Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội. Từ đó, xác định bộ nhiễm sắc thể trong tế bào soma và giao tử của một số loài ở Bảng 41.1

215

Với giải bài tập Hình thành kiến thức mới 3 trang 171 Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 41: Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN 9 Bài 41: Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể

Hình thành kiến thức mới 3 trang 171 KHTN 9: Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội. Từ đó, xác định bộ nhiễm sắc thể trong tế bào soma và giao tử của một số loài ở Bảng 41.1.

Bảng 41.1. Số lượng nhiễm sắc thể ở một số loài

Loài

Số lượng nhiễm sắc thể

Loài

Số lượng nhiễm sắc thể

2n

n

2n

n

Người

46

?

Nấm men

?

17

Ruồi giấm

?

4

Đậu hà lan

?

7

Tinh tinh

48

?

Ngô

?

10

78

?

Cỏ tháp bút

216

?

Chuột nhắt

?

20

Cải bắp

18

?

Trả lời:

- Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội:

Bộ NST đơn bội

(Kí hiệu: n)

Bộ NST lưỡng bội

(Kí hiệu: 2n)

- Tồn tại trong nhân của tế bào giao tử.

- Tồn tại trong nhân tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

- Có số lượng NST giảm đi một nửa so với bộ NST lưỡng bội (chứa n NST).

- Có số lượng NST gấp đôi bộ NST đơn bội (chứa 2n NST).

- NST tồn tại thành từng chiếc và chỉ xuất phát từ 1 nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ.

- NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (chứa 2 chiếc của mỗi cặp NST tương đồng).

- Gene tồn tại thành từng chiếc alen.

- Gene tồn tại thành từng cặp alen.

- Hoàn thành bảng 41.1:

Bảng 41.1. Số lượng nhiễm sắc thể ở một số loài

Loài

Số lượng nhiễm sắc thể

Loài

Số lượng nhiễm sắc thể

2n

n

2n

n

Người

46

23

Nấm men

34

17

Ruồi giấm

8

4

Đậu hà lan

14

7

Tinh tinh

48

24

Ngô

20

10

78

39

Cỏ tháp bút

216

108

Chuột nhắt

40

20

Cải bắp

18

9

Đánh giá

0

0 đánh giá