SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 35 (Chân trời sáng tạo): Lực và biểu diễn lực

4.6 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực

Bài 35.1 trang 111 sách bài tập KHTN 6: Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?

A. Đọc một trang sách.

B. Kéo một gàu nước. 

C. Nâng một tấm gỗ.

D. Đầy một chiếc xe.

Lời giải:

Hoạt động không cần dùng đến lực: Đọc một trang sách.

Các hoạt động khác đều cần dùng đến lực như:

B. Kéo một gàu nước: Con người đã tác dụng một lực kéo lên gàu nước.

C. Nâng một tấm gỗ: Con người đã tác dụng một lực nâng lên tấm gỗ.

D. Đầy một chiếc xe: Con người đã tác dụng một lực đẩy lên chiếc xe.

Chọn đáp án A.

Bài 35.2 trang 111 sách bài tập KHTN 6: Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do

A. lực của chân đẩy bạn đó nhảy lên.

B. lực của đất tác dụng lên chân bạn đó.

C. chân bạn đó tiếp xúc với đất.

D. lực của đất tác dụng lên dây.

Lời giải:

Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do: lực đẩy của đất tác dụng lên chân bạn đó.

Chọn đáp án B.

Bài 35.3 trang 111 sách bài tập KHTN 6: Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó

A. lò xo tác dụng vào vật một lực đẩy. 

B. vật tác dụng vào lò xo một lực nén. 

C. lò xo tác dụng vào vật một lực nén.

D. vật tác dụng vào lò xo một lực kéo.

Lời giải:

Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó vật tác dụng vào lò xo một lực kéo làm lò xo bị dãn ra.

Chọn đáp án D.

Bài 35.4 trang 111 sách bài tập KHTN 6: Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quả bóng sẽ

A. không thay đổi.

B. tăng dần. 

C. giảm dần.

D. tăng dần hoặc giảm dần. 

Lời giải:

Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quả bóng sẽ tăng dần hoặc giảm dần. 

Ví dụ:

- Bóng đang chuyển động trên sân, lực cản của cỏ trên sân tác dụng lên quả bóng làm bóng chuyển động chậm dần.

- Bóng đang chuyển động trên sân, một cầu thủ chạy theo đá nối. Lực của cầu thủ này tác dụng lên quả bóng làm bóng chuyển động nhanh dần.

Chọn đáp án D. 

Bài 35.5 trang 111 sách bài tập KHTN 6: Khi người thợ đóng đinh vào tường thì lực nào đã làm đinh cắm vào tường?

Lời giải:

Khi người thợ đóng đinh vào tường thì búa đã tác dụng một lực đẩy vào đinh làm đinh cắm vào tường.

Bài 35.6 trang 111 sách bài tập KHTN 6: Lựa chọn các từ sau: lực kéo, lực nén, lực đẩy và điền vào chỗ trống:

a) Bạn An đã tác dụng vào thước nhựa một ... làm thước nhựa bị uốn cong. 

b) Để nâng tấm bê tông lên, cần cẩu đã tác dụng vào tấm bê tông một ... 

c) Đầu tàu đã tác dụng vào toa tàu một ...

d) Gió đã tác dụng vào dù của người nhảy dù một ...

Lời giải:

a) lực nén.

b) lực kéo.

c) lực kéo.

d) lực đẩy.

Bài 35.7 trang 111 sách bài tập KHTN 6: Biểu diễn các lực sau với tỉ xích 1 cm ứng với 2 N.

a) Lực F1 có phương ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 4 N. 

b) Lực F2 có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, độ lớn 2N.

c) Lực F3 có phương hợp với phương ngang một góc 450, chiều từ trái sang phải, hướng lên trên, độ lớn 6 N.

Lời giải:

a) Vec tơ lực F1 có đặc điểm:

- Điểm đặt: tại mép hoặc trọng tâm vật

- Phương: nằm ngang

- Chiều: từ trái sang phải

- Độ lớn: 4 N ứng với 2cm theo tỉ xích 1 cm ứng với 2 N.

được biểu diễn như hình dưới đây:

Bài 35: Lực và biểu diễn lực 

b) Vec tơ lực F2 có đặc điểm:

- Điểm đặt: tại mép hoặc trọng tâm vật

- Phương: thẳng đứng

- Chiều: từ trên xuống dưới

- Độ lớn: 2 N ứng với 1cm theo tỉ xích 1 cm ứng với 2 N.

được biểu diễn như hình dưới đây:

Bài 35: Lực và biểu diễn lực

c) Vec tơ lực F3 có đặc điểm:

- Điểm đặt: tại mép hoặc trọng tâm vật

- Phương: hợp với phương ngang một góc 450

- Chiều: hưởng lên trên

- Độ lớn: 6 N ứng với 3 cm theo tỉ xích 1 cm ứng với 2 N.

được biểu diễn như hình dưới đây:

Bài 35: Lực và biểu diễn lực

Bài 35.8 trang 112 sách bài tập KHTN 6: Nêu hướng và độ lớn các lực trong hình vẽ sau, cho tỉ lệ xích 1 cm ứng với 10 N.

Bài 35: Lực và biểu diễn lực

Lời giải:

a) Lực tác dụng vào vật A có:

- hướng: nằm ngang và từ trái sang phải.

- độ lớn: 30 N ứng với 3cm vì 1cm ứng với 10N.

b) Lực tác dụng vào vật B có:

- hướng: thẳng đứng và từ dưới lên trên

- độ lớn: 20 N ứng với 2cm vì 1 cm ứng với 10N.

Lý thuyết Bài 35: Lực và biểu diễn lực

1. Lực

  - Lực là sự đẩy hoặc sự kéo của vật này lên vật khác. Lực được kí hiệu bằng chữ F.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực | Chân trời sáng tạo

Người tác dụng lực kéo lên thùng hàng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực | Chân trời sáng tạo

Người tác dụng lực đẩy lên ô tô.

- Mỗi lực có độ lớn và hướng xác định.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực | Chân trời sáng tạo

Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày.  - Lực kéo có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.

- Độ lớn của lực kéo bằng 50 N.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực | Chân trời sáng tạo

Cậu bé tác dụng lực kéo lên cánh cung. - Lực kéo có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.

- Độ lớn của lực kéo bằng 20 N.

2. Biểu diễn lực

   - Mỗi lực được biểu diễn bằng mũi tên có:

+ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (còn gọi là điểm đặt của lực).

+ Hướng (phương và chiều) cùng hướng với sự kéo hoặc đẩy (cùng hướng với lực tác dụng).

+ Chiều dài biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích cho trước.

Ví dụ: 

  Biểu diễn lực nâng thùng hàng theo phương thẳng đứng có độ lớn 100N, quy ước 1 cm ứng với 50 N như sau:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực | Chân trời sáng tạo

Điểm đặt: tại mép vật.

- Phương: thẳng đứng.

- Chiều: từ dưới lên trên.

- Độ lớn: 100N (mũi tên dài 2 cm).

Đánh giá

0

0 đánh giá