ Tác hại

Bướm

- Thụ phấn cho cây

- Gây hại cho cây khi ở giai đoạn sâu non

Tôm sú

- Cung cấp thực phẩm

- Có giá trị xuất khẩu cao

Ong mật

- Thụ phấn cho cây

- Cung cấp mật ong, sáp ong, sữa ong chúa…

Bọ ngựa

- Tiêu diệt côn trùng gây hại

Cua

- Cung cấp thực phẩm

Bài 22.46 trang 61 sách bài tập KHTN 6: Nêu một số biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường ở địa phương em.

Lời giải:

- Bảo vệ các loài sâu bọ có ích

- Sử dụng thiên địch hoặc các biện pháp cơ giới để tiêu diệt sâu bọ có hại

- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại

Bài 22.47 trang 61 sách bài tập KHTN 6: Lập bảng về các ngành động vật không sống theo mẫu sau:

Ngành động vật không xương sống

Đặc điểm nhận biết

Đại diện

Vai trò và tác hại

Ruột khoang

 

 

 

Các ngành Giun

 

 

 

Thân mềm

 

 

 

Chân khớp

 

 

 

 

Lời giải:

Ngành động vật không xương sống

Đặc điểm nhận biết

Đại diện

Vai trò và tác hại

Ruột khoang

Cơ thể đối xứng tỏa tròn, chỉ có một lỗ miệng

Sứa, thủy tức

- Làm thức ăn cho con người

- Cung cấp nơi ẩn náu cho động vật khác

- Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo ở biển

- Một số loài gây hại

Các ngành Giun

Cơ thể dài, đối xứng hai bên; phân biệt đầu, thân

Giun đất, sán lá gan

- Làm tơi xốp đất, làm thức ăn cho gia súc, gia cầm

- Một số loài giun khác có hại cho người và động vật

Thân mềm

- Cơ thể mềm, không phân đốt

- Đa số các loài có lớp vỏ cứng bao bên ngoài cơ thể

Trai, ốc, sò

- Làm thức ăn cho con người

- Lọc sạch nước bẩn

- Ốc sên gây hại cho cây trồng

Chân khớp

- Có bộ xương ngoài bằng kitin

- Các chân phân đốt, có khớp động

Tôm, cua

- Làm thức ăn cho con người

- Thụ phấn cho cây trồng

- Có loài gây hại cho cây trồng

- Là vật trung gian truyền bệnh

Lý thuyết Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống

I. Đặc điểm nhận biết động vật không xương sống

- Đặc điểm của động vật không xương sống đó là không có xương sống.

- Động vật không xương sống bao gồm nhiều ngành: Ruột khoang, các ngành Giun, Thân mềm, Chân khớp,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống | Cánh diều

II. Sự đa dạng động vật không xương sống

1. Ngành Ruột khoang

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống | Cánh diều

- Động vật ngành Ruột khoang có cơ thể đối xứng tỏa tròn

- Đại diện: thủy tức, sứa…

- Động vật Ruột khoang có thể làm thức ăn cho con người, cung cấp nơi ẩn nấp cho các động vật khác

- Nhiều loài tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo ở biển

- Tuy nhiên, một số loài gây hại cho động vật và con người

2. Các ngành Giun

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống | Cánh diều

- Giun là động vật không xương sống, cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân.

- Giun có thể sống kí sinh ở cơ thể sinh vật hoặc sống tự do.

- Một số loài giun có vai trò trong nông, lâm nghiệp như:

+ Làm tơi xốp đất

+ Làm thức ăn cho gia xúc, gia cầm

+ Làm thức ăn cho con người

- Một số loài giun khác có hại cho người và động vật

3. Ngành Thân mềm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống | Cánh diều

- Cơ thể mềm, không phân đốt

- Có vỏ cứng bao ngoài cơ thể

- Có số loài lớn, đa dạng về kích thước và môi trường sống

- Nhiều loài có lợi cho cuộc sống như làm thức ăn, lọc sạch nước bẩn,… nhưng cũng có một số loài gây hại cho cây trồng.

4. Ngành chân khớp

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống | Cánh diều

- Có bộ xương ngoài bằng kitin

- Các chân phân đốt, có khớp động

- Có số lượng đa dạng nhất trong các loài động vật

- Nhiều chân khớp làm thức ăn, thụ phấn cho cây… nhưng cũng có nhiều loài gây hại cho cây trồng, lây truyền các bệnh nguy hiểm cho con người.

                   

Đánh giá

0

0 đánh giá